Hoàn thuế là gì? Hoàn thuế tiếng anh là gì? Thủ tục hoàn thuế đã nộp? Cách hoàn thuế giá trị gia tăng nộp thừa?
1. Hoàn thuế là gì?
Thuế là một khoản đóng góp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của nhà nước trong việc thực hiện các chức năng kinh tế-xã hội của nhà nước.
Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế.
Hoàn thuế là hình thức hoàn trả là số tiền thu thuế quá hoặc thu thuế sai với quy định của Pháp luật. Việc hoàn thuế này nhằm đảm bảo quyền lợi của các doanh nghiệp, cá nhân khi làm việc tại Việt Nam. Đồng thời, khẳng định tính minh bạch, chính xác của những biện pháp thu thuế của nhà nước.
2. Hoàn thuế tiếng anh là gì?
Hoàn thuế tiếng anh là “Tax refund”.
3. Thủ tục hoàn thuế đã nộp?
3.1. Các đối tượng được áp dụng hoàn thuế
Việc hoàn thuế được áp dụng cho người lao động:
– Đối tượng nộp thuế tạm thời nhưng sau khi quyết toán lại phát hiện ra mức thuế thực không nhiều như vậy.
– Quá trình quyết toán thuế giá trị gia tăng theo định kỳ quy định nhưng số thuế đầu vào của doanh nghiệp lớn hơn so với số thuế đầu ra.
– Việc áp dụng thuế bị sai quy định về đối tượng nộp thuế, miễn giảm thuế và mức thuế suất.
Khi phát sinh việc hoàn thuế, cơ quan tài chính sẽ ra lệnh, tiến hành hoàn trả thuế cho người nộp. Còn kho bạc nhà nước sẽ thực hiện những thủ tục khác nhau. Từ đó, trực tiếp tiến hành hoàn trả thuế cho đối tượng nộp thuế.
3.2. Hoàn thuế khi nộp thừa tiền thuế
Điều 60 Luật quản lý thuế 2019 quy định về xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa như sau:
– Được bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ hoặc trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo.
– Được hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa khi người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
Theo Điều 70 Luật Quản lý thuế 2019 quy định các trường hợp được hoàn thuế bao gồm:
– Tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
– Người nộp thuế có số tiền đã nộp ngân sách nhà nước lớn hơn số phải nộp ngân sách nhà nước (nộp thừa).
Như vậy, tổ chức, cá nhân nộp thừa tiền thuế có thể được hoàn thuế theo quy định pháp luật
3.3. Thủ tục yêu cầu hoàn thuế khi nộp thừa tiền thuế
Thủ tục yêu cầu hoàn thuế được quy định trong Luật Quản lý thuế 2019 như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ hoàn thuế
Hồ sơ hoàn thuế bao gồm:
– Văn bản yêu cầu hoàn thuế
– Các tài liệu liên quan đến yêu cầu hoàn thuế
Người nộp thuế thuộc trường hợp được hoàn thuế lập và gửi hồ sơ hoàn thuế cho cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền (cơ quan thuế quản lý khoản thu). Các hình thức nộp hồ sơ hoàn thuế bao gồm:
– Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan quản lý thuế
– Gửi hồ sơ qua đường bưu chính
– Gửi hồ sơ điện tử qua cổng giao dịch điện tử của cơ quan quản lý thuế
Bước 2: Tiếp nhận và phản hồi thông tin hồ sơ hoàn thuế
Cơ quan thuế quản lý khoản thu tiếp nhận hồ sơ hoàn trả tiền nộp thừa. Đối với trường hợp hoàn trả tiền nộp thừa theo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, quyết toán thuế thu nhập cá nhân thì cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, quyết toán thuế thu nhập cá nhân của người nộp thuế tiếp nhận hồ sơ hoàn trả tiền nộp thừa đó.
Theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019, hồ sơ hoàn thuế nộp thừa là hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế thì cơ quan quản lý thuế thực hiện phân loại hồ sơ và thông báo cho người nộp thuế về việc chấp nhận hồ sơ, thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế hoặc thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế trong trường hợp hồ sơ không đầy đủ.
Địa điểm kiểm tra và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế
Trụ sở của cơ quan quản lý thuế trực tiếp thực hiện việc kiểm tra hồ sơ hoàn thuế nộp thừa
Thời hạn giải quyết hồ sơ: chậm nhất là 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan quản lý thuế có thông báo về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế phải quyết định hoàn thuế cho người nộp thuế hoặc thông báo chuyển hồ sơ của người nộp thuế sang kiểm tra trước hoàn thuế hoặc thông báo không hoàn thuế cho người nộp thuế nếu hồ sơ không đủ điều kiện hoàn thuế.
Đối với trường hợp thông tin khai trên hồ sơ hoàn thuế khác với thông tin quản lý của cơ quan quản lý thuế thì cơ quan quản lý thuế thông báo bằng văn bản để người nộp thuế giải trình, bổ sung thông tin. Thời gian giải trình, bổ sung thông tin không tính trong thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế.
Nếu quá thời hạn trên thì việc chậm ban hành quyết định hoàn thuế do lỗi của cơ quan quản lý thuế thì ngoài số tiền thuế phải hoàn trả, cơ quan quản lý thuế còn phải trả tiền lãi với mức 0,03%/ngày tính trên số tiền phải hoàn trả và số ngày chậm hoàn trả.
Thẩm quyền quyết định hoàn thuế
Thủ trưởng cơ quan thuế nơi tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế nộp thừa có thẩm quyền quyết định việc hoàn thuế đối với trường hợp hoàn thuế nộp thừa
Thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế
Cơ quan quản lý thuế thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước theo nguyên tắc rủi ro trong quản lý thuế và trong thời hạn 05 năm kể từ ngày ban hành quyết định hoàn thuế.
4. Cách hoàn thuế giá trị gia tăng nộp thừa?
Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 33
– Tiền thuế, tiền chậm nộp và tiền phạt được coi là nộp thừa khi:
+ Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp đối với từng loại thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) quy định của
+ Người nộp thuế có số tiền thuế được hoàn theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế thu nhập cá nhân (trừ trường hợp nêu tại điểm a khoản này).
– Người nộp thuế có quyền giải quyết số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo thứ tự quy định sau:
+ Bù trừ tự động với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ hoặc còn phải nộp của cùng loại thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 29 Thông tư này (trừ trường hợp nêu tại điểm b khoản 1 Điều này).
+ Bù trừ tự động với số tiền phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo của từng loại thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) quy định của mục lục ngân sách nhà nước (trừ trường hợp nêu tại điểm b khoản 1 Điều này). Trường hợp quá 06 (sáu) tháng kể từ thời điểm phát sinh số tiền thuế nộp thừa mà không phát sinh khoản phải nộp tiếp theo thì thực hiện theo hướng dẫn tại điểm c khoản này.
+ Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều này và người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa quy định tại điểm a khoản này sau khi thực hiện bù trừ theo hướng dẫn tại điểm a, điểm b khoản này mà vẫn còn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì người nộp thuế gửi hồ sơ đề nghị hoàn thuế đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý để được giải quyết hoàn thuế theo hướng dẫn tại Chương VII Thông tư này.
– Trường hợp người nộp thuế được hoàn thuế, vẫn còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thì phải thực hiện bù trừ trước khi hoàn thuế.
Thứ tự thanh toán bù trừ được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 29 Thông tư này.
Trường hợp kết quả thanh tra, kiểm tra hoàn thuế xác định người nộp thuế vừa có số tiền thuế được hoàn, vừa có số tiền thuế bị truy thu, số tiền chậm nộp, tiền phạt thì cơ quan thuế ban hành quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế đồng thời bù trừ ngay số tiền thuế được hoàn với số tiền thuế bị truy thu, số tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế khi ra quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước.
Trường hợp số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ của người nộp thuế vừa phải nộp vào tài khoản thu ngân sách nhà nước vừa phải nộp vào tài khoản tạm thu, tạm giữ của ngân sách thì ưu tiên bù trừ cho số tiền phải nộp vào tài khoản thu ngân sách nhà nước.
Trường hợp người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thuộc nhiều địa bàn thu ngân sách khác nhau thì được ưu tiên bù trừ đối với loại thuế có cùng địa bàn hạch toán thu ngân sách với loại thuế nộp thừa.
Trường hợp người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của nhiều cơ quan quản lý thuế khác nhau thì được ưu tiên bù trừ đối với loại thuế có cùng cơ quan quản lý loại thuế nộp thừa.
Trường hợp người nộp thuế được hoàn thuế, vẫn còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nhưng không đề nghị bù trừ khi đề nghị hoàn thuế, cơ quan thuế ra thông báo gửi người nộp thuế và phải thực hiện bù trừ số được hoàn với số thuế còn nợ ngân sách khi quyết định hoàn thuế cho người nộp thuế.
– Trường hợp sau khi thực hiện bù trừ, người nộp thuế vẫn còn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì được ngân sách nhà nước hoàn trả theo quy định.
Trường hợp hoàn các khoản thuế nộp thừa (trừ hoàn thuế TNCN) mà người nộp thuế nộp tiền thuế tại nhiều địa phương khác, khi thực hiện bù trừ số thuế nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ nêu tại điểm c khoản này, cơ quan thuế phải ghi rõ số tiền hoàn trả từ ngân sách nhà nước của từng địa phương theo tỷ lệ tương ứng với số tiền thuế đã nộp ngân sách nhà nước tại từng địa phương đó.
– Hồ sơ hoàn thuế, thủ tục giải quyết hồ sơ hoàn thuế, thủ tục hoàn trả tiền thuế bù trừ với khoản thu NSNN được thực hiện theo hướng dẫn tại Chương VII Thông tư này.
Như vậy, qua những nội dung nhận định trên thì khi đối tượng nộp thuế nộp thừa thuế hoặc áp dụng thuế bị sai quy định về đối tượng nộp thuế, miễn giảm thuế và mức thuế suất thì theo Luật quản lý thuế sẽ áp dụng hoàn trả lại số tiền thừa cho những đối tượng đó. Bên cạnh đó, thuế giá trị gia tăng với trường hợp có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp đối với từng loại thuế có cùng nội dung kinh tế thì người nộp thuế có thể yêu cầu hoàn lại thuế!