Thủ tục hoãn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Hoãn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện của người sử dụng ma túy trái phép.
Luật sư tư vấn:
Người sử dụng ma túy trái phép là người đưa ma túy vào cơ thể mà không theo chỉ định của y, bác sỹ điều trị (khoản 3 Điều 2 Nghị định 221/2013/NĐ-CP).
Theo Điều 3 Nghị định 221/2013/NĐ-CP quy định về đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định bao gồm:
“người nghiện ma túy từ dủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện và người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy nhưng không có nơi cư trú ổn định.”
Theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 221/2012/NĐ-CP quy định về hoãn, miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như sau:
“Điều 18. Hoãn, miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Người phải chấp hành quyết định nhưng chưa đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được hoãn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau đây:
a) Đang ốm nặng có chứng nhận của bệnh viện;
b) Gia đình có khó khăn đặc biệt được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Gia đình có khó khăn đặc biệt là gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, không có tài sản có giá trị để tạo thu nhập phục vụ sinh hoạt hoặc có bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con bị ốm nặng kéo dài, không có người chăm sóc mà người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là lao động duy nhất của gia đình đó và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Khi điều kiện hoãn chấp hành quyết định không còn thì quyết định được tiếp tục thi hành.
…”
Như vậy, đối với trường hợp xin hoãn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì chỉ có hai trường hợp đó là người phải chấp hành quyết định đang ốm nặng có chứng nhận của bệnh viện hoặc người phải chấp hành quyết định có gia đình khó khăn đặc biệt được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Tuy nhiên, đấy chỉ là điều kiện để được hoãn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc còn về thủ tục hoãn chấp hành quyết định như sau:
Hồ sơ đề nghị hoãn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như sau:
Thứ nhất, đơn đề nghị hoãn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của người phải chấp hành quyết định hoặc người đại diện hợp pháp của họ.
Thứ hai, tài liệu chứng minh thuộc diện được hoãn chấp hành quyết định theo quy định tại Khoản 1 Điều 18
Sau đấy, hồ sơ đề nghị hoãn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc gửi cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Như vậy, để có thể được hoãn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì bắt buộc phải làm thủ tục hoãn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như trên.
Mục lục bài viết
- 1 1. Áp dụng biện pháp quản lý sau thời gian cai nghiện
- 2 2. Hoãn, miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- 3 3. Khi nào bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc?
- 4 4. Thủ tục miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- 5 5. Trường hợp không lập hồ sơ đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- 6 6. Trường hợp nào phải đi cai nghiện bắt buộc?
1. Áp dụng biện pháp quản lý sau thời gian cai nghiện
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư!
Gia đình chúng tôi có người đi cai nghiện bắt buộc ở TT GD- LĐ XH số 6 (Sóc Sơn). Đến tháng 4/2014 thì được hai năm.
Luật sư tư vấn giúp chúng tôi: sau hai năm cai nghiện (đến hết tháng 4/2014), theo luật mới người cai nghiện có phải đi thêm 2 năm nữa sau cai không.
Cảm ơn luật sư nhiều!
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất,người cai nghiện có bị áp dụng biện pháp quản lý sau thời gian cai nghiện tại trung tâm:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định 94/2009/NĐ – CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện “1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại trung tâm là người đã hoàn thành xong thời gian cai nghiện ma túy tại Trung tâm chữa bệnh- Giáo dục- Lao động- Xã hội, có nguy cơ tái nghiện cao thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a. Có thời gian cai nghiện ma túy từ năm năm trở lên hoặc sử dụng ma túy với hình thức tiêm chích từ hai năm trở lên( xác định theo hồ sơ áp dụng biện pháp đưa và Trung tâm chữa bệnh- Giáo dục- lao động xã hội);
b. Đã cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục- Lao động xã hội từ ba lần trở lên;
c. Trong thời gian sau tháng, đối tượng có hành vi vi phạm nội quy, quy chế của trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục- Lao động xã hội bị thi hành kỷ luật với hình thức cảnh cáo từ bao lần trở lên hoặc với hình thức cách ly tại phòn kỷ luật từ 2 lân trở lên;
d. Không có nghề nghiệp, có nghề nghiệp nhưng không có việc làm ổn định trước khi vào cơ sở cai nghiện ma túy; không có nơi cư trú nhất định”.
