Thủ tục khám sức khỏe chuyên khoa tâm thần để làm thủ tục kết hôn với người nước ngoài? Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài? Hồ sơ kết hôn với người nước ngoài? Trình tự đăng ký kết hôn với người nước ngoài?
Cùng với xu hướng phát triển của xã hội thì mối quan hệ của con người cũng ngày càng được mở rộng, nền văn hóa cũng được giao thoa. Do đó vấn đề đăng kí kết hôn với người nước ngoài ngày càng diễn ra nhiều, người Việt ngày càng có xu thế hướng ngoại, không còn xa lạ như trước kia. Tuy nhiên không phải ai lấy chồng nước ngoài cũng biết được những trình tự, thủ tục hay những điều cần biết trước khi muốn đăng kí kết hôn có yếu tố nước ngoài.
Dưới đây là bài phân tích của Luật Dương Gia về trình tự, thủ tục khi đăng ký kết hôn giữa người Việt Nam và người nước ngoài theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến quy định luật hôn nhân hoặc các vấn đề pháp luật khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Tư vấn những vấn đề cần lưu ý khi đăng ký kết hôn với người nước ngoài: 1900.6568
Thứ nhất: Cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ theo quy định pháp luật.
Đây là khâu quan trọng và khó khăn nhất đối với các đôi kết hôn kết hôn mà một bên là người nước ngoài vì nhiều nguyên nhân khác nhau có thể do không biết hồ sơ gồm những gì mà không chuẩn bị đầy đủ hoặc giấy tờ không do cơ quan có thẩm quyền cấp. Chính vì vậy mà không được cơ quan có thẩm quyền đăng kí kết hôn chấp thuận. Do đó để đảm bảo thời gian, không phải đi lại nhiều lần thì cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ trước khi đến cơ quan có thẩm quyền để đăng kí kết hôn bao gồm:
Ví dụ: Đối với bạn ở bên Việt Nam thì cần những giấy tờ sau:
Sổ hộ Khẩu
Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu
Còn đối với bạn ở nước ngoài thì cần chuẩn bị một số giấy tờ mà pháp luật nước bạn đó quy định cũng như pháp luật Việt Nam để đảm bảo cho việc đăng kí kế hôn.
Thứ hai: Nộp hồ sơ đúng cơ quan có thẩm quyền
Đây cũng là một vấn đề mà các bạn có ý định đăng kí kết hôn với người nước ngoài cần phải biết và nắm rõ để tránh trường nộp hồ sơ không đúng cơ quan có thẩm quyền sẽ bị trả hồ sơ về, không được giải quyết. Đối với nước ngoài thì cần tìm hiểu luật của nước đó quy định nộp ở đâu thì bạn nên nộp ở cơ quan đó. Còn đối với Việt Nam kết hôn có yếu tố nước ngoài cơ quan có thẩm quyền đăng kí quy định như sau:
Căn cứ Luật hộ tịch 2014 có quy định thẩm quyền như sau:
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi công dân Việt Nam cư trú có thẩm quyền đăng kí kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú trong nước với công dân Việt Nam định cư nước ngoài, Giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; Công dân Việt Nam có hai quốc tịch.
Như vậy theo quy định trên thì thẩm quyền quyết đăng kí kết hôn khi có yếu tố nước ngoài không phải thẩm quyền cấp xã mà phải là cấp huyện. Nên cần phải đi đúng nơi có thẩm quyền giải quyết.
Tuy nhiên các bạn có thể lựa chọn đăng kí kết hôn ở Việt Nam hoặc nước ngoài. Bạn cần xác định rõ muốn đăng kí kết hôn ở đâu để xác định được hồ sơ cần chuẩn bị cũng như cơ quan có thẩm quyền để giải quyết không phiền phức và mất thời gian.
Thứ ba: Hồ sơ chưa đủ điều kiện pháp lý
Một trong những điều không thể thiếu và quan trọng để thực hiện đăng kí kết hôn có yếu tố nước ngoài mà các bạn cần quan tâm đó là giấy tờ, hồ sơ cần đúng theo quy định pháp luật không thì sẽ không có cơ quan nào giải quyết vấn đề đăng kí kết hôn cho bạn. Những điều cần lưu ý như sau:
+) Cần hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, hồ sơ: Trường hợp này được miễn với một số quốc gia mà Việt Nam có kí công ước miễn hợp pháp hóa lãnh sự còn lại những nước khác đây là quy định bắt buộc để cho giấy tờ của nước ngoài được dùng để đăng kí hôn tại Việt Nam.
+) Dịch thuật và công chứng văn bản: Các giấy tờ nước ngoài dùng để đăng kí hôn tại Việt Nam phải được dịch thuật ra tiếng Việt trước khi nộp hồ sơ đây là điều kiện bắt buộc và ngược lại
+) Nơi chứng thực bản sao giấy tờ: Bạn có thể công chứng giấy tờ tại Ủy ban nhân dân các cấp hoặc văn phòng công chứng được hoạt động theo quy định của pháp luật.
+) Khi thực hiện hồ sơ giấy tờ bạn cần chú ý đến vấn đề thời hạn có hiệu lực của giấy tờ mỗi quốc gia sẽ có những quy định khác nhau. Nên khi làm thủ tục cần xem giấy tờ còn trong thời hạn hay không để đảm bảo đủ yếu tố pháp lý để thực hiện đăng kí kết hôn.
Ví dụ: Thời hạn có giá trị sử dụng “Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân” của Việt Nam là 06 tháng. Nếu hết thời gian này thì sẽ không còn giá trị pháp lý và cần làm lại thủ tục (Nộp lại giấy xác nhận tình trạng hôn nhân và xin cấp lại) Còn đối với giấy tờ nước ngoài thì cần phải phù hợp với pháp luật nước đó.
Dịch vụ của Luật Dương gia:
– Tư vấn về thủ tục: đăng ký kết hôn, giải quyết ly hôn, kết hôn có yếu tố nước ngoài..
– Tư vấn giải quyết hồ sơ đăng kí kết hôn.
– Tư vấn những vấn đề liên quan đến tâm lý, tình cảm trong hôn nhân.
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định của pháp luật về trình tự giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
- 2 2. Thủ tục khám sức khỏe chuyên khoa tâm thần để làm thủ tục kết hôn với người nước ngoài
- 3 3. Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài
- 4 4. Hồ sơ kết hôn với người nước ngoài
- 5 5. Trình tự đăng ký kết hôn với người nước ngoài?
- 6 6. Thủ tục kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài
- 7 7. Hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài mới nhất
- 8 8. Hồ sơ và thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam
1. Quy định của pháp luật về trình tự giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
Trình tự giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn được thực hiện theo quy định tại Điều 31 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và được hướng dẫn như sau:
1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết. Trưởng phòng Phòng Tư pháp chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra và đề xuất của Phòng Tư pháp trong việc giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn.
2. Nếu hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, không thuộc trường hợp từ chối kết hôn đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 33 của Nghị định này thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
3. Căn cứ tình hình cụ thể, khi cần thiết, Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ quy định bổ sung thủ tục phỏng vấn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên và hiệu quả quản lý Nhà nước.
Theo Điều 32 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định về tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn như sau:
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
2. Việc trao, nhận Giấy chứng nhận kết hôn được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 38 của Luật Hộ tịch.
Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị kể từ ngày được ghi vào sổ và trao cho các bên theo quy định tại Khoản này.
3. Trường hợp một hoặc hai bên nam, nữ không thể có mặt để nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì theo đề nghị bằng văn bản của họ, Phòng Tư pháp gia hạn thời gian trao Giấy chứng nhận kết hôn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn. Hết 60 ngày mà hai bên nam, nữ không đến nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hủy Giấy chứng nhận kết hôn đã ký.
Nếu sau đó hai bên nam, nữ vẫn muốn kết hôn với nhau thì phải tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.
2. Thủ tục khám sức khỏe chuyên khoa tâm thần để làm thủ tục kết hôn với người nước ngoài
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đang chuẩn bị hồ sơ kết hôn với người nước ngoài. Theo quy định phải có khám sức khỏe chuyên khoa về tâm thần. Xin cho tôi biết khi khám sức khỏe thì khám ở đâu và phải chuẩn bị những giấy tờ, tài liệu gì?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 38 Luật hộ tịch, hồ sơ đăng kí kết hôn bao gồm cả Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền ở Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
Ở Việt Nam, muốn được khám sức khỏe về tâm thần để được kết hôn, đương sự liên hệ với các bệnh viện chuyên khoa về tâm thần.
Đối với các tỉnh, thành không có bệnh viện chuyên khoa tâm thần thì liên hệ với bệnh viện đa khoa cấp tỉnh để được khám theo chỉ định của Sở Tư pháp.
Thông thường, Giấy tờ nộp cho Bệnh viện bao gồm:
– Tờ khai đăng ký kết hôn bản phô tô;
– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bản phô tô;
– CMND bản chính;
– 4 ảnh (3×4).
3. Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Tóm tắt câu hỏi:
Gửi Luật Dương Gia, mình muốn hỏi tư vấn về thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài và làm khai sinh cho con. Người sẽ kết hôn cùng (chồng) mang quốc tịch Hàn Quốc, hiện đang sống và làm việc ở Việt Nam. Như mình tìm hiểu thì luật pháp Hàn Quốc cho phép khai sinh cho con mang 2 quốc tịch đến năm 18 tuổi thì phải từ bỏ 1 quốc tịch. Như vậy con mình sinh ở Việt Nam có bố là người Hàn Quốc thì có được phép đồng thời làm khai sinh mang 2 quốc tịch không? Cho tôi hỏi thủ tục đăng ký kết hôn thì cần những giấy tờ gì?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài:
– Hồ sơ đăng ký kết hôn quy định tại Điều 30 Nghị định 123/2015/NĐ-CP gồm:
+ Tờ khai đăng kí kết hôn với người nước ngoài, có chữ kí và dán ảnh của 2 bên nam nữ;
+ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của mỗi bên;
+ Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng;
+ Bản sao các giấy tờ để chứng minh nhân thân;
– Trình tự thủ tục giải quyết:
+ Nộp hồ sơ: người yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nộp trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền.
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra, xác minh tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu. Nếu người yêu cầu có đủ điều kiện, việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là phù hợp quy định pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân ký cấp 01 bản Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người có yêu cầu. Nội dung Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải ghi đúng tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu và mục đích sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
+ Nộp hồ sơ: Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết. Trưởng phòng Phòng Tư pháp chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra và đề xuất của Phòng Tư pháp trong việc giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn.
+ Nếu hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, không thuộc trường hợp từ chối kết hôn đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 33 của Nghị định này thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
Trong trường hợp từ chối giải quyết, Uỷ ban nhân dân cấp huyện rõ lý do trong văn bản để thông báo cho người yêu cầu.
+ Căn cứ tình hình cụ thể, khi cần thiết, Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ quy định bổ sung thủ tục phỏng vấn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên và hiệu quả quản lý Nhà nước.
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị kể từ ngày được ghi vào sổ và trao cho các bên theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, việc xác định quốc tịch cho con bạn:
Căn cứ Điều 16 Luật quốc tịch 2008 quy định:
“2. Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam “.
Như vậy, nếu con bạn được sinh tại Việt Nam, cháu sẽ có quốc tịch Việt Nam. Nếu bạn muốn con có hai quốc tịch (Việt Nam và Hàn Quốc), bạn làm thủ tục xin nhập quốc tịch Hàn Quốc cho cháu.
4. Hồ sơ kết hôn với người nước ngoài
Tóm tắt câu hỏi:
Xin luật sư cho hỏi, bạn cháu là người quốc tịch Đức muốn về Việt Nam kết hôn cần Giấy phép lưu trú, bản sao hộ chiếu, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, giấy khám sức khỏe được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật. Cháu muốn hỏi trong Giấy phép lưu trú có mục tình trạng gia đình hiện tại rồi thì có cần phải xin tiếp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không? Cho cháu hỏi, cơ quan ở Đức có cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân như ở Việt Nam hay không? Nếu không đó là loại giấy gì? Hay phải thay bằng giấy tuyên thệ như trong văn bản của Phòng tư pháp quận ban hành? Nếu làm giấy tuyên thệ thì có thể làm ở đâu? Cháu cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Khoản 1 Điều 38 Luật hộ tịch 2014 và hướng dẫn tại Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định hồ sơ đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm:
– Tờ khai đăng ký kết hôn;
– Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch;
– Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài;
– Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu như giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú;
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn của bạn có Giấy phép lưu trú, trên Giấy phép lưu trú có mục tình trạng gia đình hiện tại. Tuy nhiên, bạn của bạn cần phải có Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của cơ quan nước ngoài nơi bạn của bạn cư trú. Theo hướng dẫn tại Điểm b) Khoản 1 Điều 30 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài là giấy do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó.
Như vậy, cơ quan tại Đức có thẩm quyền cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho bạn của bạn, nếu không có giấy tờ này thì bạn của bạn phải hỏi lại cơ quan có thẩm quyền tại Đức về giấy tờ thay thế giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Pháp luật Việt Nam không quy định vấn đề này.
5. Trình tự đăng ký kết hôn với người nước ngoài?
Tóm tắt câu hỏi:
Có thể cho em hỏi 1 số thắc mắc không ạ? Em có nhỏ em muốn lấy chồng đài loan nhưng hiện tại người bạn trai bé ấy đang quen có tiền án bán thuốc lắc bị bắt và ở tù 2 năm..cách đây 7-8 năm trước…vậy bây giờ anh ấy muốn cưới em của em có thể làm thủ tục đi Đài Loan được không ạ? Vì hiện tại cả 2 người trong thời gian tìm hiểu họ yêu nhau rồi…cho em hỏi cả 2 tình nguyện muốn đám cưới thì sau này được lãnh sự quán cấp visa cho cô dâu đi Đài Loan được không ạ???
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 126 Luật hôn nhân gia đình 2014 về kết hôn với người nước ngoài. Đồng thời, theo quy định tại Điều 31 Nghị định 123/2015/NĐ-CP về trình tự đăng ký kết hôn.
Nếu em gái bạn muốn kết hôn với một người Đài Loan thì theo pháp luật Việt Nam thì cả hai người phải đáp ứng được điều kiện kết hôn của mỗi nước, ngoài ra nếu kết hôn tại Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo pháp luật Việt Nam. Khi xem xét nếu đủ điều kiện kết hôn rồi thì hai bên có thể tới phòng tư pháp cấp huyện nơi em gái bạn đang cư trú để làm thủ tục đăng ký kết hôn.
Về việc khi kết hôn em bạn có được đi Đài Loan theo chồng hay không thì còn tùy thuộc việc pháp luật Đài Loan có quy định như thế nào về việc cho phép bạn nhập tịch khi kết hôn với người Đài Loan, chỉ khi nhập tịch được thì em bạn mới có thể sang Đài Loan sinh sống cùng chồng và được hưởng các quyền lợi như một công dân Đài Loan bình thường. Đối với trường hợp cấp visa cũng tương tự, em bạn cần đến lãnh sự quán Đài Loan tại Việt Nam để xin cấp visa sang Đài Loan, trình tự thủ tục cụ thể cũng sẽ được thực hiện theo pháp luật Đài Loan.
6. Thủ tục kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Tóm tắt câu hỏi:
Em và người yêu muốn kết hôn. Người yêu em là người việt nam mới qua Mỹ được 2 năm. Đi theo dạng đoàn tụ, cô ấy vẩn còn quốc tịch Việt Nam nhưng đang sống ở Mỹ. Giờ cô ấy về Việt Nam để kết hôn với em thì làm như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
– Tại Điều 126
Theo đó hồ sơ bao gồm như sau:
+ Tờ khai theo mẫu quy định ;
+ Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình (cả hai bên nam, nữ).
+ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (cả hai bên nam, nữ).
+ Đối với người nước ngoài phải nộp thêm bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu.
Cơ quan nộp hồ sơ: Phòng tư pháp.
7. Hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài mới nhất
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư. Em tên là N, em xin hỏi luật sư là lệ phí đăng kí kết hôn với người Mỹ tại Việt Nam hiện tại là bao nhiêu? Và các thủ tục cũng như hồ sơ mà 2 bên cần phải làm và chuẩn bị theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 với người nước ngoài mới nhất là gì? Tại vì em cũng lên mạng tìm hiểu nhưng các bài viết đã cách đây mấy năm nên em cũng không biết có sự thay đổi nào không? Em xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Theo như bạn trình bày, bạn muốn đăng ký kết hôn với người Mỹ tại Việt Nam, như vậy đây là kết hôn có yếu tố nước ngoài. Thủ tục đăng ký kết hôn thực hiện theo quy định tại Điều 38 Luật hộ tịch 2014 như sau:
– Hồ sơ đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 30 Nghị định 123/2015/NĐ-CP như sau:
+ Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn;
+ Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài là giấy do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó. Nếu giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch chỉ có giá trị 6 tháng, kể từ ngày cấp.
+ Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
+ Chứng minh thư nhân dân của hai bên nam và nữ. Đối với người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú.
+ Ngoài giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều 30 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP; nếu là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó.
– Trình tự đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 31 Nghị định 123/2015/NĐ-CP như sau:
+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết. Trưởng phòng Phòng Tư pháp chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra và đề xuất của Phòng Tư pháp trong việc giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn.
+ Nếu hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, không thuộc trường hợp từ chối kết hôn đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 33 của Nghị định này thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
+ Căn cứ tình hình cụ thể, khi cần thiết, Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ quy định bổ sung thủ tục phỏng vấn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên và hiệu quả quản lý Nhà nước.
– Lệ phí đăng ký kết hôn với người nước ngoài: Theo quy định tại Thông tư 85/2019/TT-BTC, phí này sẽ thu theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi bạn thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn.
8. Hồ sơ và thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào anh chị, Anh chị cho em hỏi để đăng kí kết hôn với người nước ngoài thì cần chuẩn bị hồ sơ gì và thời gian có lâu không ạ? Chi phí dịch vụ chuẩn bị hồ sơ bên mình khoảng bao nhiêu ạ? Bạn trai em là người Canada tháng 11 sẽ về Việt Nam khoảng 2 tháng. Như vậy, có kịp thời gian làm giấy chứng nhận kết hôn không ạ? Em cảm ơn anh chị!
Luật sư tư vấn:
Trong trường hợp bạn và bạn trai bạn sẽ đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì quy định về điều kiện và trình tự, thủ tục kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Hồ sơ đăng ký kết hôn theo được quy định tại Điều 38 Luật Hộ tịch 2014 và Điều 30 Nghị định 123/2015/NĐ-CP. Theo đó, để kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam, bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ sau:
– Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu). Hai bên nam và nữ đều có thể khai chung vào mẫu này.
– Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài. Đây là giấy do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng. Trong trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó.
– Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
Nếu giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế chỉ có giá trị 6 tháng, kể từ ngày cấp.
– Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước, hộ chiếu hoặc giấy tờ có dán ảnh và thông tin cá nhân của hai bên nam và nữ. Đối với người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình thì có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú.
– Ngoài giấy tờ quy định trên, nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn theo quy định. Nếu là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó.
Luật sư
Điều 31 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về trình tự đăng ký kết hôn. Cụ thể:
– Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày làm việc, Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết. Trưởng phòng Phòng Tư pháp chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra và đề xuất của Phòng Tư pháp trong việc giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn. Nếu hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, không thuộc trường hợp từ chối kết hôn đăng ký kết hôn theo quy định thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
Ngoài ra, Thông tư 85/2019/TT-BTC quy định về lệ phí đăng ký kết hôn với người nước ngoài thì phí này sẽ thu theo quyết định của địa phương nơi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn.
Như vậy, bạn muốn kết hôn với bạn trai bạn là người Canada tại Việt Nam thì bạn có thể tham khảo hồ sơ, thủ tục cũng như lệ phí nêu trên để thực hiện chính xác. Còn bạn có nêu tháng 11 bạn trai bạn sẽ về Việt Nam khoảng 2 tháng. Như vậy, nếu bạn trai bạn và bạn chuẩn bị hết tất cả các giấy tờ nêu trên thì hai bạn vẫn có thể kịp thời gian làm giấy chứng nhận kết hôn.