Hàng chuyển phát nhanh là gì? Địa điểm làm thủ tục hải quan cho hàng chuyển phát nhanh? Thủ tục hải quan đối với hàng chuyển phát nhanh? Dịch vụ thủ tục hải quan hàng chuyển phát nhanh? Tư vấn pháp luật?
Hiện nay, Đời sống người dân ở nước ta ngày càng phát triển, và như cầu dùng độ ngoại nhập của người dân ngày càng tăng lên rất nhiều. Vậy việc vận chuyển hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam là rất lâu ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng hàng ngoài nhập của người dân. Chính vì vậy hình thức chuyển phát nhanh đã ra đời để phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa trong nước và ngoài nước được nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Cơ sở pháp lý:
-
-
-
1. Hàng chuyển phát nhanh là gì?
Trên thực tế hàng hóa chuyển phát nhanh được hiểu là hàng hóa của chủ hàng thuê các công ty chuyên về lĩnh vực chuyển phát, bưu điện đảm nhận khâu vận chuyển. Các công ty này thực hiện việc cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh. Đây được xem là dịch vụ vận chuyển hàng hóa, vật phẩm, thư từ, tài liệu… từ nơi này đến nơi khác ở trong nước và ngoài nước trong một khoảng thời gian nhất định.
Gọi đây là dịch vụ chuyển phát nhanh có ý hiểu là dịch vụ chuyển phát có yếu tố nhanh về mặt thời gian và có độ tin cậy đối với người nhờ vận chuyển cao.
Trong quá trình chuyển phát nhanh có một số mặt hàng được quy định rõ ràng về cân nặng tối đa, chiều dài tối đa và điều đặc biệt là có quy định riêng đối với các mặt hàng nhạy cảm như: hàng cấm (ma túy, chất kích thích, chất dễ cháy nổ,…), hàng quý hiếm…
2. Địa điểm làm thủ tục hải quan cho hàng chuyển phát nhanh
Theo quy định thì hàng hóa chuyển phát nhanh được làm thủ tục hải quan tại chi cục hải quan cửa khẩu (Điều 3
Để tránh việc nhầm lẫn thì những người thực hiện việc làm thủ tục hải quan cho hàng chuyển phát nhanh thì cách tốt nhất là cần cập nhật thường xuyên. Với doanh nghiệp lần đầu hoặc đã lâu mới làm hàng CPN thì nên trực tiếp hỏi chi cục hải quan trước khi truyền tờ khai.
Chi cục hải quan chuyển phát nhanh Hà Nội
– Địa chỉ: Địa chỉ: Xã Phú Minh – Huyện Sóc Sơn – Hà Nội.
– Điện thoại: 024.35812888 – Fax: 024.35812666
– Mã chi cục hải quan chuyển phát nhanh Hà Nội: 01DD (Tên rút gọn: CCHQCPNHN)
– Mã các kho CPN do chi cục quản lý:
+01DDC04 – Kho EMS
+01DDC05 – Kho Hợp Nhất
+01DDC06 – Kho UPS
+01DDC07– Kho Fedex
+01DDC08– Kho Liên Tỉnh
+01DDC09 – Kho TNT hàng nhập
+01DDC10 – Kho TNT hàng xuất
Chi cục hải quan chuyển phát nhanh Tp. HCM
– Địa chỉ: 6 Thăng Long, Phường 4, Quận Tân Bình, TP.HCM
– Điện thọai: 028.39487610 – Fax: 028.39487611
– Mã chi cục hải quan chuyển phát nhanh Tp.HCM: 02DS
– Mã kho CPN do chi cục quản lý:
+02DSC02 – Kho TNT
+02DSC05 – Kho DHL
+02DSC06 – Kho UPS
+02DSC07 – Kho Fedex
+02DSP02 – Kho EMS
3. Thủ tục hải quan đối với hàng chuyển phát nhanh
Được quy định cụ thể tại Thông tư 191/2015/TT-BTC và
Công việc phải làm của chủ hàng và công chức hải quan là khác nhau. Thủ tục cũng ít nhiều khác nhau cho các loại hình xuất nhập khẩu (kinh doanh, phi mậu dịch, hàng gia công, sản xuất xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu v.v…
Với những loại hình khác, các bước cơ bản cũng gần tương tự như loại hình kinh doanh, và có bổ sung theo đặc thù từng loại hình. Thủ tục thông quan cho hàng Air cũng tương tự, nhưng thường với tiến độ nhanh hơn.