Như vậy, nếu người nhà của bạn thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định 94/2009/NĐ-CP thì sẽ bị áp dụng biện pháp quản lý sau thời gian cai nghiện tức là sau khi cai nghiện xong thì người nhà của bạn vẫn phải đi lên trung tâm để áp dụng biện pháp quan lý sau cai nghiện.
Thứ hai,người cai nghiện bị áp dụng biện pháp quản lý sau thời gian cai nghiện tại nơi cư trú:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 94/2009/NĐ- CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện “5. Đối tượng bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú là người đã hoàn thành xong thời gian cai nghiện tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội, không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định này.”
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định 94/2009/NĐ-CP “2. Không áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại trung tâm đối với người đã hoàn thành thời gian cai nghiện ma túy bắt buộc, có nguy cơ tái nghiện cao theo quy định tại khoản 1 của điều này nhưng không có đủ sức khỏe để học nghề, lao động sản xuất hoặc bị bệnh AIDS giai đoạn cuối; người thuộc điểm a khoản 1 điều này nhưng trong thời gian cai nghiện bắt buộc tại trung tâm có ý thức chấp hành kỷ luật, học tập, rèn luyện tốt.”
Theo quy định trên nếu người nhà bạn thuộc một trong các trường hợp trên người thì người nhà bạn không bị áp dụng biện pháp quản lý sau thời gian cai nghiện tại trung tâm (tức là người nhà bạn không phải lên trung tâm) mà sẽ được áp dụng biện pháp quản lý sau thời gian cai nghiện tại nhà.
Thứ ba, Thời gian quản lý sau cai nghiện.
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 94/2009/NĐ-CP thì:
Điều 3. Thời gian, độ tuổi và thời hiệu thi hành quyết định quản lý sau cai nghiện
1. Thời gian quản lý sau cai nghiện đối với người chấp hành xong thời gian cai nghiện ma túy bắt buộc là từ một đến hai năm. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy cơ tái nghiện cao, người có thẩm quyền quyết định quản lý sau cai nghiện quy định tại khoản 2 Điều 5, khoản 3 Điều 17 Nghị định này để quyết định thời gian quản lý sau cai nghiện đối với từng trường hợp cụ thể.
Như vậy thời gian mà người nhà bạn bị quản lý sau thời gian cai nghiện sẽ tùy thuộc vào mức độ nguy cơ tái nghiện nhưng thấp nhất là từ một năm và không được vượt quá hai năm.
2. Hoãn, miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Các trường hợp và thủ tục hoãn, miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được hướng dẫn tại Điều 18 Nghị định 221/2013/NĐ-CP như sau:
Điều 18. Hoãn, miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Người phải chấp hành quyết định nhưng chưa đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được hoãn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau đây:
a) Đang ốm nặng có chứng nhận của bệnh viện;
b) Gia đình có khó khăn đặc biệt được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Gia đình có khó khăn đặc biệt là gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, không có tài sản có giá trị để tạo thu nhập phục vụ sinh hoạt hoặc có bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con bị ốm nặng kéo dài, không có người chăm sóc mà người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là lao động duy nhất của gia đình đó và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Khi điều kiện hoãn chấp hành quyết định không còn thì quyết định được tiếp tục thi hành.
2. Người phải chấp hành quyết định nhưng chưa đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được miễn chấp hành quyết định theo một trong các trường hợp sau đây:
a) Mắc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận của bệnh viện;
b) Trong thời gian hoãn chấp hành quyết định quy định tại Khoản 1 Điều này mà người đó có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật hoặc lập công hoặc không còn nghiện ma túy;
Người tiến bộ rõ rệt là người tích cực lao động, học tập, tham gia các phong trào chung của địa phương, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Người lập công là người dũng cảm cứu người, cứu được tài sản của Nhà nước, của tập thể hoặc của người khác và được Ủy ban nhân dân cấp xã khen thưởng; có sáng kiến cải tiến kỹ thuật có giá trị trong lao động, sản xuất, được cơ quan chức năng từ cấp tỉnh trở lên công nhận; có thành tích đặc biệt xuất sắc trong phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc và được tặng giấy khen của Công an hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên.
c) Đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện.
3. Thủ tục đề nghị hoãn miễn chấp hành quyết định:
a) Hồ sơ đề nghị hoãn miễn bao gồm:
Đơn đề nghị hoãn, miễn chấp hành quyết định của người phải chấp hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ;
Tài liệu chứng minh thuộc diện được hoãn, miễn chấp hành quyết định theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
b) Hồ sơ đề nghị gửi Tòa án nhân dân cấp huyện nơi ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
3. Khi nào bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc?
Tóm tắt câu hỏi:
Dạ xin chào ạ! Dạ thưa cho cháu hỏi: em cháu lúc 1h đêm đi ăn khuya,do em cháu vừa học vừa đi làm thêm, đi không đội mũ bảo hiểm bị công an phường bắt về và cho xét nghiệm thì bị nghiện dương tính, xét nghiệm 2 lần thử nước tiểu thì đều dương tính. Dù hỏi thế nào em cháu cũng một mực nói em không dùng ma túy, lúc dẫn em ra xe đi vào trung tâm cai nghiện em trai cháu vừa khóc vừa nói em không có hút ma túy, em đi học ngày, tối đi làm thì thời gian đâu mà hút hít, em cháu cứ nói hoài vậy. Các cô,các chú cho cháu hỏi kết quả vậy đã chính xác chưa? Cháu muốn hỏi muốn bảo lãnh thì phải làm sao? Nếu kết quả sai vào trung tâm có xét nghiệm lại không? Có thả em cháu ra không? Mong các cô, các chú cho cháu biết gia đình cháu phải làm gì? Giờ em cháu học chưa ra trường, mong cô, chú giúp đỡ, cho cháu lời khuyên, mong sự hồi âm từ cô chú, cháu xin chân thành cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Điều 3 Thông tư liên tịch số 17/2015/TTLT-BYT-BLĐTBXH-BCA quy định cụ thể về thẩm quyền xác định tình trạng nghiện ma túy:
“Người có thẩm quyền xác định tình trạng nghiện ma túy là bác sỹ hoặc y sỹ, có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, có chứng chỉ hoặc chứng nhận tập huấn về chẩn đoán và điều trị cắt cơn nghiện ma túy do Cục Quản lý Khám, chữa bệnh- Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức hoặc các viện, bệnh viện, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có đủ điều kiện thực hiện tập huấn và cấp chứng chỉ hoặc chứng nhận được Bộ Y tế giao, đang làm việc tại các cơ sở y tế sau:
1. Các cơ sở y tế quân y, y tế quân dân y.
2. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của ngành công an.
3. Phòng y tế của cơ sở cai nghiện bắt buộc.
4. Phòng y tế của các cơ sở có chức năng tiếp nhận, quản lý người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định, trong thời gian lập hồ sơ để Tòa án nhân dân xem xét quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
5. Trạm y tế xã, phường, thị trấn; phòng khám đa khoa khu vực; bệnh viện cấp huyện trở lên và bệnh viện thuộc các Bộ, ngành khác.
Như vậy, chỉ có các chủ thể được quy định ở trên mới có thẩm quyền tiến hành xét nghiệm tình trạng nghiện mà túy và chỉ những kết quả xét nghiệm do các chủ thể trên cung cấp mới có giá trị pháp lý để làm căn cứ áp dụng các biện pháp xử lý đối với người bị xét nghiệm.
Về thẩm quyền đề nghị xác định tình trạng nghiện ma túy, theo khoản 1 Điều 4 Thông tư liện tịch số 17/2015/TTLT-BYT-BLĐTBXH-BCA: “Văn bản đề nghị xác định tình trạng nghiện ma túy của Công an xã, phường, thị trấn hoặc công an cấp huyện, cấp tỉnh”. Như vậy, công an phường có quyền yêu cầu xét nghiệm tình trạng nghiện ma túy của em bạn.
Nếu như, công an phường nơi tổ chức xét nghiệm ma túy em bạn thực hiện đúng theo thủ tục và thẩm quyền như đã nêu ở trên thì kết quả xét nghiệm em bạn dương tính với ma túy sẽ có giá trị pháp lý.
Theo Điều 3 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc:
“Đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tạiKhoản 1 Điều 96 của Luật xử lý vi phạm hành chínhgồm:
1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.
2. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy nhưng không có nơi cư trú ổn định.”
Như vậy, theo như bạn trình bày, em bạn không thuộc vào hai trường hợp trên thì công an phường không có quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Do đó, để có thể bảo vệ vệ quyền lợi của người em bạn, bạn có thể thể đưa em bạn đi xét nghiệm tình trạng nghiện ma túy lại tại một trong số các cơ quan có thẩm quyền xác định tình trạng nghiện ma túy như trên. Nếu như kết quả âm tính, theo điều em của bạn có thể khiếu nại quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính của cơ quan hoặc tố cáo hành vi làm sai quy định của pháp luật.
