Cai nghiện ma túy là một trong những quy trình hỗ trợ ý tế, xã hội, tâm lý, giúp đỡ cho người nghiện ma túy dừng sử dụng chất ma túy, thuốc hướng thần, phục hồi thể chất và nâng cao nhận thức. Dưới đây là thủ tục giải quyết chế độ chịu tang cho người cai nghiện ma túy.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục giải quyết chế độ chịu tang cho người cai nghiện:
Căn cứ theo quy định tại Điều 70 của Nghị định 116/2021/NĐ-CP, có quy định về chế độ chịu tang của người cai nghiện ma túy. Theo đó, khi bố mẹ, vợ, chồng, con qua đời thì người cai nghiện ma túy sẽ được phép để về chịu tang. Thời gian chịu tang trong trường hợp này được xác định tối đa là 05 ngày, trong đó không bao gồm thời gian đi đường, đồng thời được tính vào thời hạn chấp hành quyết định cai nghiện chất ma túy. Và theo quy định tại khoản 2 Điều 70 của Nghị định 116/2021/NĐ-CP, có quy định về trình tự, thủ tục giải quyết chế độ chịu tang cho người cai nghiện ma túy như sau:
Bước 1: Gia đình người cai nghiện ma túy cần phải làm đơn đề nghị cho người cai nghiện chất ma túy về chịu tang, đồng thời trong đơn đó cần phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người cai nghiện chất ma túy cư trú, gửi đơn về Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc để xem xét và ra quyết định phê duyệt. Nội dung đơn đề nghị cần phải bao gồm các vấn đề cơ bản như:
-
Họ tên của người cai nghiện;
-
Số giấy tờ tùy thân như: Căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân của người cai nghiện;
-
Địa chỉ nơi cư trú của người cai nghiện;
-
Mối quan hệ với người cai nghiện;
-
Thời gian đề nghị cho người cai nghiện chất ma túy về chịu tang;
-
Cam kết quản lý và giám sát không để cho người cai nghiện sử dụng các loại chất ma túy trái phép trong thời gian chịu tang hoặc thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật khác trong thời gian chịu tang.
Đồng thời, đơn đề nghị cho người cai nghiện về chịu tang sẽ được thực hiện theo Mẫu số 48 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 116/2021/NĐ-CP.
Bước 2: Trong khoảng thời gian 01 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày nhận đơn, Giám đốc cơ sở cai nghiện cần phải có trách nhiệm, nghĩa vụ xem xét, quyết định về việc cho người cai nghiện về chịu tang. Đồng thời, quyết định cho phép người cai nghiện chất ma túy về chịu tang cần phải bao gồm các nội dung cơ bản như sau:
-
Họ và tên của người cai nghiện;
-
Thời gian được về chịu tang của người cai nghiện;
-
Trách nhiệm của gia đình trong quá trình đón nhận, đưa trả về cơ sở cai nghiện;
-
Trách nhiệm của gia đình trong quá trình quản lý người cai nghiện khi về chịu tang tại gia đình.
Đồng thời, quyết định cho phép người cai nghiện chất ma túy về chịu tang cần phải được gửi cho gia đình người cai nghiện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người cai nghiện cư trú để phối hợp quản lý, lưu giữ hồ sơ theo quy định của pháp luật. Quyết định được thực hiện theo Mẫu số 49 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 116/2021/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, gia đình người cai nghiện cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đón trả người cai nghiện chất ma túy về gia đình, sau đó bàn giao người cai nghiện chất ma túy lại cho cơ sở cai nghiện chất ma túy bắt buộc khi hết thời gian chịu tang, mọi chi phí đưa đón người cai nghiện quay trở về gia đình sẽ do gia đình tự chi trả. Quá trình bàn giao và nhận người cai nghiện chất ma túy giữa cơ sở cai nghiện bắt buộc với gia đình cần phải được lập thành biên bản, lưu giữ thành phần hồ sơ theo quy định của pháp luật.
2. Người đang đi cai nghiện có bắt buộc có được về chịu tang không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 70 của Nghị định 116/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy, có quy định về chế độ chịu tang của người cai nghiện chất ma túy. Theo đó, thời gian chịu tang tối đa của người cai nghiện chất ma túy là 05 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc phê duyệt đơn, trong đó không bao gồm thời gian đi đường, thời gian này sẽ được tính vào thời gian chấp hành quyết định.
Như vậy, trong trường hợp không may bố, mẹ, vợ, chồng, con của người cai nghiện ma túy qua đời thì người đó được phép về chịu tang, thời gian chịu tang không vượt quá 05 ngày.
Và thời gian này không bao gồm thời gian đi đường và được tính vào thời gian chấp hành quyết định cai nghiện tại cơ sở cai nghiện chất ma túy bắt buộc.
3. Xử lý khi quá thời hạn được nghỉ chịu tang nhưng người cai nghiện không trở lại cơ sở cai nghiện bắt buộc:
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 70 của Nghị định 116/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy, có quy định: Cơ sở cai nghiện chất ma túy cần phải kiểm tra sức khỏe, kiểm tra tình trạng sử dụng chất ma túy khi tiếp nhận người cai nghiện. Trong trường hợp quá thời hạn được nghỉ chịu tang tuy nhiên người cai nghiện chất ma túy không tự nguyện quay trở lại cơ sở cai nghiện bắt buộc thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc đó cần phải ra quyết định truy tìm người cai nghiện chất ma túy theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trong trường hợp vượt quá thời gian được nghỉ để chịu tang, tuy nhiên người cai nghiện chất ma túy không quay trở lại cơ sở cai nghiện bắt buộc thì Giám đốc cơ sở cai nghiện chất ma túy cần phải ra quyết định truy tìm theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại Điều 56 của Nghị định 116/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy, có quy định về vấn để truy tìm đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đã bỏ trốn. Theo đó:
-
Người đã có quyết định áp dụng đưa vào cơ sở giáo dục cai nghiện bắt buộc tuy nhiên có hành vi bỏ trốn trước khi đưa vào cơ sở cai nghiện, thì cơ quan công an cấp huyện/quận nơi lập thành phần hồ sơ ra quyết định truy tìm đối tượng theo mẫu, hiện nay đang được thực hiện theo Mẫu số 41 phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 116/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy;
-
Người đang chấp hành tại cơ sở cai nghiện chất ma túy bắt buộc có hành vi bỏ trốn thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc cần phải ra quyết định truy tìm đối tượng đó. Cơ quan công an cấp quận, huyện nơi cơ sở cai nghiện đặt trụ sở cần phải có trách nhiệm, nghĩa vụ phối hợp với cơ sở cai nghiện bắt buộc trong quá trình truy tìm đối tượng bỏ trốn để đưa người đó quay trở về cơ sở cai nghiện;
-
Trong trường hợp tìm được người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, tuy nhiên có hành vi bỏ trốn, người đó không tự nguyện chấp hành việc quay trở lại cơ sở cai nghiện bắt buộc, thì cơ quan công an cấp quận/huyện cần phải áp dụng nhiều biện pháp cần thiết để ngăn chặn, bảo đảm cho việc tiếp tục đưa người đó quay trở về cơ sở cai nghiện bắt buộc;
-
Thời gian bỏ trốn của người cai nghiện sẽ không được tính vào thời gian chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Như vậy, trong trường hợp vượt quá thời gian được chịu tang người thân tuy nhiên người cai nghiện không tự nguyện quay trở về cơ sở cai nghiện bắt buộc thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc cần phải ra quyết định truy tìm đối tượng đó theo quy định nêu trên.
THAM KHẢO THÊM: