Chủ trương đầu tư được xem là quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các nội dung chủ yếu của chương trình, dự án đầu tư. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay, quy trình và thành phần hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương dự án đầu tư được ghi nhận như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án:
Trước hết, cần phải tìm hiểu quy định của pháp luật về vấn đề chấp thuận chủ trương đầu tư dự án. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Văn bản hợp nhất Luật đầu tư năm 2022 có quy định về vấn đề chấp thuận chủ trương đầu tư, theo đó chấp thuận chủ trương đầu tư là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định chấp thuận về mục tiêu, địa điểm, tiến độ, thời hạn, quy mô thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư thực hiện dự án, hình thức lựa chọn nhà đầu tư, cơ chế và chính sách đặc biệt đối với quá trình thực hiện dự án đầu tư. Theo đó, việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương dự án đầu tư là chấp thuận về mục tiêu, quy mô, tiến độ, thời hạn, địa điểm thực hiện dự án đầu tư, các nhà đầu tư thực hiện dự án và hình thức lựa chọn các nhà đầu tư, cơ chế và một số chính sách đặc biệt trong quá trình thực hiện dự án đầu tư.
Quy trình đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án được thực hiện như sau:
Bước 1: Các doanh nghiệp có nhu cầu đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cần phải chuẩn bị hồ sơ căn cứ theo quy định tại Điều 30 của Văn bản hợp nhất luật đầu tư năm 2022. Sau khi chuẩn bị hồ sơ phải nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này được xác định là Sở kế hoạch và đầu tư nơi tiến hành dự án đầu tư. Có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính.
Bước 2: Sở kế hoạch và đầu tư sẽ tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Sở kế hoạch và đầu tư tiếp nhận hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương dự án đầu tư đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương dự án đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ngoài khu công nghiệp, khu công nghiệp cao, khu kinh tế, dự án đầu tư được thực hiện đồng thời ở trong và ngoài khu công nghiệp/khu công nghệ cao/khu kinh tế, dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp/khu công nghệ cao và khu kinh tế nơi chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp/khu công nghệ cao/khu kinh tế, hoặc không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý.
Bước 3: Tiến hành hoạt động thẩm định hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương dự án đầu tư. nội dung thẩm định sẽ bao gồm các vấn đề cơ bản sau đây:
– Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư đối với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch cấp tỉnh, quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt;
– Đánh giá nhu cầu sử dụng đất, và đánh giá sơ bộ và hiệu quả kinh tế xã hội của các dự án đầu tư, đánh giá tác động về môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
– Đánh giá về ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật;
– Đánh giá về công nghệ sử dụng trong quá trình xây dựng dự án đầu tư đối với các loại hình dự án đầu tư thuộc diện thẩm định hoặc lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
– Đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư so với mục tiêu, định hướng phát triển đô thị, chương trình kế hoạch phát triển nhà ở, sơ bộ phương án phân kỳ đầu tư sao cho đảm bảo yêu cầu đồng bộ trong quá trình xây dựng dự án, cơ cấu sản phẩm nhà ở và sử dụng quỹ đất phát triển nhà ở xã hội, phương án đầu tư xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng đô thị trong/ngoài phạm vi dự án đối với các loại hình dự án đầu tư xây dựng các khu đô thị và nhà ở;
– Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với yêu cầu bảo vệ và phát huy giá trị, vai trò của các loại hình di sản văn hóa theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Bước 4: Trả và nhận kết quả. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính trong trường hợp này đó là văn bản chấp nhận đề nghị chủ trương dự án đầu tư. Trong trường hợp không chấp nhận chủ trương đầu tư dự án thì cần phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do chính đáng.
2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án:
Căn cứ theo quy định tại Điều 33 của Văn bản hợp nhất Luật đầu tư năm 2022 có quy định cụ thể về thành phần hồ sơ đề nghị chấp nhận chủ trương đầu tư dự án. Cụ thể bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản sau đây:
– Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, trong đó bao gồm văn bản cam kết chịu mọi chi phí rủi ro nếu dự án đầu tư đó không được chấp thuận;
– Giấy tờ tài liệu về tư cách pháp lý của các nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;
– Văn bản, giấy tờ tài liệu chứng minh năng lực tài chính của các nhà đầu tư, bao gồm tài liệu: báo cáo tài chính trong khoảng thời gian hai năm gần nhất của các nhà đầu tư, cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ, cam kết hỗ trợ tài chính của các tổ chức tài chính tín dụng, bảo lãnh về năng lực tài chính của các nhà đầu tư khác, văn bản tài liệu chứng minh năng lực tài chính của các nhà đầu tư;
– Đề xuất dự án đầu tư. Trong đề xuất dự án đầu tư cần phải bao gồm các nội dung chủ yếu như: và thông tin cơ bản của nhà đầu tư phải hình thức lựa chọn nhà đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, phương án huy động vốn đầu tư, mục tiêu đầu tư, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi, đánh giá sơ bộ tác động môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường …;
– Trong trường hợp dự án đầu tư không đề nghị nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì cần phải kèm theo giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc các loại giấy tờ, tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
– Hợp đồng hợp tác kinh tế, các loại giấy tờ và tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, chứng minh điều kiện và năng lực của các nhà đầu tư theo quy định của pháp luật.
3. Chính sách về đầu tư kinh doanh bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Văn bản hợp nhất Luật đầu tư năm 2022 có quy định về chính sách đầu tư kinh doanh. Bao gồm:
– Nhà đầu tư có quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các là nghề mà pháp luật về đầu tư không cấm, đối với các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì các nhà đầu tư trong quá trình đầu tư kinh doanh cần phải đáp ứng đầy đủ điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật;
– Nhà đầu tư sẽ được tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về hoạt động đầu tư kinh doanh của mình theo quy định của pháp luật đầu tư và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, các nhà đầu tư được quyền tiếp cận và sử dụng các nguồn vốn tín dụng, được sử dụng quỹ hỗ trợ, sử dụng đất đai và một số nguồn tài nguyên khác theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực đầu tư;
– Nhà đầu tư bị đình chỉ hoạt động kinh doanh, ngưng hoạt động đầu tư kinh doanh, chấm dứt hoạt động đầu tư kinh doanh trên thực tế nếu hoạt động này gây phương hại đến an ninh quốc phòng hoặc có nguy cơ gây ảnh hưởng đến nền an ninh quốc phòng quốc gia;
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, thu nhập, vốn đầu tư và các quyền lợi hợp lý khác của các nhà đầu tư;
– Nhà nước đối xử bình đẳng, công bằng giữa các nhà đầu tư với nhau, có chính sách khuyến khích và tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững trong các ngành kinh tế;
– Nhà nước luôn luôn tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế trong lĩnh vực đầu tư mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
THAM KHẢO THÊM: