Tố cáo là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào. Vậy thủ tục giải quyết tố cáo cấp Bộ Quốc phòng như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thụ lý tố cáo:
Trước khi thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo phải tự mình hoặc giao Thanh tra Bộ Quốc phòng xác minh các thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo. Trường hợp người tố cáo mà không cư trú tại địa bàn quản lý hoặc gặp khó khăn trong việc thực hiện xác minh thì người giải quyết tố cáo có thể giao cho các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng xác minh những thông tin cần thiết phục vụ việc ra quyết định thụ lý tố cáo. Người giải quyết tố cáo sẽ ra quyết định thụ lý tố cáo khi có đủ các điều kiện sau:
– Tố cáo được thực hiện theo đúng các quy định tại Điều 23 Luật Tố cáo năm 2018:
+ Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì ở trong đơn tố cáo phải ghi rõ về số ngày, tháng, năm tố cáo; họ, tên, địa chỉ của những người tố cáo, ghi roc về cách thức liên hệ với người tố cáo; ghi rõ về các hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan đến người này. Trường hợp có nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung tố cáo thì khi đó ở trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ những thông tin về họ, tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; ghi rõ thông tin về họ tên của người đại diện cho những người tố cáo. Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.
+ Trường hợp người tố cáo mà có đến tố cáo trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì người tiếp nhận sẽ phải thực hiện việc hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc là người này ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu chính người tố cáo phải thực hiện ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào trong văn bản, trong đó phải ghi rõ nội dung đã nêu ở trên. Trường hợp nhiều người mà cùng tố cáo về cùng một nội dung tố cáo thì khi đó người tiếp nhận sẽ phải hướng dẫn những người thực hiện tố cáo cử ra một người đại diện để viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và phải yêu cầu những người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.
– Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp người tố cáo mà lại không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật.
– Vụ việc phải thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo.
– Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, các hành vi vi phạm pháp luật.
Trường hợp tố cáo xuất phát từ vụ việc khiếu nại đã được giải quyết đúng với thẩm quyền, đúng với trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng người khiếu nại lại không có đồng ý mà chuyển sang tố cáo người đã giải quyết khiếu nại thì sẽ chỉ thụ lý tố cáo khi người tố cáo cung cấp được về những thông tin, tài liệu, chứng cứ để xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm pháp luật.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo thì khi đó người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo và thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo biết.
2. Xác minh nội dung tố cáo:
– Người giải quyết tố cáo tự mình tiến hành xác minh hoặc là thực hiện việc thành lập Đoàn xác minh tố cáo hoặc Tổ xác minh tố cáo (sau đây được gọi chung là Tổ xác minh). Trường hợp có thành lập Tổ xác minh thì phải có từ hai người trở lên, trong đó giao cho một người làm Tổ trưởng.
– Trường hợp người giải quyết tố cáo giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp hoặc là giao cho những cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để xác minh về những nội dung tố cáo thì văn bản giao xác minh những nội dung tố cáo phải được thực hiện theo quy định ở tại khoản 2 Điều 31 của Luật Tố cáo. Thủ trưởng cơ quan thanh tra hoặc là cơ quan, tổ chức, cá nhân khác mà đã được giao nhiệm vụ xác minh về những nội dung tố cáo (sẽ gọi chung là người xác minh nội dung tố cáo) sẽ phải có trách nhiệm thực hiện việc thành lập Tổ xác minh theo quy định trên.
– Văn bản giao xác minh nội dung tố cáo phải có các nội dung chính sau đây:
+ Ngày, tháng, năm giao việc xác minh;
+ Người được giao xác minh về nội dung tố cáo;
+ Họ tên, địa chỉ của người mà bị tố cáo;
+ Tên gọi, trụ sở của cơ quan, tổ chức mà bị tố cáo;
+ Nội dung cần phải xác minh;
+ Thời gian tiến hành việc xác minh;
+ Quyền và trách nhiệm của người được giao xác minh các nội dung tố cáo.
– Người xác minh về những nội dung tố cáo phải tiến hành các biện pháp cần thiết để thực hiện việc thu thập những thông tin, tài liệu, làm rõ về các nội dung tố cáo. Thông tin, tài liệu mà đã thu thập phải được ghi chép thành các văn bản, khi cần thiết thì lập thành biên bản, được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc tố cáo.
