Thủ tục ghi chú kết hôn tại Việt Nam khi kết hôn ở nước ngoài thực hiện như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Ghi chú kết hôn có phải bắt buộc không?
Ghi chú kết hôn hiện nay là một thủ tục do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam thực hiện ghi vào sổ hộ tịch việc đăng ký kết hôn của công dân Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tại nước ngoài.
Do đó, đối với những trường hợp người Việt Nam thực hiện kết hôn ở nước ngoài muốn được công nhận hôn nhân đó tại Việt Nam thì bắt buộc phải tiến hành về Việt Nam thực hiện ghi chú kết hôn.
2. Thủ tục ghi chú kết hôn tại Việt Nam khi kết hôn ở nước ngoài:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, hồ sơ ghi chú kết hôn gồm những giấy tờ sau:
– Tờ khai theo mẫu quy định.
– Giấy tờ chứng nhận việc kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp (bản sao).
– Giấy tờ tùy thân bao gồm chứng minh thư nhân dân, hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu của hai bên nam, nữ trong trường hợp người có yêu cầu gửi hồ sơ thông qua hệ thống bưu chính.
– Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền (trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc).
– Nộp trích lục về việc đã ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn theo quy định nếu như công dân Việt Nam trước đây đã tiến hành ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.
– Giấy ủy quyền nếu có ủy quyền. Lưu ý trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Cá nhân có nhu cầu thực hiện nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và giải quyết, cụ thể như sau:
Theo quy định tại Điều 48 Luật Hộ tịch 2014, thẩm quyền thực hiện việc ghi chú kết hôn tại Việt Nam khi kết hôn ở nước ngoài sẽ thuộc về thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết yêu cầu:
Phòng Tư pháp tiếp nhận hồ sơ.
Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, xác định tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình; đối chiếu thông tin trong Tờ khai với giấy tờ trong hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả.
Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo đúng quy định. Trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.
Nếu người yêu cầu nộp hồ sơ không thực hiện việc bổ sung hồ sơ đầy đủ, hoàn thiện thì người tiếp nhận từ chối tiếp nhận hồ sơ. Phòng Tư pháp có quyền từ chối hồ sơ theo quy định và lập thành văn bản nêu rõ lý do rồi gửi đến người yêu cầu nộp hồ sơ.
Trường hợp thấy yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn là đủ điều kiện, Trưởng phòng tư pháp ghi vào sổ và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký cấp bản chính trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.
3. Những trường hợp bị từ chối ghi chú kết hôn:
Trưởng phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để từ chối nếu thuộc phải một trong các trường hợp sau:
– Việc thực hiện đăng ký kết hôn vi phạm những điều cấm theo quy định của
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 5
+ Thực hiện kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo.
+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn.
+ Người nào đang có vợ hoặc đang có chồng thực hiện hành vi chung sống như vợ chồng hay thực hiện kết hôn với người khác.
+ Người nào đang độc thân chưa có vợ, hoặc chưa có chồng mà thực hiện hành vi chung sống như vợ chồng hay thực hiện kết hôn với người khác mà biết rõ người nãy đã có vợ, có chồng.
+ Thực hiện yêu sách của cải trong kết hôn.
+ Thực hiện hành vi cưỡng ép ly hôn, lừa dối trong ly hôn hoặc cản trở ly hôn.
+ Vì mục đích thương mại mà thực hiện hành vi sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
+ Vì mục đích thương mại mà thực hiện hành vi mang thai hộ.
+ Thực hiện lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính.
+ Thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
+ Vì mục đích lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, xâm phạm tình dục, bóc lột sức lao động hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
– Công dân Việt Nam thực hiện kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam.
4. Ý nghĩa của việc ghi chú kết hôn:
Thủ tục ghi chú việc kết hôn được thực hiện với ý nghĩa quan trọng nhất là để công nhận quan hệ hôn nhân của công dân Việt Nam đã thực hiện việc đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
Bởi nếu như công dân Việt Nam có thực hiện đăng ký kết hôn tại nước ngoài thì chỉ được phía bên nước ngoài công nhận việc đó. Tại Việt Nam chưa cập nhật thủ tục hộ tịch liên quan đến việc kết hôn của cá nhân, do đó, bắt buộc khi về Việt Nam công dân phải thực hiện việc ghi chú kết hôn này theo đúng quy định của pháp luật.
Và khi được công nhận ở tại Việt Nam rồi thì mới có thể bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của công dân Việt Nam trong quan hệ hôn nhân.
5. Hướng dẫn thực hiện kê khai tờ khai ghi chú kết hôn:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TỜ KHAI GHI CHÚ KẾT HÔN
Kính gửi: Ủy ban nhân huyện ABC.
Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu: Nguyễn Văn A
Nơi cư trú: thôn Lương Hội – xã Lương Bằng – huyện Kim Động – tỉnh Hưng Yên.
Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2003.
Đề nghị cơ quan ghi vào sổ việc kết hôn sau đây:
Họ, chữ đệm, tên bên nữ: Nguyễn Thị B Ngày, tháng, năm sinh: 27/01/1990 Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam Nơi cư trú: phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân số 0010901125 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 18/02/2002. | Họ, chữ đệm, tên bên nam: Nguyễn Văn A Ngày, tháng, năm sinh: 26/06/1988 Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam Nơi cư trú: thôn Lương Hội – xã Lương Bằng – huyện Kim Động – tỉnh Hưng Yên. Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân số 001088123 do Công an tỉnh Hưng Yên cấp ngày 20/10/2003. |
Đã đăng ký kết hôn tại Cộng hòa Pháp, Giấy chứng nhận kết hôn số 0A3456 cấp ngày 08/3/2016.
Trước khi kết hôn lần này chưa từng kết hôn/đã từng kết hôn nhưng hôn nhân đã chấm dứt: Chưa từng kết hôn.
Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.
Đề nghị cấp bản sao: Có , Không Số lượng:…….bản | Làm tại: Hưng Yên, ngày ……. tháng ……. năm …….. Người yêu cầu A Nguyễn Văn A |
Lưu ý khi viết mẫu tờ khai:
Ghi rõ tên cơ quan thực hiện ghi chú kết hôn.
Ghi theo nơi đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.
Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân như: hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế (ví dụ:
Ghi tên cơ quan, tên quốc gia nước ngoài đã đăng ký kết hôn, tên loại giấy chứng nhận việc kết hôn do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp, số (nếu có) và ngày, tháng năm cấp giấy tờ đó.
Trường hợp chưa từng kết hôn thì ghi rõ “Chưa từng kết hôn”. Trường hợp đã từng kết hôn thì ghi rõ căn cứ chấm dứt quan hệ hôn nhân. Nếu căn cứ chấm dứt quan hệ hôn nhân là ly hôn thì ghi rõ hình thức văn bản ly hôn, ngày có hiệu lực, tên cơ quan cấp.
Đề nghị đánh dấu X vào ô nếu có yêu cầu cấp bản sao và ghi rõ số lượng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hôn nhân và gia đình.
– Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch.
– Thông tư 04/2020/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành