Hiện nay, có rất nhiều người nước ngoài sang Việt Nam để sinh sống và làm việc. Do đó mà nhu cầu đi lại của người nước ngoài ngày càng tăng cao. Vậy, người nước ngoài muốn lái xe ở Việt Nam thì có cần phải đổi bằng lái xe không? Thủ tục đổi bằng lái xe nước ngoài sang Việt Nam thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thế nào là giấy phép lái xe nước ngoài? Giấy phép lái xe nước ngoài có sử dụng được ở Việt Nam không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Thông tư số
Tại khoản 3 Điều 3 Thông tư số 29/2015/TT-BGTVT thì giấy phép lái xe quốc gia là giấy phép lái xe do cơ quan có thẩm quyền của các nước cấp, có giá trị trên lãnh thổ nước đó. Theo đó, giấy phép lái xe quốc gia sẽ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại quốc gia đó cấp cho người đủ điều kiện và được sử dụng riêng ở trên quốc gia, lãnh thổ đó. Từ đó có thể hiểu, giấy phép lái xe nước ngoài là loại giấy phép lái xe do cơ quan Nhà nước ở nước ngoài có thẩm quyền cấp cho công dân nước đó khi có đủ điều kiện.
Vậy, khi người nước ngoài lái xe, điều khiển phương tiện giao thông tại Việt Nam thì có thể sử dụng giấy phép lái xe nước ngoài được không?
Theo quy định tại khoản 10 Điều 33 Thông tư số
– Nếu đã có Giấy phép lái xe quốc gia (do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở nước ngoài cấp) thì cần phải làm thủ tục đổi sang Giấy phép lái xe tương ứng ở Việt Nam;
– Trường hợp điều ước quốc tế về Giấy phép lái xe mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Như vậy, nếu người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã được cấp giấy phép lái xe quốc tế và có giấy phép lái xe nước ngoài mà nước đó là thành viên của Công ước Viên năm 1986 về giao thông đường bộ thì có thể sử dụng giấy phép lái xe quốc gia do cơ quan Nhà nước ở nước ngoài cấp mà không cần làm thủ tục đổi sang Giấy phép lái xe Việt Nam.
2. Đối tượng nào được quyền cấp đổi giấy phép lái xe nước ngoài sang giấy phép lái xe Việt Nam?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 37 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT thì những đối tượng sau được đổi giấy phép lái xe từ giấy phép lái
– Người nước ngoài cư trú, làm việc, học tập tại Việt Nam, có giấy chứng minh thư ngoại giao, giấy chứng minh thư công vụ, thẻ tạm trú, thẻ cư trú, thẻ lưu trú, thẻ thường trú với thời gian từ 03 tháng trở lên, có giấy phép lái xe quốc gia còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam;
– Khách du lịch nước ngoài lái xe đăng ký nước ngoài vào Việt Nam, có giấy phép lái xe quốc gia còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam;
– Người Việt Nam (mang quốc tịch Việt Nam) trong thời gian cư trú, học tập, làm việc ở nước ngoài được nước ngoài cấp giấy phép lái xe quốc gia, còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam.
Bên cạnh đó, tại khoản 5 Điều 37 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 20 Điều 1 Thông tư số 38/2019/TT-BGTVT thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền không cấp đổi giấy phép lái xe nước ngoài sang Giấy phép lái xe Việt Nam đối với những trường hợp sau:
– Giấy phép lái xe tạm thời của nước ngoài;
– Giấy phép lái xe quốc tế;
– Giấy phép lái xe của nước ngoài, quân sự, công an quá thời hạn sử dụng theo quy định, bị tẩy xóa, rách nát không còn đủ các yếu tố cần thiết để đổi giấy phép lái xe hoặc có sự khác biệt về nhận dạng;
– Giấy phép lái xe nước ngoài không do cơ quan có thẩm quyền cấp;
– Người Việt Nam có giấy phép lái xe nước ngoài có thời gian lưu trú tại nước ngoài dưới 03 tháng và thời hạn lưu trú không phù hợp với thời gian đào tạo lái xe của nước cấp giấy phép lái xe;
– Người không đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định.