– Trong quá trình xác minh, người xác minh nội dung tố cáo phải tạo điều kiện để cho những người đã bị tố cáo giải trình, đưa ra các chứng cứ để chứng minh tính đúng, sai của nội dung cần xác minh.
– Người xác minh nội dung tố cáo được thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố cáo theo phân công của người giải quyết tố cáo.
– Kết thúc việc xác minh nội dung tố cáo, người xác minh nội dung tố cáo phải có văn bản báo cáo đến cho chính người giải quyết tố cáo về kết quả xác minh nội dung tố cáo và kiến nghị biện pháp xử lý.
3. Kết luận nội dung tố cáo:
Theo quy định tại Điều 35 Luật Tố cáo năm 2018 và Điều 17 của Nghị định 31/2019/NĐ-CP:
– Căn cứ vào nội dung tố cáo, căn cứ vào giải trình của người bị tố cáo và kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, khi đó người giải quyết tố cáo thực hiện việc ban hành kết luận nội dung tố cáo. Kết luận nội dung tố cáo có các nội dung chính sau đây:
+ Kết quả việc xác minh nội dung tố cáo.
+ Căn cứ pháp luật để xác định có hay là không có hành vi vi phạm pháp luật.
+ Kết luận về nội dung tố cáo là đúng, đúng một phần hoặc nội dung tố cáo sai sự thật; xác định về trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến nội dung tố cáo.
+ Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền cần thực hiện; kiến nghị của các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm pháp luật.
+ Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét việc sửa đổi, việc bổ sung về chính sách, pháp luật, áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, những quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Trường hợp giải quyết lại vụ việc tố cáo thì ngoài các nội dung trên thì người giải quyết tố cáo đã thực hiện kết luận về những nội dung vi phạm pháp luật, sai lầm hoặc không phù hợp của chính việc giải quyết tố cáo trước đó (nếu như có); xử lý theo thẩm quyền hoặc xử lý theo chỉ đạo, kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền thực hiện xử lý đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết tố cáo trước đó.
– Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày đã ban hành về kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo sẽ phải gửi kết luận về nội dung tố cáo đến cho chính những người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức quản lý người đã bị tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; thông báo về kết luận nội dung tố cáo đến người tố cáo.
4. Xử lý kết luận nội dung tố cáo:
Theo quy định tại Điều 36 Luật Tố cáo năm 2018 và Điều 18 của Nghị định số 31/2019/NĐ-CP:
– Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo thì người giải quyết tố cáo sẽ phải căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo tiến hành việc xử lý như sau:
+ Trường hợp kết luận người bị tố cáo không có hành vi vi phạm pháp luật ở trong việc thực hiện những nhiệm vụ, công vụ thì khôi phục về những quyền và lợi ích hợp pháp của người đã bị tố cáo bị xâm phạm do chính việc tố cáo không đúng sự thật đã có gây ra, đồng thời sẽ xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị của những cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật.
+ Trường hợp kết luận người bị tố cáo đã có vi phạm pháp luật ở trong việc thực hiện những nhiệm vụ, những công vụ thì áp dụng biện pháp xử lý theo như đúng thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp hành vi vi phạm của người bị tố cáo mà đã có dấu hiệu của tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc đến cho Cơ quan điều tra hình sự hoặc đến cho Viện kiểm sát quân sự có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả xử lý, cơ quan, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền xử lý về những kiến nghị trong kết luận nội dung tố cáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chính những người giải quyết tố cáo về kết quả xử lý.
Người giải quyết tố cáo theo dõi, đôn đốc hoặc giao cho cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thực hiện việc theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận nội dung tố cáo.
Trường hợp đã giao cho cơ quan, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền thực hiện việc theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận nội dung tố cáo thì cơ quan, đơn vị, cá nhân đó phải định kỳ vào hàng tháng báo cáo với người giải quyết tố cáo về kết quả theo dõi và đôn đốc việc thực hiện kết luận nội dung tố cáo.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Quyết định 701/QĐ-BQP thủ tục hành chính mới ban hành của Bộ Quốc phòng.