Khái niệm quản lý thi hành tạm giữ, tạm giam? Thủ tục khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam?
Trong quá trình quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam thì không thể không tránh khỏi những sự sai xót và điều này dẫn đến việc khiếu nại. Việc khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam nhằm bảo đảm về quyền và lợi ích hợp pháp của những người khiếu nại theo quy định của pháp luật. Vậy thủ tục khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: ” Thủ tục khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ tạm giam”
Luật sư
– Cơ sở pháp lý: Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm quản lý thi hành tạm giữ, tạm giam
– Theo quy định của pháp luật thì các biện pháp ngăn chặn là một trong những chế định pháp lý quan trọng có ý nghĩa to lớn trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Hai trong số những biện pháp ngăn chặn có ý nghĩa quan trọng nhất đó là tạm giữ và tạm giam. Việc nhận thức thống nhất, đồng thời các quy định và áp dụng đúng đắn các biện pháp ngăn chặn nói chung hay biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam nói riêng là bảo đảm cần thiết cho việc thực hiện tốt các nhiệm vụ của TTHS để phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
– Biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam chứa đựng mục đích là ngăn chặn tội phạm, không để người thực hiện hành vi phạm tội gây khó khăn cản trở hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và chấp hành bản án hình sự, đồng thời nó còn có tác động ảnh hưởng rất lớn đến quyền và nghĩa vụ của công dân.
+ Tạm giữ được hiểu là biện pháp ngăn chặn áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thủ, đầu thủ hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã để cách ly họ với xã hội trong thời gian cần thiết nhằm ngăn chặn người đó tiếp tục phạm tội, cản trở điều tra và xác định sự liên quan của người này đối với tội phạm. Cũng theo Điều 117
+ Tạm giam là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do những người có thẩm quyền của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,
Có thể hiểu tạm giữ, tạm giam là những biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc
– Biện pháp ngăn chặn là một loại biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự do các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) áp dụng đối với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.. khi các cơ quan, người có thẩm quyền này có căn cứ cho rằng những người này sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử, giải quyết vụ án hình sự. Các biện pháp ngăn chặn là những biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất, gây tác động, ảnh hưởng nhất định đến các quyền và lợi ích của đương sự, thậm chí hạn chế một số quyền, hạn chế tự do… đối với người bị áp dụng.
– Như vậy, ngoài mục đích chung, thống nhất là ngăn chặn không để người bị buộc tội có điều kiện tiếp tục phạm tội hoặc có hành vi gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án thì ở mỗi giai đoạn tố tụng nhất định, việc áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam còn có mục đích riêng nhằm bảo đảm thực hiện tốt chức năng tó tụng của cơ quan áp dụng. Việc tạm giữ, tạm giam đối với người bị buộc tội tạo điều kiện thuận lợi cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can vào bất cứ khi nào nếu thấy cần thiết mà không phải triệu tập nhiều lần, đồng thời cũng giúp cho việc quản lý, giám sát bị can được chặt chẽ.
2. Thủ tục khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam.
– Tại Điều 44 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam, theo đó:
+ Về chủ thể khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam: pháp luật quy định về chủ thể khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam bao gồm: người bị tạm giữ, người bị tạm giam và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan theo quy định của pháp luật. Theo đó, nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì những chủ thể này có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định về khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
– Về thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam: pháp luật quy định những chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam bao gồm: (1) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam của cơ quan, người có thẩm quyền thuộc trách nhiệm kiểm sát của mình theo quy định của pháp luật, (2) Cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam nhận được đơn khiếu theo quy định của pháp luật thì phải chuyển khiếu nại của người bị tạm giữ, người bị tạm giam cho Viện kiểm sát nhân dân trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được khiếu nại.
+ Về thời hiệu khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam: bao gồm có khiếu nại lần đầu và khiếu nại lần tiếp theo. Đối với khiếu nại lần đầu thì thời hiện khiếu nại thì thời hiệu là bao mươi ngày kể từ ngày nhận hoặc biết được quyết định, hành vi trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam mà người khiếu nại cho rằng có vi phạm pháp luật. Đối với khiếu nại lần tiếp theo thì thời hiệu khiếu nại là mười lăm ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền.
* Lưu ý: thời hiệu khiếu nại trong quản lý thi hành tạm giữ, tạm giam sẽ không được tính đối với trường trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai, đi công tác, học tập ở xa hoặc vì trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại theo quy định của pháp luật.
– Tại Điều 45 Luật thi hành án tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về những trường hợp khiếu nại về quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam không được thụ lý giải quyết, theo đó đối với những trường hợp sau thì sẽ khiếu nại về quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam không được thụ lý giải quyết như sau:
+ Trường hợp 1: Trường hợp khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại đối với những quyết định, hành vi.
+ Trường hợp 2: Trường hợp người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp, trừ trường hợp người khiếu nại là người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
+ Trường hợp 3: Trường hợp trong người đại diện không có giấy tờ chứng minh về việc đại diện hợp pháp của mình
+ Trường hợp 4: Trường hợp thời hiệu khiếu nại đã hết.
+ Trường hợp 5: Trường hợp việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.