3. Thủ tục đổi bằng lái xe nước ngoài sang Việt Nam thế nào?
Trong trường hợp người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài muốn điều khiển phương tiện giao thông tại Việt Nam phải thực hiện việc chuyển đổi bằng lái xe nước ngoài sang bằng lái xe tương ứng tại Việt Nam thì cần thực hiện theo trình tự, thủ tục được quy định tại Điều 41 Thông tư số 12/2017/TT – BGTVT, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 38/2019/TT-BGTVT. Cụ thể trình tự, thủ tục được thực hiện như sau:
3.1. Chuẩn bị hồ sơ chuyển đổi bằng lái xe nước ngoài sang bằng lái xe Việt Nam:
Hồ sơ yêu cầu chuyển đổi từ giấy phép lái xe nước ngoài sang giấy phép lái xe Việt Nam bao gồm:
– Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe nước ngoài sang giấy phép lái xe tương ứng tại Việt Nam:
+ Đối với người Việt Nam có giấy phép lái xe nước ngoài sẽ làm Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu đơn được quy định tại Phụ lục 19, được ban hành kèm theo Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT;
+ Đối với người nước ngoài có giấy phép lái xe nước ngoài sẽ làm Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài theo mẫu đơn được quy định tại Phụ lục 20, được ban hành kèm theo Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT.
– Bản dịch giấy phép lái xe nước ngoài ra tiếng Việt:
+ Bản dịch này đã được bảo chứng chất lượng dịch thuật của tổ chức hành nghề Công chứng hoặc Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam mà người dịch làm việc, đóng dấu giáp lai với bản sao giấy phép lái xe.
+ Đối với người Việt Nam phải xuất trình hợp pháp hóa lãnh sự giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài theo quy định của pháp luật về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự, trừ các trường hợp được miễn trừ theo quy định của pháp luật.
– Bản sao giấy tờ tuỳ thân của người yêu cầu đổi bằng lái xe, bao gồm một trong các giấy tờ sau:
+ Hộ chiếu (phần số hộ chiếu, họ tên và ảnh người được cấp, thời hạn sử dụng và trang thị thực nhập cảnh vào Việt Nam);
+ Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân;
+ Giấy chứng minh thư ngoại giao hoặc công vụ do Bộ Ngoại giao Việt Nam cấp hoặc bản sao thẻ cư trú, thẻ lưu trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú, giấy tờ xác minh định cư lâu dài tại Việt Nam đối với người nước ngoài.
3.2. Nộp hồ sơ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp đổi Giấy phép lái xe:
Theo quy định tại Điều 41 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 38/2019/TT-BGTVT thì sau khi chuẩn bị hồ sơ gồm đầy đủ các giấy tờ, tài liệu nêu trên thì người có yêu cầu sẽ nộp hồ sơ tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải nơi người đó đăng ký cư trú, lưu trú, tạm trú hoặc định cư lâu dài. Khi đến thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe, người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe và phải xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu.
Theo đó, cán bộ tại những cơ quan này có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trong trường hợp phát hiện có nghi vấn, cơ quan cấp đổi giấy phép lái xe có văn bản đề nghị Bộ Ngoại giao, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an, Phòng Quản lý xuất nhập Cảnh thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác minh. Nếu xác minh được các giấy tờ, tài liệu trên hợp pháp thì sẽ tiến hành làm thủ tục cấp đổi bằng lái xe nước ngoài sang bằng lái xe tương ứng ở Việt Nam.
Sau khi Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải hoàn thiện việc cấp đổi bằng lái xe thì sẽ trao bằng đã được cấp đổi tương ứng tại Việt Nam cho người yêu cầu.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư số 29/2015/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải ban ban hành ngày 06/7/2015 Quy định về cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế;
– Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 15/4/2017 Quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ;
– Thông tư số 38/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 08/10/2019 Sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.