Thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động mới nhất năm 2021. Trình tự tiến hành, thủ tục cần thiết để xin hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định hiện hành mới nhất năm 2021.
Trong cuộc sống của chúng ta vấn đề tai nạn là không thể lường trước được mà nó luôn luôn tiềm ẩn do nhiều nguyên nhân và yếu tố khách quan. Có thể do hành vi bất cẩn của mỗi chúng ta hay là do yếu tố bên ngoài tác động. Đặc biệt trong môi trường làm việc, lao động thì nguy cơ dẫn đến tai nạn lao động lại càng cao, nguyên do là người sử dụng lao động thường hay không đảm bảo về vấn đề an toàn vệ sinh lao động. Do đó Bộ luật lao động và các văn bản luật đã có quy định về chế độ tai nạn lao động chặt chẽ và bảo đảm quyền lợi cho người lao động.
Luật sư tư vấn trình tự – thủ tục xin hưởng chế độ lao động trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Thứ nhất: Tai nạn lao động là gì?
Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động.
Thứ hai: Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động:
Căn cứ Điều 45 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động như sau:
“Điều 45. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặctronggiờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đườnghợp lý;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;
3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này”
Như vậy khi người lao động bị tai nạn lao động muốn hưởng chế độ thì phải thuộc một trong các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc tức là vụ việc tai nạn đó gắn với công việc và nhiệm vụ được phân công ( Ví dụ: Công nhân đang làm giàn giáo bị sập giàn giáo gãy tay).
Trường hợp 2: Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động: Công việc đó phải liên quan đến thực hiện công việc theo HĐLĐ (Ví dụ: anh A là nhân viên pháp lý của công ty B giám đốc công ty B bảo anh A đi nộp hồ sơ trên cơ quan nhà nước thì trong quá trình đi làm thì anh A gặp tai nạn giao thông)
Trường hợp 3: Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại (Trường hợp này người lao động phải đi xuyên suốt không gián đoạn, đi và về thuần túy, đoạn đường đi thuận tiện nhất, gần nhất và người lao động đi thường xuyên nhất).
Trường hợp 4: Trong lúc ngừng việc, nghỉ giữa ca (Nghỉ ăn ăn trưa, nghỉ giải lao mà bị tai nạn)
Tuy nhiên khi đã đáp ứng được một trong các điều kiện trên thì người lao động còn phải đáp ứng được điều kiện là bị suy giảm khả năng lao động là 5%và không thuộc trường hợp tai nạn do mâu thuẫn cá nhân không liên quan đến công việc, do tự ý hủy hoại sức khỏe bản thân, sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác.
Thứ ba, thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động:
Căn cứ Điều 57 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015từ ngày 1/7/2016 trở đi thì hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động bao gồm:
– Sổ bảo hiểm xã hội
– Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tại nạn lao động đối với trường hợp nội trú.
– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
– Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ lao động – Thương binh xã hội.
Thứ tư, thời gian giải quyết:
Căn cứ Điều 59 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:
“1. Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạ lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 57 và Điều 58 của Luật này.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
Như vậy sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ từ người lao động thì trong thời hạn 30 ngày người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động cho cơ quan bảo hiểm xã hội và trong gian 10 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ giấy tờ từ người sử dụng lao động thì phải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động cho người lao động, nếu bên cơ quan bảo hiểm không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Mục lục bài viết
1. Người lao động bị tai nạn lao động được hưởng những trợ cấp gì?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin Luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề sau:
Bố tôi hiện đang làm việc tại một công ty. Do sự cố chập cháy hệ thống điện nhà xưởng nên đã xảy ra vụ cháy lớn khiến nhiều người chết và bị thương. Bản thân bố tôi bị thương nặng và phải vào điều trị trong bệnh viện 20 ngày. Hiện nay bố tôi đã qua cơn nguy hiểm và phía bệnh viện yêu cầu thanh toán trước một phần viện phí (vì bố tôi điều trị theo đợt) mà phía công ty hiện chưa trợ cấp gì và gia đình tôi thời gian này cũng đang khó khăn nên cũng không có tiền để trả. Xin Luật sư cho hỏi trường hợp của bố tôi có được hưởng trợ cấp từ phía công ty không? Xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin anh cung cấp, việc bố anh bị thương trong hoàn cảnh như vậy đượcxem là tai nạn lao động và có thể được hưởng chế độ tai nạn lao động. Tuy nhiên, để xem xét xem việc có hay không được hưởng trợ cấp tai nạn lao động cần phải quan tâm đến mức độ suy giảm khả năng lao động của người lao động. Do anh không cung cấp thông tin bố anh bị suy giảm khả năng lao động bao nhiêu % nên chia trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Bố của anh bị tai nạn lao động, sau khi điều trị trong thời gian 20 ngày, sức lao động không bị suy giảm hoặc bị suy giảm dưới 5% thì sẽ không được hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật do không đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định tại Điều 45 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015.
Trường hợp 2: Bố của anh bị tai nạn lao động, sau khi điều trị trong thời gian 20 ngày, khả năng lao động bị suy giảm từ 5% trở lên thì sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động. Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động còn tùy thuộc vào khả năng lao động của người lao động bị suy giảm ở mức độ nào. Nếu bố của anh bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần với mức trợ cấp như sau:
– Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm tháng lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung;
– Ngoài mức trợ cấp nêu trên, bố của anh còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị (Điều 46 Luật Bảo hiểm xã hội).
Nếu bố của anh bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng. Mức trợ cấp hằng tháng sẽ được hưởng như sau:
– Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung;
– Ngoài mức trợ cấp trên, hàng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị (Điều 47 Luật Bảo hiểm xã hội)
Bên cạnh đó, bố của anh còn được hưởng trợcấp khu vực nếu có theo quy định tại Điều 21
– Tối đa 10 ngày nếu bố của anh suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên;
– Tối đa 7 ngày nếu bố của anh suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 50%;
– Bằng 5 ngày nếu bố của anh suy giảm khả năng lao động từ 15% đến 30%.
Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe một ngày:
– Bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình;
– Bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung, mức hưởng này tính cả tiền đi lại, tiền ăn và ở.
Cần phải lưu ý rằng, trường hợp nếu bố của anh bị suy giảm khả năng lao động dưới 15% sẽ không được hưởng chế độ này.
2. Vấn đề chi trả chế độ tai nạn lao động
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo. Người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra tai nạn lao động theo quy định của pháp luật.
1. Tai nạn đối với người lao động được xác định là tai nạn lao động khi đáp ứng các điều kiện sau:
– Người lao động bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc hoặc bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc bị tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
– Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn.
2. Vấn đề chi trả chế độ tai nạn lao động
Trách nhiệm của Người sử dụng lao động khi có Người lao động bị tai nạn lao động được quy định tại Điều38 Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015 như sau:
“Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:
a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;
c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;
3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việctrongthời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệpvớimức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;
6. Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;
7. Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệptrongthời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố
8. Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;
9. Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này;
10. Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.
11. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết các khoản 3, 4 và 5 Điều này”
3. Hỏi về thủ tục giải quyết tai nạn lao động hưởng một lần
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, luật sư có thể cung cấp cho tôi thủ tục giải quyết tai nạn lao động một lần được không? Mong luật sư hồi đáp. Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
*Điều kiện hưởng:
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên.
* Trình tự thực hiện:
– Đơn vị báo cáo về UBND huyện qua phòng Nội vụ.
– Phòng Nội vụ báo cáo Sở Lao động thương binh & Xã hội.
– Sở Lao động thương binh & Xã hội có Công văn về UBND huyện.
– Thành lập tổ điều tra về Tai nạn lao động (lập thành Biên bản).
– Công văn trình Bảo hiểm xã hội tỉnh.
*Cách thức thực hiện: Nhận trực tiếp tại trụ sở cơ quan nhà nước
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bảo hiểm xã hội tỉnh
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Nội vụ
– Cơ quan phối hợp: Cơ quan có người tại nạn, Sở Lao động thương binh & Xã hội.
4. Mức trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng theo quy định mới
Tóm tắt câu hỏi:
Anh chị cho em hỏi, em là đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội tai nạn lao động trợ cấp hàng tháng. Em hưởng trợ cấp từ năm 2014 với mức trợ cấp 347.000/tháng. Trong thời gian từ năm 2014 đến nay em nhà nước mình đã có những sự thay đổi về mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động. Vậy anh chị cho em hỏi như trường hợp của em, em có được tăng hưởng mức trợ cấp không? Em xin chân thành cảm ơn anh chị.
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp bạn bị tai nạn lao động và hưởng trợ cấp hàng tháng từ năm 2014. Tại thời điểm này “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021” đang có hiệu lực và tại điểm a khoản 2 Điều 43 “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021” quy định về trợ cấp hàng tháng do tai nạn lao động như sau:
“2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:
a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.”
Hiện nay, “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021” đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Luật bảo hiểm xã hội 2014. Tuy nhiên quy định về mức trợ cấp hàng tháng của người bị tai nạn lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 cũng giống với quy định của “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021”. Theo đó mức trợ cấp hàng tháng của người bị tai nạn lao động được tính dựa trên mức lương tối thiểu chung (còn gọi là mức lương cơ sở).
Tại thời điểm bạn bắt đầu hưởng trợ cấp hàng tháng do tại nạn lao động mức lương tối thiểu chung được xác định theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 66/2013/NĐ-CP:
- Từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 mức lương cơ sở là 1.150.000 đồng/tháng.
Tuy nhiên, hiện nay Nghị định nêu trên đã hết hiệu lực và liên quan đến mức lương cơ sở thì được điều chỉnh tại khoản 8 Điều 4 Nghị quyết số 70/2018/QH14 ngày 9/11/2018 và được điều chỉnh tại khoản 7 Điều 3 Nghị quyết 128/2020/QH14 ngày 12/11/2020.
5. Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện gì?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, xin luật sư cho hỏi về luật Tai nạn lao động. Tôi bị tai nạn trên đường đi làm, tuy nhiên do tự ngã và phải đi cấp cứu nên ko có biên bản tai nạn cũng như sơ đồ hiện trường. Vậy để giải quyết chế độ Tai nạn lao động thì tôi có thể xin giấy xác nhận tai nạn giao thông của công an xã nơi bị tai nạn có được không? Sau tai nạn 3 tháng hiện tôi vẫn chưa đi lại được, mong được sự hướng dẫn của luật sư. Xin chân thành cảm ơn!?
Luật sư tư vấn:
Tại Điều 42 và Điều 43 Luật bảo hiểm xã hội 2014có quy định như sau:
Điều 42. Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 2 của Luật này.
Cụ thể bao gồm các đối tượng sau:
“- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
– Cán bộ, công chức, viên chức;
– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
– Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;”
Tại Đều 43 Luật bảo hiểm xã hội 2014có quy định điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động như sau:
Điều 43. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
“Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đườnghợp lý.
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.”
Do bạn cung cấp quá chung chung, do vậy, bạn cần xác định rằng nếu bạn là một trong các đối tượng theo quy định tại Điều 42 Luật bảo hiểm xã hội 2014, bạn bị tai nạn giao thông trên tuyến đường đi từ cơ quan về nhà trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý và bạn bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn thì bạn đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Luật sư
Về hồ sơ giải quyết tai nạn lao động:
Căn cứ Điều 57 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015từ ngày 1/7/2016 trở đi thì hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động bao gồm:
– Sổ bảo hiểm xã hội
– Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tại nạn lao động đối với trường hợp nội trú.
– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
– Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ lao động – Thương binh xã hội.
Do vậy, nếu bạn đã điều trị xong, ra viện từ ngày 01/7/2016 thì bạn cần chuẩn bị hồ sơ theo quy định trên nộp trực tiếp cho công ty để công ty bạn liên hệ với cơ quan bảo hiểm xã hội để làm thủ tục giải quyết chế độ tai nạn lao động.