Hành vi ngược đãi bố mẹ là một hành vi vừa vi phạm về pháp luật vừa vi phạm về đạo đức con người. Thủ tục tố cáo (khởi kiện) hành vi ngược đãi bố mẹ được thực hiện như sau:
Mục lục bài viết
- 1 1. Chuẩn bị hồ sơ tố cáo (khởi kiện) hành vi ngược đãi bố mẹ:
- 2 2. Nộp hồ sơ tố cáo (khởi kiện) hành vi ngược đãi bố mẹ:
- 3 3. Thụ lý tố cáo (khởi kiện) hành vi ngược đãi bố mẹ:
- 4 4. Xác minh nội dung tố cáo (khởi kiện) hành vi ngược đãi bố mẹ:
- 5 5. Kết luận nội dung tố cáo:
- 6 6. Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo:
1. Chuẩn bị hồ sơ tố cáo (khởi kiện) hành vi ngược đãi bố mẹ:
Hành vi ngược đãi bố mẹ là một trong những hành vi vi phạm đạo đức con người, vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội và vi phạm pháp luật. Khi có hành vi ngược đãi bố mẹ thì người bị ngược đãi hoặc thân nhân của người bị ngược đãi (ví dụ như những người con/cháu của người bị ngược đãi,…) hoàn toàn có thể trực tiếp đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để tố cáo về hành vi ngược đãi bố mẹ hoặc tố cáo bằng phương thức nộp đơn tố cáo kèm theo những bằng chứng, chứng cứ chứng minh hành vi ngược đãi bố mẹ (ví dụ như bản camera ghi lại những hành vi ngược đãi bố mẹ, bệnh án,…).
Trong đơn tố cáo (khởi kiện) hành vi ngược đãi bố mẹ phải có những nội dung sau:
– Ngày, tháng, năm tố cáo hành vi ngược đãi bố mẹ;
– Cơ quan nhận đơn tố cáo hành vi ngược đãi bố mẹ: theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì cơ quan nhận đơn tố cáo hành vi ngược đãi bố mẹ là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
– Thông tin của người tố cáo, bao gồm những thông tin sau:
+ Đầy đủ họ tên của người tố cáo hành vi ngược đãi bố mẹ;
+ Giấy tờ chứng minh nhân dân/căn cước công dân của người tố cáo hành vi ngược đãi bố mẹ;
+ Địa chỉ của người tố cáo hành vi ngược đãi bố mẹ;
+ Số điện thoại của người tố cáo hành vi ngược đãi bố mẹ;
+ Địa chỉ email (nếu có) của người tố cáo hành vi ngược đãi bố mẹ.
– Thông tin của người bị tố cáo có hành vi ngược đãi bố mẹ: các thông tin tương tự với người tố cáo đã nêu trên.
– Nêu rõ tên hành vi vi phạm. Ví dụ, anh Nguyễn Văn A đã có hành vi ngược đãi bố mẹ.
+ Nội dung cụ thể của sự việc mà người bị tố cáo ngược đãi bố mẹ đã thực hiện (nêu tóm tắt diễn biến hành vi ngược đãi bố mẹ); hành vi ngược đãi bố mẹ đã xâm phạm quyền và lợi ích gì. Ví dụ: xuyên suốt thời gian từ ngày 14/01/2023 đến ngày 15/05/2023 (thời gian bà Nguyễn Thị B về ở với con trai đẻ và con dâu của mình là anh Nguyễn Văn A và bà Đào Thị C) bà Nguyễn Thị B đã bị con trai của mình là Nguyễn Văn A và con dâu là Đào Thị C ngược đãi kể cả về thể xác lẫn tinh thần. Cụ thể, kể từ ngày 14/01/2023 bà B thường xuyên bị hai người con của mình nhiếc móc (có những lời nói đay nghiến, chửi bới, nói bà B là “đồ ăn bám”, có những lời văn tục,..); một ngày chỉ cho bà B ăn một bữa cơm là bữa trưa (đồ ăn không tử tế); không cho bà B ra ngoài mà giữ bà B ở nhà; không cho bà B tiếp xúc với người khác;..
+ Nêu căn cứ pháp lý xác định hành vi. Ví dụ, căn cứ mục 7.1 tại Thông tư liên tịch
+ Chứng minh thiệt hại xảy ra. Ví dụ, những hành vi ngược đãi của anh A và chị C đã khiến cho bà B bị thiệt hại về cả thể chất lẫn tinh thần
+ Ghi rõ những tài liệu, chứng cứ kèm theo (bệnh án của người bị ngược đãi, camera,..)
+ Người tố cáo hành vi ngược đãi bố mẹ phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.
