Hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm xuất khẩu của các DNCX phải thực hiện thủ tục hải quan theo các quy định. Vậy thủ tục hải quan khi doanh nghiệp chế xuất mượn máy móc được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục hải quan khi doanh nghiệp chế xuất mượn máy móc:
Khoản 1 Điều 74 Thông tư
– Hàng hóa mua, bán, thuê, mượn giữa các DNCX với nhau. Trường hợp các hàng hóa là những nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị của hợp đồng gia công giữa các DNCX thì sẽ thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 76 Thông tư 38/2015/TT-BTC;
– Hàng hóa là vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng mua từ nội địa để xây dựng các công trình, phục vụ cho việc điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại DNCX;
– Hàng hóa luân chuyển trong nội bộ của một DNCX, luân chuyển giữa những DNCX ở trong cùng một khu chế xuất;
– Hàng hóa của các DNCX thuộc trong một tập đoàn hay là hệ thống công ty tại Việt Nam, có hạch toán phụ thuộc;
– Hàng hóa đưa vào, đưa ra DNCX để bảo hành, sửa chữa hoặc thực hiện một số các công đoạn trong hoạt động sản xuất như: kiểm tra, phân loại, đóng gói, đóng gói lại. Trường hợp mà không thực hiện làm thủ tục hải quan, DNCX lập và lưu trữ chứng từ, sổ chi tiết việc theo dõi các hàng hóa đưa vào, đưa ra theo đúng các quy định của Bộ Tài chính về mua bán các hàng hóa, chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ mục đích, nguồn hàng hóa.
Theo quy định này thì khi doanh nghiệp chế xuất mượn máy móc có thể sẽ lựa chọn thực hiện hoặc là không thực hiện thủ tục hải quan. Nếu như doanh nghiệp chế xuất mượn máy móc chọn thực hiện thủ tục hải quan thì thủ tục hải quan khi doanh nghiệp chế xuất mượn máy móc được thực hiện như sau:
1.1. Chuẩn bị và nộp hồ sơ hải quan khi doanh nghiệp chế xuất mượn máy móc:
Hồ sơ hải quan khi doanh nghiệp chế xuất mượn máy móc tạm nhập – tái xuất bao gồm có những giấy tờ sau:
– Tờ khai hải quan theo đúng mẫu pháp luật quy định;
– Chứng từ vận tải trong trường hợp các hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: chuẩn bị 01 bản chụp;
– Giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo đúng quy định của pháp luật có liên quan: chuẩn bị 01 bản chính.
Hồ sơ hải quan khi doanh nghiệp chế xuất mượn máy móc tạm xuất – tái nhập bao gồm có những giấy tờ sau:
– Tờ khai hải quan theo đúng mẫu pháp luật quy định;
– Giấy phép xuất khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo đúng quy định của pháp luật có liên quan: chuẩn bị 01 bản chính.
Lưu ý rằng, người khai hải quan phải khai đầy đủ và chính xác, trung thực, rõ ràng các tiêu chí trên tờ khai hải quan, tự tính để xác định về số thuế, về các khoản thu khác phải nộp ngân sách nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung đã khai.
Khai hải quan được thực hiện theo phương thức điện tử. Người khai hải quan khi doanh nghiệp chế xuất mượn máy móc đăng ký thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
1.2. Giải quyết hồ sơ hải quan khi doanh nghiệp chế xuất mượn máy móc:
– Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, xử lý tờ khai hải quan khi mà doanh nghiệp chế xuất mượn máy móc:
+ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, xử lý tờ khai hải quan khi doanh nghiệp chế xuất mượn máy móc 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần.
+ Trong trường hợp không chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan khi doanh nghiệp chế xuất mượn máy móc, cơ quan Hải quan thông báo thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cho chính người khai hải quan biết và nêu rõ lý do.
+ Trường hợp chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan khi doanh nghiệp chế xuất mượn máy móc, Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cấp số tờ khai hải quan, xử lý tờ khai hải quan khi doanh nghiệp chế xuất mượn máy móc và phản hồi thông tin cho người khai hải quan.
+ Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan căn cứ tiêu chí phân loại mức độ rủi ro do Bộ trưởng Bộ Tài chính đã quy định để quyết định việc kiểm tra hải quan và thông báo ở trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo một trong những hình thức dưới đây:
++ Chấp nhận thông tin khai trong Tờ khai hải quan để quyết định thông quan các hàng hóa;
++ Kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp, xuất trình hoặc những chứng từ có liên quan ở trên cổng thông tin một cửa quốc gia để quyết định về việc thông quan hàng hóa hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa để quyết định thông quan.
1.3. Kiểm tra thực tế hàng hóa khi doanh nghiệp chế xuất mượn máy móc:
– Nội dung kiểm tra gồm: Kiểm tra tên hàng, mã số, số lượng, trọng lượng, khối lượng, chủng loại, chất lượng của hàng hóa, xuất xứ, trị giá hải quan của hàng hóa. Thực hiện kiểm tra đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hóa với hồ sơ hải quan.
– Đối với các hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải có kiểm tra thực tế, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận, xử lý hồ sơ hải quan
– Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đã tiếp nhận, xử lý hồ sơ hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi mà lưu giữ hàng hóa hoặc là thủ trưởng cơ quan Hải quan quản lý địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung quyết định thay đổi về mức độ, về hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
– Mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa: Việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện cho đến khi mà đủ cơ sở xác định tính hợp pháp, phù hợp của toàn bộ số lô hàng với hồ sơ hải quan khi doanh nghiệp chế xuất mượn máy móc. Công chức hải quan thực hiện kiểm tra thực tế về các hàng hóa theo quyết định của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan và căn cứ vào thông tin liên quan đến các hàng hóa tại thời điểm kiểm tra; chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra đối với các phần hàng hóa được kiểm tra.
– Trong quá trình kiểm tra thực tế hàng hóa nếu cần thiết phải thay đổi về hình thức kiểm tra hàng hóa thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi kiểm tra thực tế về các hàng hóa quyết định. Kết quả kiểm tra thực tế bằng máy soi, bằng thiết bị soi chiếu kết hợp với cân điện tử và những thiết bị kỹ thuật khác là cơ sở để cơ quan hải quan ra quyết định việc thông quan hàng hóa.
2. Quy định khi doanh nghiệp chế xuất mượn máy móc không lựa chọn làm thủ tục hải quan:
Như đã nói ở mục trên, khi doanh nghiệp chế xuất mượn máy móc có thể sẽ lựa chọn thực hiện hoặc là không thực hiện thủ tục hải quan. Khoản 1 Điều 74 Thông tư 38/2015/TT-BTC về thủ tục hải quan, quản lý thuế đối với hàng xuất, nhập khẩu đã được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 39/2018/TT-BTC quy định rõ trường hợp không làm thủ tục hải quan, DNCX lập và lưu trữ chứng từ, sổ chi tiết việc theo dõi về các hàng hóa đưa vào, đưa ra theo các quy định của Bộ Tài chính về mua bán các hàng hóa, chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó phải xác định rõ về mục đích, nguồn hàng hóa. Như vậy, khi doanh nghiệp chế xuất mượn máy móc không lựa chọn làm thủ tục hải quan thì khi đó doanh nghiệp chế xuất phải lập và lưu trữ các chứng từ, sổ chi tiết việc theo dõi các hàng hóa đưa vào, đưa ra về việc mua bán hàng hóa, chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó phải xác định rõ mục đích, nguồn hàng hóa.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 38/2015/TT-BTC về thủ tục hải quan, quản lý thuế đối với hàng xuất, nhập khẩu được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 39/2018/TT-BTC.