Sức lao động là gì? Những trường hợp được tiếp tục trợ cấp mất sức lao động? Quy định về hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động? Thủ tục giám định lại khả năng lao động đối với người mất sức lao động?
Người lao động có vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Người lao động là nhân tố quan trọng để doanh nghiệp thực hiện chức năng của mình. Trong các trường hợp cụ thể, khi người lao động không còn đủ sức khỏe để tiếp tục tham gia vào quá trình lao động thì có thể hiểu là người lao động mất sức lao động. Để đảm bảo an toàn cho tính mạng và sức khỏe của người lao động, cần có các chính sách quy định cụ thể về người mất sức lao động. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu về thủ tục giám định lại khả năng lao động đối với người mất sức lao động.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
1. Sức lao động là gì?
Sức lao động được hiểu là toàn bộ thể lực và trí lực tồn tại trong mỗi con người và được người đó sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Sức lao động là cái có trước, còn lao động chính là quá trình vận dụng sức lao động của người lao động.
Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa:
+ Người lao động được tự do về thân thể, có quyền sở hữu sức lao động của mình, và chỉ bán sức lao động ấy trong một thời gian nhất định và tại một thời điểm được xác định để nhận về những lợi ích cụ thể.
+ Người lao động không đủ tư liệu sản xuất cần thiết để tự mình đứng ra tổ chức sản xuất nên muốn sống chỉ còn cách bán sức lao động của mình cho người khác sử dụng.
Ngoài ra, trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, việc sử dụng sức lao động dưới dạng hạch toán như một nguồn lực đầu vào, thì sức lao động cũng được coi là hàng hóa. Việc sức lao động trở thành hàng hóa đánh dấu một bước ngoặt căn bản trong lịch sử phát triển của hoạt động sản xuất hàng hóa, sự cưỡng bức lao động bằng các biện pháp phi kinh tế trong chế độ nô lệ và phong kiến và được thay bằng hợp đồng mua bán bình đẳng về hình thức giữa những người sử dụng sức lao động và người sở hữu tư liệu sản xuất.
2. Những trường hợp được tiếp tục trợ cấp mất sức lao động:
2.1. Trợ cấp mất sức lao động:
Điều kiện để hưởng trợ cấp này bao gồm:
– Điều kiện thứ nhất: người lao động suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
– Điều kiện thứ hai: người lao động có ít nhất 15 đến 20 năm đóng bảo hiểm.
Cần lưu ý rằng việc trợ cho người cấp tàn tật được tính tương tự trợ cấp người cao tuổi.
2.2. Những trường hợp được tiếp tục trợ cấp mất sức lao động:
Những đối tượng đặc biệt sau đây, sau khi đã hết hạn trợ cấp theo quy định tại Điều 1 Quyết định 60/HĐBT thì sẽ được tiếp tục trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, bao gồm các đối tượng sau đây:
– Thứ nhất: Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang.
– Thứ hai: Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được xếp hạng thương tật.
– Thứ ba: Những người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp được xếp hạng thương tật.
– Thứ tư: Những người bị mất sức lao động từ 81% trở lên.
– Thư năm: Những người khi về nghỉ việc đã hết tuổi lao động (năm đủ 60, nữ đủ 55 tuổi).
– Thứ sáu: Những người không nơi nương tựa và không có nguồn thu nhập.
Đối với những người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng trước ngày ban hành Quyết định số 176-HĐBT ngày 9-10-1989 của Hội đồng Bộ trưởng thì ngoài những đối tượng nói trên, nếu thuộc diện dưới đây cũng tiếp tục được hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, bao gồm các đối tượng say:
– Thứ nhất: Những người có đủ năm năm công tác thực tế ở các chiến trường B, K, C, ở biên giới, đảo xa, vùng có nhiều khó khăn gian khổ.
– Thứ hai: Những người có đủ hai mươi năm năm công tác quy đổi trở lên.
– Thứ ba: Những người tính đến ngày 1 tháng 1 năm 1990 đã hết tuổi lao động.
3. Quy định về hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động:
Điều 55
“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.
2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 54 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên;
b) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.”
Như vậy, theo quy định nêu trên, đối với người lao động không thuộc ngành sĩ quan, quân đội các chủ thể cần đảm bảo đủ các điều kiện sau đây để hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động:
– Các đối tượng có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.
– Các chủ thể bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên với nam đủ 51 tuổi tuổi và nữ đủ 46 tuổi hoặc Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc có đủ 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì sẽ được nghỉ hưu trước tuổi theo quy định tại Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
Giám định để thực hiện chế độ hưu trí trước tuổi quy định phải bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
– Thứ nhất: Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động.
– Thứ hai: Giấy đề nghị giám định theo mẫu.
– Thứ ba: Bản tóm tắt hồ sơ của người lao động theo mẫu.
Về chế độ, mức lương hưu hằng tháng:
Theo Khoản 1, khoản 3 Điều 56
– Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
– Ngoài ra, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội 2014 , sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
– Đối với trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.
– Khi nghỉ hưu trong trường hợp được xác định là mất sức lao động, các chủ thể sẽ hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại Điều 54 của Luật bảo hiểm xã hội 2014. Cụ thể mức thấp hơn trong trường hợp mất sức lao động là sẽ bị giảm trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi, cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
Hồ sơ hưởng lương hưu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các loại giấy tờ sau đây, cụ thể là:
– Thứ nhất: Sổ bảo hiểm xã hội.
– Thứ hai: Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hưởng chế độ hưu trí;
– Thứ ba: Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với người nghỉ hưu theo quy định tại Điều 55 của Luật Luật bảo hiểm xã hội 2014 hoặc giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp đối với trường hợp người lao động quy định tại Điều 54 của Luật Luật bảo hiểm xã hội 2014.
4. Thủ tục giám định lại khả năng lao động đối với người mất sức lao động:
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Người đang hưởng chế độ trợ cấp mất sức lao động hàng tháng gửi hồ sơ xin giám định lại khả năng lao động cho Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh.
Bước 2: Bảo hiểm xã hội tiếp nhận, hoàn chỉnh đủ hồ sơ theo quy định, giới thiệu và chuyển hồ sơ của người lao động đến Hội đồng Giám định Y khoa tỉnh hoặc Hội đồng Giám định Y khoa (HĐGĐYK) TW để giám định khả năng lao động.
Bước 3: Hội đồng Giám định Y khoa tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, tổ chức khám giám định theo qui định và lập biên bản giám định ( 05 bộ).
Bước 4: Trả kết quả và hồ sơ cho người sử dụng lao động
Cách thức thực hiện:
– Người lao động liên hệ trực tiếp cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh để được hướng dẫn hồ sơ và nộp hồ sơ.
– Cơ quan BHXH tỉnh tiếp nhận hồ sơ, giới thiệu người lao động mang hồ sơ trực tiếp đến Hội đồng giám định y khoa tỉnh (tại Trung tâm Giám định Y khoa tỉnh cơ quan được Sở Y tế ủy quyền) hoặc Hội đồng Giám định Y khoa Trung Ương để giám định khả năng lao động.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
– Thành phần hồ sơ:
+ Đơn xin giám định khả năng lao động (theo mẫu 01).
+ Biên bản giám định của Hội đồng giám định Y khoa lần kề trước đó (bản gốc).
+ Y bạ, các giấy tờ điều trị, giấy ra viện.
+ Kết quả đo đạc môi trường lao động, nếu người lao động đã nghỉ việc chỉ cần kết quả đo đạc môi trường lao động khi người lao động còn đang làm việc.
+ Các giấy tờ liên quan đến bệnh nghề nghiệp.
+ Chứng minh thư nhân dân khi đến giám định tại Hội đồng Giám định Y khoa.
– Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Hội đồng giám định Y khoa.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn xin giám định khả năng lao động (dùng cho các trường hợp: Giám định khả năng lao động hoặc giám định phúc quyết).