Hiện nay, vấn đề giám hộ trẻ em đặc biệt là việc giám hộ cho trẻ em khi phân chia tài sản thừa kế là vấn đề mà nhiều quý bạn đọc quan tâm đến. Thực tế, việc thực hiện thủ tục giám hộ cho trẻ em khi phân chia tài sản thừa kế còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Vậy, pháp luật hiện nay quy định như thế nào về thủ tục giám hộ cho trẻ em khi phân chia tài sản thừa kế?
Mục lục bài viết
- 1 1. Giám hộ cho trẻ em khi phân chia di sản thừa kế được hiểu như thế nào?
- 2 2. Thủ tục giám hộ cho trẻ em khi phân chia tài sản thừa kế?
- 3 3. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ khi phân chia di sản thừa kế:
- 4 4. Thực hiện việc quản lý tài sản của người được giám hộ khi phân chia di sản thừa kế
1. Giám hộ cho trẻ em khi phân chia di sản thừa kế được hiểu như thế nào?
Thứ nhất, căn cứ theo quy định tại Điều 1
Thứ hai, căn cứ theo Khoản 1 Điều 46 Bộ luật Dân sự năm 2015, vấn đề giám hộ được pháp luật quy định như sau:
Giám hộ là việc các cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật Dân sự năm 2015 (người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ lợi ích, quyền hợp pháp của người chưa thành niên, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người mất năng lực hành vi dân sự (người được giám hộ).
Theo quy định thì người giám hộ có các cá nhân, pháp nhân và một cá nhân, pháp nhân có thể giám hộ được cho nhiều người.
Thứ ba, phân chia di sản thừa kế được hiểu là hoạt động nhằm mục đích chấm dứt quyền chung của nhiều người có quyền chung đối với di sản thừa kế. Căn cứ theo Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, việc phân chia sẽ được thực hiện tại do những người thừa kế thỏa thuận hoặc được thực hiện tại Tòa án. Pháp luật quy định có hai loại phân chia di sản thừa kế:
– Phân chia di sản theo pháp luật – Điều 660 Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Phân chia di sản thừa kế theo di chúc – Điều 659 Bộ luật Dân sự năm 2015;
Như vậy, giám hộ cho trẻ em khi phân chia di sản thừa kế được hiểu là sau khi thực hiện thủ tục phân chia di sản thừa kế và xác định được các chủ thể sở hữu phần di sản thừa kế, trong đó có đối tượng là trẻ em cần được giám hộ.
2. Thủ tục giám hộ cho trẻ em khi phân chia tài sản thừa kế?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20, Điều 21
Bước 1: Hồ sơ giám hộ
Quý bạn đọc cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
1) Tờ khai đăng ký giám hộ (theo mẫu);
2) Giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên (đối với giám hộ đương nhiên);
Đối với các trường hợp có nhiều người cùng đủ điều kiện làm giám hộ đương nhiên thì nộp thêm
3) Văn bản cử người giám hộ (đối với giám hộ cử);
4) Ngoài ra, người giám hộ cần phải thực hiện các thủ tục đăng ký giám hộ cho trẻ em khi phân chia di sản thừa kế thì cần phải xuất trình thêm các giấy tờ sau đây:
– Căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp và phải còn thời hạn sử dụng nhằm mục đích chứng minh được nhân thân của người có yêu cầu đăng ký giám hộ.
– Các giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định về thẩm quyền đăng ký giám hộ.
5) Văn bản ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác thực hiện thủ tục giám hộ cho trẻ em khi phân chia tài sản thừa kế.
Bước 2: Nộp hồ sơ giám hộ
Quý bạn đọc chuẩn bị 01 bộ hồ sơ nêu tại bước 1 nêu trên, sau đó tiến hành việc nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ thực hiện đăng ký giám hộ cho trẻ êm khi phân chia di tài sản thừa kế.
Bước 3: Tiến hành việc giải quyết hồ sơ
Các cán bộ, người tiếp nhận theo quy định có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đồng thời tiến hàn việc xác định tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình. Tiến hành việc đối chiếu thông tin trong Tờ khai với giấy tờ trong hồ sơ.
– Trong trường hợp, hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cán bộ hay người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả;
– Trong trường hợp, hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì cán bộ hay người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định;
– Trong trường hợp không thể hoàn thiện, bổ sung hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần hoàn thiện, bổ sung, đồng thời ký, ghi rõ họ, tên của người tiếp nhận.
Các cán bộ, người tiếp nhận hồ sơ, ngay sau khi nhận đủ hồ sơ, trong trường hợp thấy yêu cầu đăng ký giám hộ đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch có trách nhiệm phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã/phường.
Đối với các trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký giám hộ. Đồng thời, tiến hành việc hướng dẫn người yêu cầu đăng ký hộ tịch kiểm tra nội dung Trích lục đăng ký giám hộ và Sổ đăng ký giám hộ, cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ.
Sau đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Trích lục đăng ký giám hộ cho người yêu cầu.
Lưu ý:
– Đối với trường hợp người thực hiện việc đăng ký giám hộ có thể trực tiếp nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc tiến hành việc gửi đăng ký online;
– Theo quy định thì người có yêu cầu đăng ký giám hộ trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện việc đăng ký giám hộ;
– Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc.
3. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ khi phân chia di sản thừa kế:
Căn cứ theo Điều 55 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nghĩa vụ đối với người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi như sau:
– Người giám hộ có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục người được giám hộ.
– Người giám hộ tiến hành việc đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, ngoại trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
– Tiến hành việc quản lý tài sản của người được giám hộ.
– Thực hiện việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Căn cứ theo quy định tại Điều 56 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nghĩa vụ đối với người được giám hộ từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi như sau:
– Tiến hành việc đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, ngoại trừ trường hợp pháp luật quy định người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
– Thực việc quản lý tài sản của người được giám hộ, ngoại trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Thực hiện việc quản lý tài sản của người được giám hộ khi phân chia di sản thừa kế
Căn cứ Điều 59 Bộ luật Dân sự 2015 quy định việc thực hiện quản lý tài sản của người giám hộ như sau:
Thứ nhất, Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình và đồng thời theo quy định sẽ được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.
Việc cho thuê, cho mượn, cho vay, bán, trao đổi, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ theo quy định thì cần phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
Cần lưu ý rằng, người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác.
Ngoại trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ thì đối với các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu.
Thứ hai, Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quản lý tài sản của người được giám hộ theo quyết định của Tòa án trong phạm vi nêu tại mục thứ nhất nêu trên.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì người giám hộ của người được giám hộ là trẻ được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ. Đối với việc bán đối với tài sản có giá trị lớn như đất đai của người được giám hộ thì theo quy định cần phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ và các giao dịch dân sự phải vì lợi ích của người được giám hộ. Đồng thời theo quy định, người giám hộ cũng không được tặng cho phần tài sản thuộc sở hữu của người được giám hộ cho chính người giám hộ hoặc người khác.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;