Quyết định đưa vụ án ra xét xử được xem là văn bản tố tụng thể hiện các chi tiết cơ bản liên quan đến quá trình xét xử vụ án trong giai đoạn phúc thẩm hoặc sơ thẩm. Dưới đây là quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục khiếu nại đối với quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục khiếu nại quyết định đưa vụ án ra xét xử:
Trước hết, cần phải tìm hiểu quy định của pháp luật về quyết định đưa vụ án ra xét xử. Quyết định đưa vụ án ra xét xử là một trong những vấn đề cơ bản của pháp luật tố tụng dân sự. Căn cứ theo quy định tại Điều 220 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về quyết định đưa vụ án ra xét xử. Cụ thể như sau:
– Quyết định đưa vụ án ra xét xử sẽ bao gồm các nội dung chính theo quy định của pháp luật, cụ thể bao gồm các nội dung cơ bản như sau: Ngày/tháng/năm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, tên tòa ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, vụ án được tòa án đưa ra xét xử, tên và địa chỉ của nguyên đơn, tên và địa chỉ của bị đơn, địa chỉ và tên của các cơ quan tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện căn cứ theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, tên và địa chỉ của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, họ tên của thẩm phán, hội thẩm nhân dân, thông tin cơ bản của thư ký tòa án, họ tên của hội thẩm dự khuyết, thẩm phán dự khuyết, họ tên của kiểm sát viên tham gia vào quá trình xét xử, họ tên của kiểm sát viên dự khuyết, ngày/giờ/tháng/năm/và địa điểm mở phiên tòa xét xử, xét xử công khai hoặc xét xử khép kín, họ tên của những người được triệu tập tham gia phiên tòa đó;
– Quyết định đưa vụ án ra xét xử bắt buộc sẽ cần phải được gửi cho các đương sự và cần phải được gửi cho viện kiểm sát cùng cấp trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày ra quyết định đó;
– Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền đó là viện kiểm sát tham gia vào phiên tòa xét xử căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì tòa án cần phải gửi hồ sơ tài liệu và chứng cứ kèm theo vụ án cùng với quyết định đưa vụ án ra xét xử cho viện kiểm sát cùng cấp, trong khoảng thời gian 15 ngày được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Viện kiểm sát sẽ tiến hành hoạt động nghiên cứu và sau đó trả lại hồ sơ cho tòa án để lưu giữ.
Trong trường hợp nhận thấy quyết định đưa vụ án ra xét xử có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật, xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của mình, các chủ thể hoàn toàn có quyền tiến hành thủ tục khiếu nại đối với quyết định đưa vụ án ra xét xử đó. Trình tự và thủ tục thực hiện hoạt động khiếu nại quyết định đưa vụ án ra xét xử sẽ được thực hiện căn cứ theo quy định tại Điều 319 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ và tài liệu để thực hiện thủ tục khiếu nại đối với quyết định đưa vụ án ra xét xử. Thành phần giấy tờ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình làm việc với cơ quan có thẩm quyền. Các loại giấy tờ và tài liệu cần phải chuẩn bị trong quá trình thực hiện thủ tục khiếu nại đối với quyết định đưa vụ án ra xét xử sẽ bao gồm:
– Đơn khiếu nại đối với quyết định đưa vụ án ra xét xử theo mẫu khiếu nại chung;
– Các tài liệu và giấy tờ, bằng chứng chứng cứ chứng minh tính hợp pháp của khiếu nại đưa vụ án ra xét xử.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Chủ thể có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp này được xác định là chánh án Tòa án nhân dân đã ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Có thể nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính.
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử, các đương sự hoàn toàn có quyền khiếu nại, viện kiểm sát cùng cấp sẽ có quyền kiến nghị với Chánh án tòa án nhân dân đã ra quyết định đưa vụ án ra xét xử đó. Đây được xem là quyền mà pháp luật đã quy định cho các chủ thể để các chủ thể có thể bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình. Đồng thời, trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được khiếu nại quyết định đưa vụ án ra xét xử, Chánh án tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền sẽ cần phải xem xét và ra một trong các quyết định sau đây:
– Giữ nguyên quyết định đưa vụ án ra xét xử;
– Hủy quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn, sau đó chuyển vụ án đó sang giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự thông thường.
Bước 4: Quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định đưa vụ án ra xét xử của Chánh án tòa án được xem là quyết định cuối cùng, cần phải gửi quyết định giải quyết khiếu nại đó ngay cho các đương sự và viện kiểm sát cùng cấp.
2. Quyền của người khiếu nại trong thủ tục khiếu nại quyết định đưa vụ án ra xét xử:
Căn cứ theo quy định tại khoản 22 Điều 70 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về việc, đương sự là chủ thể có quyền khiếu nại đối với bản án hoặc quyết định của tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 500 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại. Theo đó, người khiếu nại trong thủ tục khiếu nại đối với quyết định đưa vụ án ra xét xử sẽ có các quyền cơ bản sau đây:
– Quyền tự mình khiếu nại hoặc khiếu nại thông qua người đại diện hợp pháp tại cơ quan có thẩm quyền;
– Có quyền khiếu nại trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án, trong đó bao gồm cả quyết định đưa vụ án ra xét xử;
– Có quyền rút kiếm lại trong bất cứ giai đoạn nào trong quá trình giải quyết khiếu nại;
– Được quyền nhận văn bản trả lời về vấn đề thụ lý quá trình giải quyết khiếu nại đối với quyết định đưa vụ án ra xét xử, có quyền nhận quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định đưa vụ án ra xét xử;
– Được quyền khôi phục quyền lợi hợp pháp khi đã bị xâm phạm, được quyền bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật nếu có thiệt hại xảy ra trên thực tế.
3. Thời hạn mở phiên tòa xét xử vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn:
Căn cứ theo quy định tại Điều 318 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn. Theo đó, trong khoảng thời gian không quá 30 ngày được tính kể từ ngày thụ lý vụ án căn cứ theo quy định tại Điều 195 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, chủ thể có thẩm quyền đó là thẩm phán được phân công giải quyết vụ án sẽ cần phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn, đồng thời mở phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn trong khoảng thời hạn 10 ngày được tính kể từ ngày ra quyết định đó.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 195 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 cũng quy định cụ thể về vấn đề thụ lý vụ án. Theo đó, chủ thể có thẩm quyền đó là thẩm phán sẽ thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho tòa án đầy đủ biên lai thu tiền thực hiện nghĩa vụ tài chính, tiền tạm ứng án phí. Trong trường hợp người khởi kiện được miễn tiền tạm ứng án phí hoặc không cần phải nộp tiền tạm ứng án phí thì thẩm phán sẽ cần phải thụ lý vụ án này sau khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ, giấy tờ, bằng chứng kèm theo đơn đó.
Như vậy có thể nói, phiên tòa xét xử vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn theo quy định của pháp luật sẽ được mở trong khoảng thời gian 10 ngày được tính kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn đó.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
THAM KHẢO THÊM: