Thủ tục huỷ bỏ di chúc đã lập như thế nào? Nộp hồ sơ huỷ bỏ di chúc đã lập ở đâu? Điều kiện huỷ bỏ di chúc? Có bắt buộc phải làm thủ tục huỷ bỏ di chúc đã lập không?
Trong cuộc đời của mỗi con người, sẽ có những lúc biến cố, tai nạn hay là hàng loạt các vấn đề bất ngờ ập đến. Người hay tính trước thì họ sẽ nghĩ ngay đến việc lập di chúc để đến khi họ chết, thì gia đình họ sẽ được hưởng phần di sản mà họ đã tích góp, dành dụm. Dự tính trước là thế, nhưng mà khi họ vẫn còn khoẻ mạnh thì họ lại chứng kiến những hoàn cảnh trái ngang như là những người được thừa kế không may qua đời hay là những người đó ngỗ ngược, bất hiếu,…khi đó, họ nhận thấy rằng những quyết định của mình viết trong di chúc trước đây không còn phù hợp với ý chí của họ hiện giờ nữa nên là họ đã quyết định huỷ đi một phần hoặc toàn bộ nội dung bản di chúc mình đã lập trước đó. Vậy thủ tục hủy bỏ di chúc đã lập như thế nào? Nộp hồ sơ ở đâu?
Căn cứ pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Thủ tục huỷ bỏ di chúc đã lập:
Người đã lập di chúc mà muốn huỷ bỏ di chúc sẽ phải làm thủ tục sau:
Bước 1: chuẩn bị hồ sơ
Người huỷ di chúc của mình cần chuẩn bị trước bộ hồ sơ bao gồm những loại giấy tờ sau:
– Bản di chúc muốn huỷ bỏ đã lập được Công chứng viên công chứng (bản chính).
– Các giấy tờ chứng minh về nhân thân của người lập di chúc như là:
+ Giấy Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu (những loại giấy tờ này đều phải còn hạn sử dụng)
+ Sổ hộ khẩu
+ Giấy tờ xác nhận về quan hệ hôn nhân (như là đăng ký kết hôn,
– Giấy tờ về các tài sản mà đã được đề cập trong di chúc như là: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, sổ tiết kiệm, đăng ký xe…
– Phiếu yêu cầu công chứng (khi đến văn phòng/phòng công chứng thì tổ chức công chứng sẽ cung cấp phiếu này)
Đồng thời, khi đến làm thủ tục huỷ bỏ di chúc thì người đi làm thủ tục cũng phải xuất trình các bản chính của tất cả các loại giấy tờ nêu trên để Công chứng viên đối chiếu trước khi người này thực hiện ký xác nhận trong Văn bản huỷ bỏ di chúc.
Bước 2: thực hiện công chứng huỷ bỏ di chúc
Tại tổ chức hành nghề công chứng, thì người đến làm thủ tục huỷ bỏ di chúc cần trình bày yêu cầu huỷ bỏ di chúc của mình. Công chứng viên sẽ xem xét hồ sơ, các giấy tờ, các tài liệu cần có và hướng dẫn người lập di chúc ký vào các văn bản huỷ bỏ di chúc.
Công chứng viên sẽ phải kiểm tra lại chữ ký, thực hiện đối chiếu về vân tay, các hồ sơ, các giấy tờ, ký tên, đóng dấu vào các văn bản huỷ bỏ di chúc.
Bước 3: Nộp lệ phí, thù lao công chứng
Người làm thủ tục huỷ bỏ di chúc sẽ phải nộp lệ phí, thù lao công chứng cho văn phòng/phòng công chứng nơi mình làm thủ tục huỷ bỏ. Căn cứ Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC thì phí công chứng việc huỷ bỏ di chúc sẽ là 25.000 đồng. Ngoài khoản phí công chứng, thì người lập di chúc sẽ còn phải trả thêm khoản thù lao công chứng theo các quy định của từng Văn phòng/Phòng công chứng nhưng sẽ không được cao hơn so với hạn mức do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.
Căn cứ khoản 2 Điều 43 của
2. Nộp hồ sơ huỷ bỏ di chúc đã lập ở đâu?
Tại Điều 51
– Việc công chứng huỷ bỏ di chúc đã lập đã được công chứng chỉ được thực hiện khi mà người huỷ bỏ di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng huỷ bỏ di chúc, việc này sẽ không được phép uỷ quyền cho người khác thực hiện
– Việc công chứng huỷ bỏ di chúc đã lập đã được công chứng thì sẽ làm thủ tục huỷ tại các tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do công chứng viên tiến hành.
Như vậy, người huỷ bỏ di chúc đã công chứng sẽ phải nộp hồ sơ và làm thủ tục huỷ bỏ di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng bản di chúc đó.
Tại khoản 3 Điều 56 Luật Công chứng 2014 có quy định về người công chứng viên thực hiện công chứng huỷ bỏ di chúc đã lập thì khoản này có quy định di chúc đã được công chứng nhưng sau đó người lập di chúc muốn hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì họ có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào để thực hiện công chứng việc hủy bỏ đó.
Như vậy, khi người huỷ bỏ di chúc đã công chứng đến tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng bản di chúc để làm thủ tục huỷ bỏ di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc hủy bỏ đó chứ không nhất thiết là phải công chứng viên đã chứng bản di chúc đã lập phải làm thủ tục huỷ bỏ di chúc.
Trường hợp di chúc trước đó mà đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng nào đó thì người lập di chúc sẽ phải thông báo cho chính tổ chức hành nghề công chứng mà đang lưu giữ di chúc biết về việc hủy bỏ di chúc đó.
3. Điều kiện huỷ bỏ di chúc:
– Người yêu cầu công chứng việc huỷ bỏ di chúc phải là cá nhân mà có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và người đó phải minh mẫn, sáng suốt trong lúc yêu cầu huỷ di chúc; người đó không bị đe doạ, cưỡng ép
– Người huỷ bỏ di chúc sẽ phải tự mình yêu cầu công chứng huỷ bỏ di chúc, vấn đề này không được phép uỷ quyền cho người khác thực hiện;
– Trường hợp mà công chứng viên nghi ngờ những người huỷ bỏ di chúc bị mắc bệnh tâm thần hoặc là bệnh khác không thể nhận thức và làm chủ hành vi và họ có căn cứ việc người làm thủ tục huỷ bỏ di chúc mà có dấu hiệu bị đe doạ, bị cưỡng ép, thì công chứng viên sẽ đề nghị người yêu cầu huỷ di chúc làm rõ, trong trường hợp không làm rõ thì có quyền từ chối công chứng;
– Trường hợp mà người yêu cầu công chứng huỷ bỏ bản di chúc không biết chữ, hay bị khiếm thính mà không thể ký hoặc là điểm chỉ được hoặc là trong các trường hợp khác do pháp luật Việt Nam quy định thì việc công chứng sẽ phải có đủ số người làm chứng theo luật định.
4. Có bắt buộc phải làm thủ tục huỷ bỏ di chúc đã lập không?
Việc lập di chúc sẽ hoàn toàn dựa vào chính ý chí của người mà để lại di sản thừa kế. Theo đó, căn cứ Điều 626 cả
Tuy nhiên, khi thực hiện lập di chúc, thì người lập di chúc cũng sẽ cần phải đáp ứng được các điều kiện đã nêu tại Điều 630 của Bộ luật Dân sự để đảm bảo bản di chúc có hợp pháp, có hiệu lực bao gồm người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập.
Đồng thời, người lập di chúc cũng không bị lừa dối, bị đe doạ, bị cưỡng ép. Nội dung và hình thức của bản di chúc không trái luật, riêng nội dung di chúc thì còn không được trái đạo đức xã hội…
Theo Điều 640 Bộ luật Dân sự, sau khi mà lập di chúc, thì người để lại di sản hoàn toàn có quyền sửa đổi, bổ sung hay thay thế hoặc huỷ bỏ di chúc mà đã lập trước đó. Đặc biệt, tại khoản 3 Điều 640 Bộ luật Dân sự đã quy định rằng:
“Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị huỷ bỏ.”
Qua các quy định trên, ta thấy chỉ có những quy định về việc lập di chúc mới thì những bản di chúc cũ sẽ bị huỷ bỏ mà không có những quy định yêu cầu những người lập di chúc bắt buộc phải thực hiện thủ tục huỷ bỏ di chúc đã lập.
Bên cạnh đó, khi mà một người có nhiều bản di chúc thì tại khoản 5 Điều 643 Bộ luật Dân sự nêu rõ:
“Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.”
Như vậy, căn cứ vào các quy định trên, thì ta có thể khẳng định, khi thực hiện lập di chúc mới thì duy chỉ có di chúc mới thì mới có hiệu lực còn các di chúc cũ được lập trước đó thì sẽ không còn hiệu lực. Và người lập di chúc cũng không bắt buộc phải thực hiện thủ tục huỷ bỏ di chúc.
Thêm nữa, khoản 3 Điều 56 Luật Công chứng 2014 có quy định rõ:
“Di chúc đã được công chứng nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ đó”
Qua quy định này và các quy định trên thì ta có thể khẳng định rằng việc yêu cầu huỷ bỏ di chúc sẽ chỉ được thực hiện theo nhu cầu của người đã lập di chúc mà không phải quy định bắt buộc người này phải thực hiện.