Khi làm thủ tục hải quan, người khai tờ khai thực hiện những bước cơ bản sau:
Bước 1. Khai và nộp tờ khai hải quan
Tờ khai hải quan được lập theo mẫu quy định. Trước đây viết tay theo mẫu in sẵn. Nay hầu hết các Chi cục đã chuyển sang khai và nộp tờ khai theo hình thức hải quan điện tử bằng phần mềm chuyên dụng.
Từ tháng 4/2014, cơ quan hải quan đã bắt đầu triển khai áp dụng hệ thống VNACCS mới, và mẫu tờ khai cũng có thay đổi nhiều.
Bước 2. Lấy kết quả phân luồng
Sau khi có kết quả phần luồng từ hệ thống, bạn làm bước tiếp theo:
Luồng xanh
Về lý thuyết, chỉ cần xuống cảng lấy hàng sau khi nộp thuế (nếu có), mà không phải làm gì thêm.
Luồng vàng
Phải xuất trình bộ hồ sơ giấy, gồm những chứng từ như:
+Tờ khai hải quan (in từ phần mềm, không cần đóng dấu)
+ Hóa đơn thương mại (GĐ doanh nghiệp ký, đóng dấu tròn + chức danh)
+Chứng từ khác: vận đơn, giấy kiểm tra chất lượng …
Theo thông tư 38, thì hồ sơ hải quan đã đơn giản hơn, không cần Hợp đồng ngoại thương và chi tiết đóng gói tuy nhiên bạn nên chuẩn bị bản photo sẵn sàng để tham khảo tra cứu số liệu khi cần.
Luồng đỏ
Phải kiểm tra thực tế hàng hóa sau khi kiểm tra xong hồ sơ giấy. Đây là mức độ kiểm tra cao nhất, phải làm nhiều thủ tục và tốn kém chi phí, thời gian, công sức nhất cho cả chủ hàng và cán bộ hải quan.
Trước hết, bạn vẫn phải có bộ hồ sơ như luồng vàng trên đây. Sau khi hải quan tiếp nhận duyệt hồ sơ, sẽ chuyển sang cho đội kiểm hóa. Bạn đăng kí kiểm hóa, xuống cảng làm thủ tục hạ hàng đưa vào khu kiểm hóa, rồi liên hệ với cán bộ hải quan xuống làm thủ tục kiểm tra.
Hiện có 2 hình thức kiểm hóa: kiểm bằng máy soi (kiểm soi), và kiểm thủ công (gọi vui là “kiểm phanh”). Có trường hợp, hải quan kiểm máy soi thấy nghi ngờ lại cho mở container kiểm thủ công (rất mệt mỏi và tốn kém!).
Sau khi kiểm tra xong, cán bộ hải quan sẽ về Chi cục làm các thủ tục cần thiết: biên bản kiểm hóa. Nếu ok, sẽ làm thủ tục quyết & bóc tờ khai là xong phần ở chi cục. Bạn in mã vạch tờ khai hải quan, và đến cảng làm nốt thủ tục đổi lệnh và ký hải quan giám sát (còn gọi là ký cổng bãi) là xong.
Thêm một chi tiết hữu ích, trong quá trình làm thủ tục, bạn có thể vào website của tổng cục hải quan để cập nhật tình trạng một số bước công việc:
+Tra cứu nộp thuế, nợ thuế hải quan: sau khi nộp thuế xong, tra cứu nếu thấy tình trạng là “Hết nợ”, nghĩa là tiền thuế đã vào tài khoản của hải quan. Nếu chưa thì phải đợi, và nên kiểm tra lại khâu nộp thuế, nếu cần.
+Tra cứu tờ khai hải quan: tra cứu xem tình trang của tờ khai thế nào: đã thông quan hay chưa, ngày giờ thông quan…
+In mã vạch tờ khai hải quan: nếu có mã vạch là đã thông quan.
Bước 3. Nộp thuế
Người khai nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định: nộp ngay, ân hạn, bảo lãnh ngân hàng… Với hàng nhập khẩu theo loại hình kinh doanh hiện nay, thì đa số thuộc diện phải nộp thuế ngay. Khi nào có thuế nổi trong hệ thống, hải quan mới duyệt thông quan cho lô hàng,.
Thông quan hàng hóa
Thông quan hàng hóa được hiểu là việc hoàn tất các thủ tục hải quan với hàng xuất nhập khẩu.
Có thể tạm dịch nôm na theo kiểu Hán – Việt được thể hiện một cách dễ nhớ nhất như sau: Thông quan = Thông suốt (thông) để qua cửa khẩu (quan)
Từ những bước đã nêu phía trên và hàng được hải quan chấp nhận thông quan, thì cá nhân đã thực hiện xongquá trình thông quan hàng hóa. Khi đó, với hàng nhập khẩu, chủ hàng được quyền phân phối, mua bán, sử dụng…; còn với hàng xuất khẩu hoặc hàng đã đủ điều kiện đưa ra khỏi Việt Nam (hoặc đưa vào Khu phi thuế quan).
4. Dịch vụ thủ tục hải quan hàng chuyển phát nhanh
Khi khách hàng muốn tìm và làm dịch vụ thủ tục hải quan hàng chuyển phát nhanh tại sân bay Nội Bài, Đà Nẵng, hay Tân Sơn Nhất thì cần chuẩn bị một số chứng từ như sau:
+Hóa đơn thương mại (tiếng anh là Commercial Invoice)
+Phiếu đóng gói ( tiếng anh là Packing List)
+Vận đơn hàng không ( tiếng anh là Airway Bill)
+Hóa đơn phí dịch vụ chuyển phát nhanh (do DHL, TNT… phát hành)
+Giấy giới thiệu có kí tên đóng dấu tròn của doanh nghiệp.
+Chứng từ khác: Chứng nhận xuất xứ (C/O), catalog, tài liệu kỹ thuật…
Khi cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ, thì sẽ được tư vấn về chứng từ xuất nhập khẩu, lên và truyền tờ khai hải quan, nộp hồ sơ và làm thủ tục thông quan tại chi cục hải quan chuyển phát nhanh.
5. Tư vấn pháp luật
Tóm tắt câu hỏi:
Xin luật sư cho tôi hỏi tôi làm dịch vụ vận chuyển phát nhanh quốc tế thì công ty tôi cần chuẩn bị hồ sơ, thủ tục gì?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Luật Hải quan 2014 ,
*Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa
– Bản lược khai hàng hóa và Tờ khai tài liệu chứng từ không có giá trị thương mại theo Mẫu HQ 01-TKTLCT Phụ lục I Thông tư 191/2015/TT-BTC.
– Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa chuyển phát nhanh bao gồm:
+ Tờ khai hàng hóa nhập khẩu trị giá thấp hoặc Tờ khai hàng hóa XK chuyển phát nhanh trị giá thấp;
+ Vận tải đơn (chỉ yêu cầu đối với hàng hóa NK trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu vận tải bằng đường bộ);
+ Hóa đơn thương mại (nếu có).
– Hồ sơ hải quan.
*Trách nhiệm của Chi cục Hải quan tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ; đối chiếu các nội dung kê khai; không thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan, Chi cục trưởng quyết định kiểm tra hàng hóa bằng máy soi chiếu theo tỉ lệ không quá 5% tổng số hàng hóa thuộc tờ khai tài liệu chứng từ:
– Trường hợp kết quả kiểm tra phù hợp khai báo, xác nhận thông quan và lưu giữ hồ sơ theo quy định;
– Trường hợp kết quả kiểm tra qua máy soi chiếu chưa đủ cơ sở xác định dấu hiệu vi phạm pháp luật thì kiểm tra thực tế, chuyển xử lý vi phạm (nếu có).
Bộ phận hải quan sẽ có chức năng kiểm tra hàng hóa cũng như hồ sơ, đồng thời đối chiếu nội dung kê khái, nếu hàng hóa hợp lệ thì sẽ xác nhận thông quan.