Khái quát về hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất? Quy định về thủ tục hải quan với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất?
Thực tế hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam cho thấy số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, chuyển khẩu, quá cảnh, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập tăng lên nhanh chóng qua các năm. Mặt khác, Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi cho việc trung chuyển hàng hóa nên trong những năm gần đây hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa phát triển mạnh mẽ cả về quy mô lẫn tốc độ. Quản lý nhà nước về hải quan đối với loại hình này đã tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế – xã hội nhất định.
Mục lục bài viết
1. Khái quát về hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất:
Hoạt động tạm nhập tái xuất hàng hóa được coi là hoạt động kinh tế trong tổng thể nền kinh tế của Việt Nam từ năm 2005 khi
Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có các đặc điểm sau:
– Thời gian hàng hóa tạm nhập, tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá 60 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục tạm nhập. (Khoản 4, Điều 13, Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương).
– Hàng hóa tạm nhập, tái xuất chịu sự giám sát của Hải quan từ khi nhập khẩu cho tới khi thực xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
– Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn cách thức thanh toán tiền hàng theo phương thức tạm nhập, tái xuất.
2. Quy định về thủ tục hải quan với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất:
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất. Chi cục hải quan cửa khẩu có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy trình thủ tục hải quan để quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất.
Trường hợp doanh nghiệp đăng ký làm thủ tục hải quan tạm nhập hàng hóa tại một chi cục hải quan và tái xuất hàng hóa qua một cửa khẩu khác với cửa khẩu tạm nhập thì hải quan cửa khẩu tạm nhập có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc theo dõi, quản lý từ khi hàng hóa được chuyển cửa khẩu cho tới khi nhận được thông tin hồi báo của chi cục hải quan cửa khẩu xuất. Nếu quá thời hạn quy định mà hải quan cửa khẩu tạm nhập chưa nhận được thông tin hồi báo của hải quan cửa khẩu xuất thì hải quan cửa khẩu tạm nhập phải có các biện pháp để truy tìm lô hàng. Hải quan cửa khẩu nơi tái xuất hàng hóa phải có trách nhận tiếp nhận hàng hóa được chuyển đến, làm thủ tục tái xuất cho hàng hóa và thực hiện hồi báo thông tin cho hải quan nơi hàng hóa tạm nhập.
Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện thanh khoản hồ sơ tạm nhập thì cơ quan hải quan thực hiện việc ấn định thuế và cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với lô hàng tiếp theo của doanh nghiệp đó.
Về nguyên tắc thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được thực hiện như đối với một lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Theo đó, khi làm thủ tục tạm nhập cho lô hàng người khai hải quan phải nộp và xuất trình hồ sơ hải quan như quy định về hồ sơ một lô hàng nhập khẩu thương mại cho chi cục hải quan cửa khẩu nơi lô hàng tạm nhập được vận chuyển đến Việt Nam.
Thủ tục hải quản đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được quy định tại Điều 82, Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, cụ thể:
– Thủ tục hải quan tạm nhập:
+ Hồ sơ hải quan tạm nhập bao gồm: các giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan nhập khẩu, đồng thời doanh nghiệp phải chuẩn bị thêm các tài liệu:
+ Địa điểm làm thủ tục hải quan: Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi lưu giữ hàng hóa tạm nhập.
– Thủ tục hải quan tái xuất:
+ Hồ sơ hải quan tái xuất bao gồm: các giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan xuất khẩu. Trường hợp tại thời điểm làm thủ tục hải quan tạm nhập, người khai hải quan thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục V ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC thì khi làm thủ tục hải quan tái xuất, việc khai hải quan cũng được thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này.
+ Địa điểm làm thủ tục hải quan tái xuất: Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu tái xuất. Riêng hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất thuộc loại hình kinh doanh có điều kiện theo quy định của Chính phủ thì phải làm thủ tục hải quan tái xuất tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập.
Có thể nhận định rằng, các thủ tục hải quan thường rất phức tạp và mất nhiều thời gian, bằng việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử cũng đã phần nào khắc phục được vấn đề thời gian và đơn giản thủ tục hành chính nhưng dường như điều đó là chưa triệt để.
Liên quan đến thủ tục hải quan, chủ thể kinh doanh tạm nhập, tái xuất phải chú ý đến thời hạn lưu giữ, theo đó: “Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá 60 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập. Trường hợp cần kéo dài thời hạn, thương nhân có văn bản đề nghị gia hạn gửi Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục tạm nhập; thời hạn gia hạn mỗi lần không quá 30 ngày và không quá hai 2 lần gia hạn cho mỗi lô hàng tạm nhập, tái xuất.Quá thời hạn nêu trên, thương nhân phải tái xuất hàng hóa ra khỏi Việt Nam hoặc tiêu hủy. Trường hợp nhập khẩu vào Việt Nam thì thương nhân phải tuân thủ các quy định về quản lý nhập khẩu hàng hóa và thuế.” (Khoản 4, Điều 13, Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương).
Việc đặt ra thời hạn lưu giữ là hoàn toàn hợp lý và cần thiết, phù hợp với tính chất “tạm nhập-tái xuất”.
Sau khi thực hiện thủ tục hải quan, hoạt động kiểm tra sau thông quan có ý nghĩa quan trọng được thực hiện, kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất nhằm mục đích thẩm định tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ mà doanh nghiệp đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan hải quan đối với hàng hoá kinh doanh tạm nhập, tái xuất đã được thông quan đối chiếu với chứng từ xuất kho, nhập kho, sổ sách chứng từ kế toán của doanh nghiệp, chứng từ thanh toán qua ngân hàng…và thẩm định việc tuân thủ pháp luật trong quá trình làm thủ tục hải quan của doanh nghiệp thông qua việc xác minh thông tin tại cửa khẩu tái xuất, hãng tầu, tài liệu cảng vụ, đơn vị xếp dỡ hàng hóa, lực lượng Biên Phòng. Trên cơ sở phân tích thông tin quản lý rủi ro, dấu hiệu vi phạm trong đó tập trung kiểm tra sau thông quan đối với doanh ngh iệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất những mặt hàng nhậy cảm, thuế suất cao, kim ngạch lớn, các trường hợp tạm nhập quá hạn nhưng chưa tái xuất hoặc tái xuất nhưng chưa thực hiện thanh khoản.