Hiện nay, do tình hình kinh tế cũng bị ảnh hưởng nhiều kéo theo nhiều vụ tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp xảy ra. Dưới đây là thủ tục giải quyết tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp.
Mục lục bài viết
1. Các tranh chấp nội bộ thường gặp trong doanh nghiệp hiện nay:
Tranh chấp nội bộ trong doanh nghiệp thực tế được hiểu đó là những mâu thuẫn, bất đồng giữa những cá nhân hay tổ chức trong công ty phát sinh ở giai đoạn thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức công ty. Việc tranh chấp này xảy ra cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như do không nắm bắt quy định pháp luật hay do yếu tố khách quan tình hình kinh tế khó khăn,…
Các tranh chấp nội bộ thường gặp hiện nay như:
– Tranh chấp giữa công ty với các thành viên công ty: chủ yếu là những tranh chấp giữa các thành viên, cổ đông trong công ty như không góp đủ vốn đăng ký trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi đến hạn góp vốn; hoặc tranh chấp về việc định giá tài sản khi góp vốn; tranh chấp về việc phân chia lợi nhuận trong công ty,…
– Tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty hoặc các thành viên hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp.
– Tranh chấp giữa các cá nhân thành viên công ty với nhau: cụ thể như tranh chấp việc cử người đại diện theo pháp luật hoặc các tranh chấp gắn liền với quyền cũng như nghĩa vụ của thành viên hoặc cổ đông trong công ty.
2. Thủ tục giải quyết tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 24
Để giải quyết tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp thì thường giải quyết qua những phương thức sau:
Thứ nhất, hòa giải:
Về nguyên tắc, đối với các tranh chấp trong thương mại (cụ thể là tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp) trước hết sẽ được giải quyết theo phương thức hòa giải, thương lượng. Nếu như các bên không thể tiến hành hòa giải, thương lượng được thì sẽ đưa tranh chấp ra cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
Thứ hai, hòa giải tại trung tâm hòa giải (hòa giải thương mại):
Hòa giải thương mại là là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp.
Hòa giải theo phương thức này sẽ có mặt của bên thứ ba là hòa giải viên. Vai trò của hòa giải viên chính là cầu nối trung gian giúp các bên làm rõ vấn đề và đưa ra phương hướng giải quyết.
Trình tự, thủ tục tiến hành hòa giải thương mại sẽ căn cứ tại Điều 14
– Nếu như các bên không có thỏa thuận thì hòa giải viên sẽ tiến hành hòa giải theo trình tự, thủ tục mà hòa giải viên thương mại thấy phù hợp với tình tiết vụ việc, nguyện vọng của các bên và được các bên chấp thuận.
– Hòa giải viên sẽ đưa ra đề xuất nhằm giải quyết tranh chấp tại bất kỳ một thời điểm nào trong quá trình hòa giải.
– Về địa điểm, thời gian hòa giải sẽ dựa trên cơ sở thỏa thuận của các bên.
Thứ ba, giải quyết bằng Trọng tài thương mại:
Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của pháp luật về trọng tài thương mại. Tại trọng tài Việt Nam sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Về trình tự, thủ tục giải quyết bằng Trọng tài thương mại như sau:
– Nguyên đơn chuẩn bị đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo.
– Bị đơn sẽ nộp bản tự bảo vệ hoặc kiện lại gửi đến Trung tâm trọng tài thương mại sau khi nguyên đơn nộp đơn khởi kiện đến Trọng tài.
– Trung tâm trọng tài thương mại tiến hành thành lập Hội đồng trọng tài để mở phiên họp giải quyết tranh chấp.
– Hội đồng trọng tài sẽ đưa ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số sau khi kết thúc phiên họp giải quyết tranh chấp.
Thứ tư, giải quyết bằng Tòa án:
Giải quyết tranh chấp bằng tòa án được coi là có thủ tục chặt chẽ, mang tính quyền lực nhà nước, có giá trị thi hành cao. Thường sẽ là thủ tục được lựa chọn cuối cùng khi các bên không thể tiến hành hòa giải thương lượng hay lựa chọn các phương thức hòa giải trên.
Trình tự, thủ tục tiến hành khởi kiện tranh chấp thương mại tại Tòa án như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện:
Hồ sơ khởi kiện vụ án tranh chấp nội bộ trong doanh nghiệp bao gồm:
– Đơn khởi kiện đảm bảo có đầy đủ các nội dung cơ bản sau:
+ Thời gian làm đơn khởi kiện: ngày, tháng, năm.
+ Thông tin nơi Tòa án tiếp nhận đơn khởi kiện.
+ Thông tin của người làm đơn: gồm họ và tên; ngày tháng năm sinh; địa chỉ liên lạc;…
+ Thông tin của tổ chức doanh nghiệp bị kiện gồm: tên công ty, trụ sở công ty, mã số thuế/mã số doanh nghiệp,…
Trường hợp người bị kiện là cá nhân thì thông tin gồm: họ và tên; ngày tháng năm sinh; địa chỉ liên lạc;…
+ Trình bày tóm gọn sự việc tranh chấp xảy ra.
+ Trình bày yêu cầu của mình.
+ Đính kèm đơn là giấy tờ, tài liệu có giá trị chứng minh yêu cầu khởi kiện của mình.
– Giấy tờ tùy thân (gồm chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân) của người khởi kiện.
– Các tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tranh chấp (nếu có).
– Biên bản hòa giải không thành (nếu có).
Bước 2: Nộp đơn khởi kiện:
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 137 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, những tranh chấp nội bộ doanh nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Do đó, khi xảy ra tranh chấp thì nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi bị đơn cư trú nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở nếu bị đơn là pháp nhân.
Hình thức nộp đơn khởi kiện: nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện.
Bước 3: Tòa án thụ lý vụ án:
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
Trình tự giải quyết tranh chấp nội bộ trong doanh nghiệp sẽ được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
3. Án phí khởi kiện vụ án tranh chấp nội bộ trong doanh nghiệp:
Căn cứ
– Án phí dân sự sơ thẩm đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại không có giá ngạch: 3.000.000 đồng.
– Án phí dân sự sơ thẩm đối với tranh chấp về lao động có giá ngạch:
a | Từ 60.000.000 đồng trở xuống | 3.000.000 đồng |
b | Từ trên 60.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng | 5% của giá trị tranh chấp |
c | Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng | 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng |
d | Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng | 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng |
đ | Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng | 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng |
e | Từ trên 4.000.000.000 đồng | 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng |
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Bộ luật dân sự 2015.
Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án.