Thủ tục hoàn công nhà cấp 4? Quy định pháp luật về xử lí trường hợp không lập bản vẽ hoàn công? Xây nhà lấn chiếm diện tích có được hoàn công? Điều kiện hoàn công nhà ở khi mua lại nhà?
Hoàn công hay hoàn công xây dựng hay hoàn thành công trình là một thủ tục hành chính trong hoạt động xây dựng công trình nhà cửa nhằm xác nhận sự kiện các bên đầu tư, thi công đã hoàn thành công trình xây dựng sau khi được cấp giấy phép xây dựng và đã thực hiện xong việc thi công có nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng. Hoàn công có ý nghĩa là điều kiện để được cấp đổi lại sổ hồng trong đó thể hiện những thay đổi về hiện trạng nhà đất sau khi thi công.
Hồ sơ xin xác nhận công trình hoàn công (thủ tục hoàn công xây dựng) bao gồm:
– Giấy báo kiểm tra công trình hoàn thành theo mẫu (1 bản chính).
– Giấy xin phép xây dựng nhà ở (1 bản sao y có chứng thực sao y), kèm theo bản vẽ thiết kế xây dựng nhà (1 bản sao không cần chứng thực sao y).
– Bản vẽ hiện trạng hoàn công (2 bản chính).
– Bản
Nơi nộp hồ sơ hoàn công xây dựng:
– Tại Sở Xây dựng: đối với những công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp 1, công trình tôn giáo, di tích lịch sử, miếu đình, tượng đài, quảng cáo, tranh hoành tráng, công trình trên các tuyến, trục đường chính TP do UBND TP qui định.
Luật sư
– Tại UBND quận, huyện: nhà ở riêng lẻ của người dân và các công trình xây dựng khác thuộc địa giới hành chính quận, huyện.
– Ban quản lý đầu tư và xây dựng các khu đô thị mới, khu công nghiệp, chế xuất, khu công nghệ cao: tất cả trường hợp xây dựng mới, công trình xây dựng tạm, sửa chữa cải tạo mà theo qui định phải xin giấy phép xây dựng trên phạm vi ranh giới khu đô thị, chế xuất, công nghiệp đó.
– UBND xã: nhà ở riêng lẻ ở điểm khu dân cư nông thôn đã có qui hoạch xây dựng thuộc địa giới hành chính xã.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục hoàn công nhà cấp 4
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có xây dựng một nhà cấp 4 đã hoàn thành và có giấy phép xây dựng, tuy nhiên tôi tự thuê nhân công xây dựng chứ không khoán hay thuê một công ty nào? Tôi có lấy hóa đơn vật tư đứng tên chủ nhà. Vậy tôi phải làm thủ tục như thế nào để hoàn công? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Tại Điều 6 Thông tư 10/2014/TT-BXD ngày 11 tháng 7 năm 2014 Quy định một số nội dung về quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ quy định:
Điều 6. Thiết kế xây dựng nhà ở
1. Đối với nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng bằng hoặc nhỏ hơn 250m2, từ 2 tầng trở xuống, việc thiết kế nhà ở thực hiện như sau:
a) Mọi tổ chức, cá nhân được thiết kế nếu có đủ năng lực, kinh nghiệm thiết kế nhà ở có quy mô tương tự và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế.
b) Trường hợp ở nông thôn, khi xây dựng nhà ở một tầng có kết cấu đơn giản thì không bắt buộc phải lập bản vẽ thiết kế cụ thể, chủ nhà có thể thi công theo mẫu nhà ở đã được xây dựng nhưng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng công trình nhà ở.
c) Khuyến khích chủ nhà thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định để thiết kế nhà ở.
…
Như vậy đối với những công trình đơn giản là nhà cấp 4 ở nông thôn có thể không cần lập bản vẽ thiết kế cụ thể, tuy nhiên trường hợp của bản đã có bản vẽ thiết kế để xin giấy phép xây dựng. Do bạn không có hợp đồng với đơn vị thi công công trình. Theo đó, thủ tục xin hoàn công cần có những giấy tờ cơ bản sau:
– Giấy báo kiểm tra công trình hoàn thành theo mẫu;
– Giấy phép xây dựng nhà ở;
– Bản vẽ thiết kế xây dựng nhà ở;
– Bản vẽ hiện trạng hoàn công;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước đó.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết:
– Tại UBND quận, huyện: nhà ở riêng lẻ của người dân và các công trình xây dựng khác thuộc địa giới hành chính quận, huyện;
– UBND xã: nhà ở riêng lẻ ở điểm khu dân cư nông thôn đã có qui hoạch xây dựng thuộc địa giới hành chính xã.
2. Quy định pháp luật về xử lí trường hợp không lập bản vẽ hoàn công
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi xây dựng nhà ở tại khu đô thị nhưng không lập bản vẽ hoàn công thì có bị xử phạt và xử phạt như thế nào thưa Luật sư?
Luật sư tư vấn:
Tại khoản 2, Điều 29 của Nghị định 121/2013/NĐ- CP, nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kĩ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở đã xác định hành vi không lập bản vẽ hoàn công theo quy định pháp luật là một căn cứ để có thể bị xử phạt hành chính. Cụ thể:
“ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tuân thủ quy định của thiết kế về sử dụng vật liệu xây không nung đối với công trình bắt buộc phải sử dụng vật liệu xây không nung;
b) Không lập bản vẽ hoàn công theo quy định hoặc lập bản vẽ hoàn công không đúng thực tế thi công;
c) Vi phạm các quy định về bảo hành công trình”.
Như vậy, với hành vi không lập bản vẽ hoàn công bạn có thể bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng theo Nghị định 121/2013/NĐ- CP
3. Xây nhà lấn chiếm diện tích có được hoàn công?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi xây nhà vào tháng 5/2015, đến nay nhà đã xây xong. Tuy nhiên, trong khi xây do không cẩn thận nên đã lấn chiếm diện tích đất công là 0,5m so với diện tích trong giấy phép xây dựng được cấp. Xin hỏi giờ tôi có được hoàn công hay không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại khoản 11 Điều 12 Luật Xây dựng 2014 thì một trong các hành vi bị nghiêm cấm đó là:
“Sử dụng công trình không đúng với mục đích, công năng sử dụng; xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung”.
Như vậy, hành vi xây dựng nhà lấn chiếm đất công 0,5m của gia đình bạn là hành vi vi phạm pháp
“Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quy định tại Khoản 1 Điều này xảy ra trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác;”
Như vậy trong trường hợp này gia đình bạn sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 121/2013/NĐ-CP. Theo quy định tại Điều 4 Nghị định này thì thời hiệu xử phạt hành chính trong hoạt động xây dựng là 02 năm. Trường hợp của bạn, bạn xây nhà vào tháng 5/2015, tính đến thời điểm này, hành vi vi phạm của gia đình bạn vẫn nằm trong thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
Để được hoàn công gia đình bạn phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của Nghị định 212/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong xây dựng đối với hành vi xây nhà lấn chiếm diện tích của gia đình mình. Cụ thể theo quy định tại Điều 5 Nghị định 121/2013/NĐ-CP thì hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
“1. Các hình thức xử phạt chính:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 24 tháng.
3. Các biện pháp khắc phục hậu quả:
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường;
c) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính;
đ) Buộc phá dỡ công trình xây dựng, bộ phận công trình xây dựng vi phạm theo quy định tại
e) Các biện pháp khác được quy định tại Nghị định này”.
Trong trường hợp này, gia đình bạn có thể bị phạt tiền theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP như sau:
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ởriêng lẻ ở nông thôn hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
Ngoài ra, gia đình bạn còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó là khôi phục lại tình trạng ban đầu. Với biện pháp này, gia đình bạn sẽ phải tháo dỡ phần cồng trình trên diện tích đất lấn chiếm.
4. Điều kiện hoàn công nhà ở khi mua lại nhà
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi mua căn nhà xây năm 2012, có xin giấy phép, xây 1 trệt, 1 lầu, 1 lửng. Nhưng vì điều kiện kinh tế, nên chỉ xây được có 1 trệt, 1 lửng và chưa làm hoàn công. Nay tôi mua lại thì có làm hoàn công được không, nếu được thì làm như thế nào, xin luật sư tư vấn giúp xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Hoàn công hay hoàn thành công trình là một thủ tục hành chính trong hoạt động xây dựng công trình nhà cửa nhằm xác nhận sự kiện các bên đầu tư, thi công đã hoàn thành công trình xây dựng sau khi được cấp giấy phép xây dựng và đã thực hiện xong việc thi công có nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng.
Theo Luật xây dựng 2014 quy định nghiệm thu công trình xây dựng như sau:
“Điều 123. Nghiệm thu công trình xây dựng.
1. Việc nghiệm thu công trình xây dựng gồm:
a) Nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công và nghiệm thu các giai đoạn chuyển bước thi công khi cần thiết;
b) Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, hoàn thành công trình xây dựng để đưa vào khai thác, sử dụng.
2. Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, quy định về quản lý sử dụng vật liệu xây dựng và được nghiệm thu theo quy định của Luật này.
3. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng. Tổ chức, cá nhân tham gia nghiệm thu chịu trách nhiệm về sản phẩm do mình xác nhận khi nghiệm thu công trình xây dựng.
4. Công trình quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn cộng đồng và môi trường, công trình sử dụng vốn nhà nước phải được kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình. Trách nhiệm tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu được quy định như sau:
a) Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư đối với công trình quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp;
b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư đối với các công trình không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
5. Chính phủ quy định chi tiết về quản lý chất lượng, nghiệm thu và giải quyết sự cố công trình xây dựng.”
Như vậy, để làm thủ tục hoàn công thì công trình đó phải được nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng. Việc nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng khi bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình.
Luật sư tư vấn về thủ tục hoàn công xây dựng qua tổng đài:1900.6568
Theo bạn trình bày thì theo giấy phép xây dựng căn nhà được xây dựng theo thiết kế xây dựng một tầng trệt, một tầng lầu, một tầng lửng nhưng căn nhà chỉ mới xây được tầng trệt và một tầng lửng như vậy là xây dựng không đúng theo giấy phép xây dựng được cấp do vậy sẽ không thể nghiệm thu hoàn thành công trình và không thể làm thủ tục hoàn công được.
Hành vi này còn bị xử phạt hành chính theo khoản 5 Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở như sau:
“Điều 13. Vi phạm quy định về tổ chức thi công xây dựng.
5. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới như sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.”