Khái niệm giấy chứng nhận kiểu dáng công nghiệp, Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, Tại sao phải gia hạn giấy chứng nhận kiểu dáng công nghiệp? Thủ tục gia hạn giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng bị đạo nhái tên thương hiệu hoặc mẫu mã sản phẩm, điều này gây thiệt hại rất lớn về kinh tế và uy tín của chủ sở hữu của thương hiệu. Kiểu dáng công nghiệp là một trong số những đối tượng được Luật Sở hữu trí tuệ bảo hộ, doanh nghiệp hay cá nhân khi có những sản phẩm hay dịch vụ tung ra thị trưởng thì công việc đầu tiên cần phải làm để tránh sau này gặp phải những tranh chấp không đáng có sau này , đó là phải đăng kí kiểu dáng công nghiệp tại Cục Sở hữu trí tuệ để được bảo hộ cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, giấy chứng nhận đăng kí kiểu dáng công nghiệp thường có thời hạn, khi hết hạn doanh nghiệp phải làm thủ tục gia hạn giấy chứng nhận đăng kí kiểu dáng công nghiệp. Vậy thủ tục gia hạn giấy chứng nhận đăng kí kiểu dáng công nghiệp được tiến hành như thế nào?
Căn cứ pháp lý:
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Khái niệm giấy chứng nhận đăng kiểu dáng công nghiệp:
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố trên.
Căn cứ theo khoản 13 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định: “Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp các yếu tố này”.
Như vậy, kiểu dáng công nghiệp là hình thức bên ngoài của sản phẩm, kiểu dáng công nghiệp phải có tính mới đối với thế giới và từ đó dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
Sản phẩm được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện, hoặc bộ phận dùng để lắp ráp, hợp thành các sản phẩm đó, được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp, có kết cấu và chức năng rõ ràng, được lưu thông trên thị trường.
Giấy đăng kí kiểu dáng công nghiệp được là sự chứng nhận và bảo hộ bằng văn bản của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng thực và bảo hộ sản phẩm của doanh nghiệp, cá nhân hay tổ chức về mẫu mã và hình thức của sản phẩm.
2. Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp:
Khi một sản phẩm tung ra thị trường, kiểu dáng mẫu mã sản phẩm là thứ được nhiều người quan tâm hơn cả. Kiểu dáng công nghiệp nếu được bảo hộ thì phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại điều 65, 66 và 67 văn bản hợp nhất
– Có tính mới: Kiểu dáng công nghiệp được được bảo hộ khi có tính mới. Tính mới ở đây được hiểu là kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai trước đó, đó là sự phân biệt về hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.
– Có tính sáng tạo: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu kiểu dáng đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng có thể nhận biết. Tuy nhiên việc quy định như thế nào là hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng hiện nay vẫn chưa được quy định cụ thể. Điều này dẫn đến việc đánh giá tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp trên thực tế vẫn là vấn đề gặp nhiều khó khăn để diễn đạt một cách chi tiết và rõ ràng. .
– Có khả năng áp dụng công nghiệp: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
Trong trường hợp tiếp nhận có nhiều đơn đăng ký các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho kiểu dáng công nghiệp trong đơn hợp lệ và có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số các đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ. Vì vậy các doanh nghiệp cần lưu ý về thời gian nộp đơn đăng kí kiểu dáng công nghiệp sớm nhất để tránh những trường hợp bị đối thủ ” chơi xấu” dẫn đến những thiệt hại và tranh chấp không đáng có.
3.Tại sao phải gia hạn giấy chứng nhận kiểu dáng công nghiệp?
Theo quy định của pháp luật, bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực là 5 năm kể từ ngày đơn đăng ký được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Ngày nộp đơn được ghi nhận trên tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Trước khi hết thời hạn bảo hộ, chủ sở hữu có thể tiếp tục làm thủ tục gia hạn hiệu lực cho bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp. Mỗi lần gia hạn sẽ có hiệu lực trong 5 năm và được gia hạn tối đa 02 lần. Giấy chứng nhận kiểu dáng công nghiệp có thời hạn sử dụng tối đa là 15 năm.
Thủ tục gia hạn kiểu dáng công nghiệp chỉ có thể được thực hiện khi kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ và được ghi nhận bởi bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp. Tiếp theo, chỉ có chủ sở hữu bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp được quyền thực hiện thủ tục gia hạn cho bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp. Trong trường hợp, chủ sở hữu không thể trực tiếp thực hiện thủ tục này thì có thể ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân hoặc tổ chức thay mình nộp hồ sơ.
Để thực hiện gia hạn cho bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp có nhu cầu gia hạn cần tiến hành trước khi bằng độc quyền hết hạn 6 tháng hoặc muộn nhất là 6 tháng kể từ ngày bằng độc quyền chính thức hết hiệu lực. Nếu trong thời hạn này mà chủ sở hữu không thực hiện gia hạn thì kiểu dáng công nghiệp sẽ không được bảo hộ. Trong trường hợp nếu có xảy ra tranh chấp, chủ sở hữu sẽ không có cơ sở hoặc tài liệu hợp pháp để thực hiện các biện pháp bảo vệ cho quyền lợi của mình.
4. Thủ tục gia hạn giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp:
Để thực hiện gia hạn cho văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cần chuẩn bị những tài liệu sau:
– Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ (Thông tư 01/2007-TT BKHCN)
TỜ KHAI GIA HẠN VĂN BẰNG BẢO HỘ ĐỐI TƯỢNG SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP Kính gửi: Cục Sở hữu trí tuệ 386 Nguyễn Trãi, Hà Nội Chủ đơn dưới đây yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ gia hạn văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp | DẤU NHẬN ĐƠN (Dành cho cán bộ nhận đơn) | |||||
CHỦ ĐƠN (Tổ chức, cá nhân yêu cầu gia hạn VBBH) Tên đầy đủ: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: E-mail: | ||||||
ĐẠI DIỆN CỦA CHỦ ĐƠN là người đại diện theo pháp luật của chủ đơn là tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được uỷ quyền của chủ đơn là người khác được uỷ quyền của chủ đơn Tên đầy đủ: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: E-mail: | ||||||
ĐỐI TƯỢNG YÊU CẦU GIA HẠN Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu | Số văn bằng bảo hộ: | |||||
THỜI HẠN GIA HẠN Đề nghị gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ thêm ………kỳ hạn, từ ngày: ……………………… đến ngày:…………………….. | ||||||
CHỦ ĐƠN/ĐẠI DIỆN CỦA CHỦ ĐƠN KÝ TÊN | ||||||
PHÍ, LỆ PHÍ | ||||||
Loại phí, lệ phí | Số đối tượng tính phí | Số tiền | ||||
Lệ phí gia hạn văn bằng bảo hộ | ….nhóm sản phẩm/dịch vụ …..phương án của từng sản phẩm | |||||
Lệ phí gia hạn hiệu lực muộn văn bằng bảo hộ | …..tháng nộp muộn | |||||
Lệ phí công bố quyết định gia hạn văn bằng bảo hộ | ||||||
Tổng số phí, lệ phí nộp theo đơn là: Số chứng từ (trường hợp nộp qua bưu điện hoặc chuyển khoản): | ||||||
CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN Tờ khai, gồm ……..trang Bản gốc văn bằng bảo hộ (nếu yêu cầu ghi nhận gia hạn) Giấy uỷ quyền bằng tiếng……. bản dịch tiếng Việt, gồm…….trang bản gốc bản sao ( bản gốc sẽ nộp sau bản gốc đã nộp theo đơn số:……………… ) Chứng từ phí, lệ phí Tài liệu khác, cụ thể: | KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU (Dành cho cán bộ nhận đơn) Cán bộ nhận đơn (ký và ghi rõ họ tên) | |||||
CAM KẾT CỦA CHỦ ĐƠN Tôi cam đoan mọi thông tin trong tờ khai trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Khai tại: … ngày … tháng … năm … Chữ ký, họ tên chủ đơn/đại diện của chủ đơn (ghi rõ chức vụ và đóng dấu, nếu có) | ||||||
Ngoài đơn trên, cần bổ sung các hồ sơ sau:
– Bản gốc Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.
Thông tin gia hạn sẽ được Cục sở hữu trí tuệ ghi nhận trực tiếp vào văn bằng bảo hộ
Nếu chủ sở hữu không trực tiếp nộp hồ sơ yêu cầu gia thì sẽ cần chuẩn bị thêm văn bản ủy quyền để người được ủy quyền có thể thay mặt chủ đơn nộp hồ sơ yêu cầu gia hạn tại Cục Sở hữu trí tuệ. Chủ sở hữu văn bằng bảo hộ, trước khi hết thời hạn bảo hộ văn bằng bảo hộ độc kiểu dáng công nghiệp 6 tháng chủ sở hữu phải nộp đơn yêu cầu gia hạn tới Cục Sở hữu trí tuệ.
-Bản sao chứng từ nộp lệ phí, phí (trong trường hợp nộp qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của Cục sở hữu trí tuệ.
Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ thì Chủ sở hữu hoặc người đại diện hợp pháp sẽ nộp đơn yêu cầu gia hạn tại Cục sở hữu trí tuệ.
Khi Cục sở hữu trí tuệ nhận được hồ sơ của chủ thể có yêu cầu sẽ xử lý đơn theo các trường hợp sau:
+ Đơn không có thiếu sót, đủ các thông tin theo Luật định thì Cục sẽ ra quyết định gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp.
Cục sẽ ghi nhận vào văn bằng bảo hộ, đăng bạ và Công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
Ngoài ra, trong thời hạn chủ sở hữu phải sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản hồi lại
Các khoản phí, lệ phí cần nộp theo quy định bao gồm các khoản sau:
– Lê phí gia hạn: 100.000 VNĐ/ 01 văn bằng
– Phí thẩm định yêu cầu gia hạn hiệu lực: 160.000 VNĐ/ 01 văn bằng
– Phí sử dụng bằng độc quyền: 700.000 VNĐ/ 01 văn bằng
Trên đây là trình tự thủ tục các bước để gia hạn giấy chứng nhận đăng kí kiểu dáng công nghiệp. Việc nắm rõ các quy định pháp luật và thực hiện đúng trình tự gia hạn giấy chứng nhận đăng kí kiểu dáng công nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp, cá nhân hay tổ chức có thể bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của mình.