4. Thủ tục miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Luật sư tư vấn:
Theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 221/2013/NĐ-CP quy định về miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cái nghiện bắt buộc như sau:
Người phải chấp hành quyết định nhưng chưa đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được miễn chấp hành quyết định theo một trong các trường hợp sau đây:
+ Mắc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận của bệnh viện;
+ Trong thời gian hoãn chấp hành quyết định quy định tại Khoản 1 Điều này mà người đó có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật hoặc lập công hoặc không còn nghiện ma túy;
+ Người tiến bộ rõ rệt là người tích cực lao động, học tập, tham gia các phong trào chung của địa phương, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
+ Người lập công là người dũng cảm cứu người, cứu được tài sản của Nhà nước, của tập thể hoặc của người khác và được Ủy ban nhân dân cấp xã khen thưởng; có sáng kiến cải tiến kỹ thuật có giá trị trong lao động, sản xuất, được cơ quan chức năng từ cấp tỉnh trở lên công nhận; có thành tích đặc biệt xuất sắc trong phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc và được tặng giấy khen của Công an hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên.
+ Đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện.
Thủ tục đề nghị miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cái nghiện bắt buộc như sau:
Hồ sơ đề nghị hoãn miễn bao gồm:
+ Đơn đề nghị hoãn, miễn chấp hành quyết định của người phải chấp hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ;
+ Tài liệu chứng minh thuộc diện được hoãn, miễn chấp hành quyết định theo quy định
+ Hồ sơ đề nghị gửi Tòa án nhân dân cấp huyện nơi ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
5. Trường hợp không lập hồ sơ đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Luật sư tư vấn:
Theo Khoản 1 Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính, đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
Tuy nhiên, đối với một số trường hợp ngoại lệ, pháp luật quy định không phải đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Cụ thể theo Điều 5 Nghị định 221/2013/NĐ-CP, không lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau:
– Người theo quy định tại Khoản 2 Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính, bao gồm:
” + Người không có năng lực trách nhiệm hành chính. Người không có năng lực trách nhiệm hành chính là người thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình theo khoản 15 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính.
+ Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
+ Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.”
– Người đang tham gia các chương trình cai nghiện ma túy tại cộng đồng theo quy định tại Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính. Cụ thể, đó là người nghiện ma túy cư trú tại cộng đồng nhưng không tự giác khai báo và không tự nguyện đăng ký cai nghiện tại gia đình hoặc cộng đồng. (Khoản 1 Điều 16Nghị định 94/2010/NĐ-CP).
– Người đang tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện được quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Theo đó, không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người đang tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện, trừ các trường hợp người đang tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện có xét nghiệm dương tính với các chất dạng thuốc phiện từ 2 lần trở lên (trừ thuốc điều trị thay thế) sau khi đã đạt liều điều trị duy trì từ 12 tháng trở lên
6. Trường hợp nào phải đi cai nghiện bắt buộc?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho em hỏi, em có chơi ma tuý đá cùng với bạn bị bắt quả tang và đã phạt hành chính tại đó rồi họ chuyển hồ sơ của em về nơi em đang ở, và em đã bị triệu tập 2 lần xuống huyện để kiểm tra. Hôm nay em nhận được giấy bắt buộc đi cai nghiện của Toà án. Luật sư cho em hỏi liệu em có phải đi trại không ạ?
Luật sư tư vấn:
Về đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trại cai nghiện bắt buộc, Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:
Điều 96. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
“1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.”
Hướng dẫn quy định này, Điều 3 Nghị định 221/2013/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 136/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 3. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
“1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy hoặc trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.
2. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, bị chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy.
3. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, không có nơi cư trú ổn định.”
Luật sư tư vấn trường hợp phải đi cai nghiện bắt buộc:1900.6568
Như vậy, Tòa án sẽ căn cứ vào các đối tượng phải bắt buộc đi cai nghiện tại trại cai nghiện theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính. Vì vậy, nếu bạn thuộc một trong các trường hợp bắt buộc thì bạn phải chấp hành hình thức cai nghiện bắt buộc. Ngược lại, nếu bạn không thuộc vào bất kỳ các trường hợp phải cai nghiện bắt buộc nào cũng như không nằm trong các trường hợp không áp dụng các biện pháp cai nghiện bắt buộc thì Tòa án đã ra quyết định sai trong trường hợp của bạn. Vì bạn không nêu rõ trường hợp của bạn nên bạn có thể tham khảo các ý kiến trên để áp dụng cho trường hợp của mình.