2. Nộp hồ sơ tố cáo (khởi kiện) hành vi ngược đãi bố mẹ:
Người tố cáo hành vi ngược đãi bố mẹ thực hiện nộp hồ sơ đã chuẩn bị nêu trên đến cơ quan chức năng có thẩm quyền bằng một trong các phương thức nộp hồ sau:
– Nộp hồ sơ tố cáo (khởi kiện) hành vi ngược đãi bố mẹ trực tiếp đến cơ quan chức năng có thẩm quyền
– Nộp hồ sơ tố cáo (khởi kiện) hành vi ngược đãi bố mẹ qua đường bưu điện.
Cơ quan chức năng có thẩm quyền nhận đơn tố cáo (khởi kiện) hành vi ngược đãi bố mẹ bao gồm những cơ quan sau:
– Cơ quan công an các cấp;
– Viện kiểm sát nhân dân các cấp;
– Tòa án;
– Cơ quan báo chí,…
3. Thụ lý tố cáo (khởi kiện) hành vi ngược đãi bố mẹ:
Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo (khởi kiện) hành vi ngược đãi bố mẹ khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 23 Luật Tố cáo 2018;
– Người tố cáo hành vi ngược đãi bố mẹ có đủ năng lực hành vi dân sự;
– Nếu người tố cáo hành vi ngược đãi bố mẹ không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật;
– Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo hành vi ngược đãi bố mẹ;
– Nội dung tố cáo (khởi kiện) hành vi ngược đãi bố mẹ có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo hành vi ngược đãi bố mẹ, người giải quyết tố cáo hành vi ngược đãi bố mẹ có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo hành vi ngược đãi bố mẹ và thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo hành vi ngược đãi bố mẹ biết.
4. Xác minh nội dung tố cáo (khởi kiện) hành vi ngược đãi bố mẹ:
– Người giải quyết tố cáo (khởi kiện) hành vi ngược đãi bố mẹ tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh về nội dung tố cáo hành vi ngược đãi bố mẹ (gọi chung là người xác minh nội dung tố cáo).
– Người xác minh nội dung tố cáo hành vi ngược đãi bố mẹ phải tiến hành các biện pháp cần thiết để thu thập thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung tố cáo hành vi ngược đãi bố mẹ. Lưu ý rằng, thông tin, tài liệu thu thập khi xác minh nội dung tố cáo (khởi kiện) hành vi ngược đãi bố mẹ phải được ghi chép thành văn bản, khi cần thiết thì lập thành biên bản, được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc tố cáo hành vi ngược đãi bố mẹ.
– Trong quá trình xác minh hành vi ngược đãi bố mẹ, người xác minh nội dung tố cáo phải tạo điều kiện để người bị tố cáo hành vi ngược đãi bố mẹ giải trình, đưa ra các chứng cứ để chứng minh tính đúng, sai của nội dung cần xác minh.
– Người xác minh nội dung tố cáo hành vi ngược đãi bố mẹ được thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo phân công của người giải quyết tố cáo.
– Kết thúc việc xác minh nội dung tố cáo, người được giao xác minh hành vi ngược đãi bố mẹ phải có văn bản báo cáo người giải quyết tố cáo về kết quả xác minh nội dung tố cáo hành vi ngược đãi bố mẹ và kiến nghị biện pháp xử lý.
5. Kết luận nội dung tố cáo:
– Căn cứ vào nội dung tố cáo hành vi ngược đãi bố mẹ, giải trình của người bị tố cáo hành vi ngược đãi bố mẹ và kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan thì người giải quyết tố cáo hành vi ngược đãi bố mẹ ban hành kết luận nội dung tố cáo.
– Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo hành vi ngược đãi bố mẹ, người giải quyết tố cáo phải gửi kết luận nội dung tố cáo hành vi ngược đãi bố mẹ đến người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo hành vi ngược đãi bố mẹ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; thông báo về kết luận nội dung tố cáo đến người tố cáo.
6. Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo:
Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo hành vi ngược đãi bố mẹ, người giải quyết tố cáo căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo tiến hành việc xử lý như sau:
– Trường hợp kết luận người bị tố cáo hành vi ngược đãi bố mẹ không vi phạm pháp luật thì khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo.
– Trường hợp kết luận người bị tố cáo hành vi ngược đãi bố mẹ vi phạm pháp luật thì áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
–Trường hợp hành vi hành vi ngược đãi bố mẹ của người bị tố cáo có dấu hiệu của tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc đến cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật (Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền).
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả xử lý thì cơ quan, tổ chức, cá nhân pháp luật quy định có thẩm quyền xử lý kiến nghị trong kết luận nội dung tố cáo hành vi ngược đãi bố mẹ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người giải quyết tố cáo về kết quả xử lý.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự 2015.