Quyền đăng kí nhãn hiệu? Căn cứ để phản đối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu? Thủ tục phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu?
Hiện nay, rất nhiều những nhãn hiệu đã ra mắt trên thị trường nhưng chưa đăng ký thủ tục bảo hộ nhãn hiệu, điều này có thể khiến việc nhãn hiệu bị “ đánh cắp”, gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp. Mới đây nhất, dư luận đang xôn xao trước thông tin thương hiệu gạo ST25 Việt Nam đứng trước nguy cơ bị “đánh cắp” tại Mỹ khi có đến 4 doanh nghiệp ở nước này đã nhanh tay đăng ký bảo hộ loại “gạo ngon nhất thế giới” này. Vậy làm thế nào để phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu và trình tự các bước gửi thủ tục công văn phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu như thế nào để có thể bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp?
Căn cứ pháp lý:
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Quyền đăng ký nhãn hiệu :
Xây dựng, bảo hộ thương hiệu là việc làm cần thiết để doanh nghiệp không bị các đối tượng “xấu” lợi dụng uy tín sản phẩm của mình để làm nhũng đoạn thị trường, gây ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Hiện nay, tình trạng nhái thương hiệu xảy ra rất nhiều, đơn cử như thương hiệu bánh CHOCO-PIE, không khó để ta bắt gặp những thương hiệu có tên na ná như : CHOCO-PAL, CHOCO-PAN… Không chỉ vậy, nông sản của Việt Nam trong hàng chục năm qua còn nhiều hạn chế khiến nông sản Việt có những thời điểm rơi vào tình trạng bị doanh nghiệp của nước ngoài giả mạo hoặc đăng ký mất thương hiệu. Câu chuyện về nước mắm Phú Quốc, cà phê Trung Nguyên, kẹo dừa Bến Tre… là những ví dụ điển hình. Hay gần đây tình trạng này cũng xảy ra với gạo từng được xếp hạng là gạo ngon nhất thế giới ST25 khi bị các công ty lớn của Hoa Kì nhanh tay đăng ký bảo hộ nhãn hiệu khiến “thương hiệu gạo ngon số 1 thế giới” có nguy cơ bị đánh cắp.
Để đảm bảo các quyền lợi của doanh nghiệp thì phải đăng ký thương hiệu của mình. Đăng ký nhãn hiệu là quyền của cá nhân, tổ chức dùng cho hàng hóa hoặc dịch vụ của mình. Theo quy định tại điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ 2019 quy định về quyền đăng ký nhãn hiệu như sau:
Điều 87. Quyền đăng ký nhãn hiệu
Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
1. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
2. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
3. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
4. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:
a.Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
b.Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.
Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
5. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
2. Căn cứ để phản đối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu:
Khi doanh nghiệp hay tổ chức nghi ngờ thương hiệu của mình bị đối thủ đăng ký thương hiệu trước, cần căn cứ vào các tiêu chí sau để xác định trường hợp để chuẩn bị các bằng chứng, hồ sơ để phản đối. Căn cứ để phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu dựa trên các dấu hiệu được quy định tại điều 74 văn bản hợp nhất Luật SHTT năm 2019 đối với các nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu;
– Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến;
– Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
– Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;
– Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật này;
– Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên;
– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm, trừ trường hợp hiệu lực bị chấm dứt vì lý do nhãn hiệu không được sử dụng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 95 của Luật này;
– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng;
– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hóa;
– Dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho rượu vang, rượu mạnh nếu dấu hiệu được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó;
– Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của người khác được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu.
Nếu cá nhân hoặc tổ chức doanh nghiệp phát hiện nhãn hiệu một trong số các dấu hiệu trên dựa vào đó làm căn cứ để phản đối việc cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Theo quy định tại điều 113 Luật SHTT 2019 thì kể từ ngày đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được công bố trên công báo sở hữu công nghiệp đến trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp về việc cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đó. Đồng thời, ý kiến phải được lập thành văn bản kèm theo các tài liệu hoặc trích dẫn nguồn thông tin để chứng minh từ đó đưa ra các hướng dẫn giải quyết sao cho phù hợp để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và tổ chức nếu xét thấy nhãn hiệu được đăng ký đã vi xâm phạm quyền lợi thích đáng của cá nhân, tổ chức đó.
3. Thủ tục phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu :
Thủ tục nộp công văn phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu gồm các bước sau đây:
Bước 1: Nộp đơn
– Cơ quan có thẩm quyền xử lý: Cục Sở hữu trí tuệ.
– Thành phần hồ sơ phản đối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:
– Tờ khai phản đối (02 bản).
– Công văn giải trình về phản đối cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
– Tài liệu, chứng cứ liên quan.
– Giấy uỷ quyền (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện sở hữu công nghiệp).
– Chứng từ nộp phí, lệ phí theo pháp luật quy định.
Bước 2: Tiếp nhận ý kiến các bên.
Sau khi nhận được ý kiến bằng văn bản của người thứ ba, Cục Sở hữu trí tuệ gửi
Sau khi nhận được ý kiến phản hồi của bên bị phản đối, nếu cần thiết, Cục Sở hữu trí tuệ gửi thông báo về ý kiến phản hồi trên cho bên thứ ba và yêu cầu bên thứ ba trả lời bằng văn bản về ý kiến phản hồi đó.
Thời hạn dự kiến: 02-03 tháng.
Bước 3: Xử lý ý kiến các bên.
Cục Sở hữu trí tuệ xem xét và xử lý ý kiến của bên bị phản đối và bên thứ ba trên cơ sở chứng cứ, lập luận do các bên cung cấp và tài liệu có trong đơn.
Bước 4: Thông báo kết quả xét đơn phản đối.
Sau khi đã xem xét ý kiến của các bên, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo giải quyết phản đối nhãn hiệu là một trong ba văn bản sau:
– Ra quyết định không cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, trong trường hợp nhãn hiệu bị phản đối đã có đủ cơ sở để giải quyết.
-Thông báo cho người thứ ba về việc từ chối xem xét ý kiến, trong đó có nêu rõ lý do; nếu ý kiến của người thứ ba là không có cơ sở.
-Thông báo ý kiến phản đối tới bên bị phản đối và ấn định thời hạn để bên này trả lời bằng văn bản; nếu cần thêm ý kiến, tài liệu của các bên. Sau khi nhận được ý kiến phản hồi, trong trường hợp cần thiết, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thông báo cho bên phản đối để tiếp tục có ý kiến bổ sung.
Thời hạn: Thông thường, thời gian để Cục SHTT xem xét yêu cầu phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu là từ 06-09 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ.
Trên đây là một số quy định về thủ tục phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu. Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, cá nhân và tổ chức trước khi công bố sản phẩm ra thị trường nên đi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để tránh gặp phải những trường hợp đáng tiếc, khiến thương hiệu mình mất công gây dựng bị người khác “ cướp mất” để lợi dụng và gây ra những rắc rối và thiệt hại không đáng có.