Theo pháp luật hiện hành thì người lao đông có tham gia bảo hiểm thai sản thì nếu đủ điều kiện hưởng chế độ này sẽ được chi trả không phụ thuộc vào việc người lao động nghỉ việc trước khi làm chế độ hay là không. Vậy, Thủ tục hưởng chế độ thai sản khi đã nghỉ việc tại công ty được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Người lao động đã nghỉ việc thì có được hưởng chế độ thai sản?
Chế độ thai sản là một trong những chế độ cơ bản được chi trả cho các cá nhân có đủ điều kiện theo luật định. Theo khoản 4 Điều 31
– Cá nhân khi tham gia lao động nằm trong trường hợp được quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 31 Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH 2019 Luật Bảo hiểm xã hội bao gồm các lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì cần đảm bảo về thời gian đóng bảo hiểm là tham gia bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;
– Còn trong trường hợp người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cụ thể là người lao động nữ sinh con thì cá nhân này cần phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;
Với những nội dung đã trình bày thì người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà đã nghỉ việc trước thời điểm sinh con hoàn toàn được cơ quan bảo hiểm chi trả chế độ này để đảm bảo quyền lợi của mình trong suốt thời gian tham gia bảo hiểm.
2. Thủ tục hưởng chế độ thai sản khi đã nghỉ việc tại công ty:
– Hồ sơ hưởng thủ tục thai sản từ trước đến nay vẫn nhận được nhiều sự quan tâm của người lao động bởi chế độ này chỉ chi trả cho cá nhân nếu đã chuẩn bị những giấy tờ hợp lệ. Tại Điều 14 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, được sửa đổi bởi Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH có quy định hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản như sau:
+ Hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản thực hiện theo quy định tại Điều 101, Điều 102, Điều 103 của Văn bản hợp nhất Luật Bảo hiểm xã hội và Điều 5 của
+ Người lao động sẽ chuẩn bị những giấy tờ theo yêu cầu sau đó nộp cho bên người sử dụng lao động, thời gian thực hiện là trong vòng 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc;
Đối với trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con, thời điểm nhận con, thời điểm nhận nuôi con nuôi thì việc nộp hồ sơ và xuất trình số bảo hiểm xã hội sẽ được thực hiện tại cơ quan bảo hiểm xã hội, không cần thông qua người sử dụng lao động. Trong trường hợp này pháp luật cũng không quy định về thời gian thực hiện;
Như vậy, người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trước thời điểm sinh con thì có thể chủ động chuẩn bị giấy tờ theo luật định để nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
– Thẩm quyền giải quyết hồ sơ chi trả chế độ thai sản:
Người lao động có thể tự mình hoặc ủy quyền cho cá nhân khác nộp hồ sơ để hưởng chế độ, hình thức nộp có thể là trực tiếp hoặc chuyển thông qua bưu điện. Theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH, người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con, thời điểm nhận con, thời điểm nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú. Nơi cư trú của người lao động sẽ được xác định theo nơi người lao động có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú KT3;
Có thể thấy đây là điểm khác biệt cơ bản trongquy trình giải quyết hồ sơ thai sản của người lao động đã nghỉ việc so với người lao động. Bởi nếu người lao động vẫn còn làm việc cho người lao động thì vẫn thuộc thẩm quyền quản lý của đối tượng này nên hồ sơ hưởng chế độ thai sản sẽ được người sử dụng nộp cho bên cơ quan bảo hiểm. Công ty sẽ hoàn thiện hồ sơ bằng cách lập thêm các mẫu giấy như: Mẫu 01B-HSB và danh sách mẫu D02-LT kèm với hồ sơ từ người lao động mới làm thành một bộ hồ sơ hợp lệ;
Còn đối với trường hợp người lao động đã nghỉ việc thì hồ sơ thai sản được thực hiện trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm có thẩm quyền xử lý, không cần có hai mẫu giấy từ phía bên doanh nghiệp.
– Liên quan đến thời gian giải quyết yêu cầu chế độ:
Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 102 Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH 2019 Luật Bảo hiểm xã hội có quy định về việc giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản như sau: Người sử dụng lao động khi còn quản lý người lao động thì hoàn thiện hồ sơ chế độ thai sản trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động. Còn trong trường hợp người lao động tự nộp vì đã nghỉ việc thì không phụ thuộc thời gian, có thể thực hiện hoạt động này bất kỳ lúc nào;
– Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:
+ Tính từ thời điểm nhận đủ hồ sơ của người sử dụng lao động thì cơ quan bảo hiểm nhanh chóng thực hiện việc chi trả trong thời hạn 10 ngày;
+ Còn đối với trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động thì thời hạn chi trả là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ;
Như vậy, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
3. Có thể vừa hưởng chế độ thai sản và chế độ bảo hiểm thất nghiệp khi nghỉ việc không?
– Chế độ thai sản là một trong những quyền lợi mà người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng (bao gồm cả lao động nam và nữ) trong quá trình thai sản từ khi khám thai đến khi nuôi con nhỏ. Chế độ nhằm bảo đảm, hỗ trợ một phần thu nhập và sức khỏe cho lao động nữ khi mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ, thực hiện các biện pháp tránh thai và cho lao động nam khi có vợ sinh con.
Người lao động hưởng chế độ cần đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của Pháp luật như được trình bày trong viết.
– Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì và tìm kiếm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Có thể thấy, hai chế độ này đều được chi trả cho người lao động bởi hai chế độ này độc lập với nhau. Cơ quan tiến hành chi trả khác nhau và mục đích hỗ trợ cũng khác so với bản chất đã được đề ra. Nên người lao động chỉ cần đáp ứng đủ điều kiện thì được làm thủ tục hưởng chế độ.
Lưu ý: Để được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì bạn cần đóng đủ 12 tháng BHTN trong vòng 24 tháng trước khi nghỉ việc và bạn phải nghỉ việc đúng pháp luật. Cần nộp hồ sơ nhận TCTN trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ và nếu chưa có việc làm trong vòng 15 ngày từ ngày nộp hồ sơ thì bạn được hưởng TCTN.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH 2019 Luật Bảo hiểm xã hội;
– Thông tư số 06/2021/TT-BLĐTBXH ngày 07/7/2021 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.