Con ngoài giá thú có thể hiểu là con mà cha mẹ không được quy định là vợ chồng theo đúng pháp luật. Thủ tục giải quyết tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú được thực hiện như sau:
Mục lục bài viết
- 1 1. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú:
- 2 2. Nộp hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú:
- 3 3. Tòa án nhận và xử lý đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú:
- 4 4. Thụ lý đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú:
- 5 5. Chuẩn bị xét xử vụ án tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú:
- 6 6. Đưa vụ án tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú ra xét xử sơ thẩm:
- 7 7. Những lưu ý khi tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú:
1. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú:
Hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú bao gồm những giấy tờ sau:
– Đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú (theo mẫu đơn số 23-DS được ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP). Trong đơn ghi rõ yêu cầu Tòa án giải quyết các vấn đề sau:
+ Xác định cha con;
+ Quyền trực tiếp nuôi con;
+ Các yêu cầu khác liên quan đến vụ án (nếu có).
– Giấy khai sinh của người con;
– CCCD/CMND/Hộ chiếu của người khởi kiện;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh người con và người khởi kiện yêu cầu xác định cha con là mối quan hệ cha con đẻ. Ví dụ như giấy xét nghiệm huyết thống,…
– Giấy, tờ, tài liệu chứng minh về thu nhập, nơi ở, công việc,…
2. Nộp hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú:
Người khởi kiện giải quyết tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú gửi hồ sơ đã chuẩn bị nêu trên đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng một trong các phương thức sau đây:
– Nộp trực tiếp tại Tòa án;
– Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
– Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Nơi Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú là tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cứ trú hoặc nơi nguyên đơn cư trú (nếu hai bên có thỏa thuận về nơi giải quyết)
3. Tòa án nhận và xử lý đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú:
– Nhận đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh quyền nuôi con ngoài giá thú và ghi vào sổ nhận đơn:
+ Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú mà người khởi kiện đã nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn.
+ Trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú mà người khởi kiện gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.
– Tòa án xác nhận đã nhận đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú:
+ Khi nhận đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú được nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện.
+ Đối với trường hợp nhận đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày đã nhận đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú
+ Trường hợp nhận đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn khởi kiện cho người khởi kiện cầu giải quyết tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.
– Xem xét đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú: trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú và ra quyết định xử lý đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú (sửa đổi, bổ sung, thụ lý, chuyển đơn, trả lại đơn).
4. Thụ lý đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú:
Sau khi nhận được đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú, Tòa án phải xem xét những tài liệu, chứng cứ cần thiết (ví dụ như giấy nguyện vọng của con, giấy xét nghiệm huyết thống của cơ sở y tế mà nguyên đơn đã nộp,…).
Nếu xét thấy vụ án về tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho người khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú biết để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú phải nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi đã nộp tiền tạm ứng án phí như đã thông báo tại cơ quan thi hành án thì người khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
Tòa án thụ lý đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú kể từ khi nhận được biên lai này. Nếu như người khởi kiện thuộc trong trường hợp được miễn án phí thì thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải thụ lý đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú ngay khi xét đơn.
5. Chuẩn bị xét xử vụ án tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú:
– Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án giải quyết tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú được quy định như sau:
+ 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú.
+ Đối với vụ án tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể ra quyết định để gia hạn thêm thời hạn để chuẩn bị xét xử là một lần nhưng không quá 02 tháng.
– Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú, thẩm phán được phân công giải quyết vụ án tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú phải tiến hành:
+ Lấy lời khai của các đương sự;
+ Tiến hành các phiên họp thực hiện kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai các chứng cứ;
+ Hòa giải;
+ Tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ hoặc định giá, ủy thác thu thập chứng cứ (nếu có).
6. Đưa vụ án tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú ra xét xử sơ thẩm:
– Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa.
– Trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn mở phiên tòa có thể được kéo dài nhưng không quá 30 ngày.
7. Những lưu ý khi tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú:
Khi tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú, các bên cần lưu ý những vấn đề sau:
– Nếu như các bên đã thực hiện thủ tục xác định cha con theo thủ tục hành chính về hộ tịch hoặc đã yêu cầu/khởi kiện xác định cha con trước đó thì không phải yêu cầu tòa án xác định cha con khi nộp đơn khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú.
– Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ các trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để thực hiện việc trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
– Ngoài yêu cầu tòa án giải quyết xác định cha con và quyền trực tiếp nuôi con thì người khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú có quyền yêu cầu tòa án giải quyết về mức cấp dưỡng nuôi con.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật tố tụng dân sự 2015;
– Luật hôn nhân và gia đình 2014.