Theo quy định của pháp luật, một người muốn trở thành nhân viên bức xạ thì phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn và được cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ. Dưới đây là thủ tục đề nghị cấp cũng như xin cấp lại chứng chỉ nhân viên bức xạ, mời bạn đọc tham khảo:
Mục lục bài viết
1. Điều kiện để được cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ:
Bức xạ theo quy định tại Khoản 3 Điều 3
Để cấp được chứng chỉ nhân viên bức xạ thì cá nhân cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
– Đảm bảo có trình độ chuyên môn và kiến thức an toàn phù hợp.
Và theo quy định tại Điều 28 Luật năng lượng nguyên tử 2008, người đảm nhiệm một trong các công việc cần phải có chứng chỉ nhân viên bức xạ, bao gồm:
– Kỹ sư trưởng lò phản ứng hạt nhân.
– Người phụ trách an toàn.
– Trưởng ca vận hành lò phản ứng hạt nhân.
– Người phụ trách tẩy xạ.
– Người phụ trách ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân.
– Người quản lý nhiên liệu hạt nhân.
– Nhân viên vận hành lò phản ứng hạt nhân.
– Nhân viên vận hành máy gia tốc.
– Nhân viên vận hành thiết bị chiếu xạ sử dụng nguồn phóng xạ.
– Nhân viên sản xuất đồng vị phóng xạ.
– Nhân viên chụp ảnh phóng xạ công nghiệp.
2. Thủ tục đề nghị xin cấp, cấp lại chứng chỉ nhân viên bức xạ:
2.1. Hồ sơ xin cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ:
– Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ theo Mẫu số 05 Phụ lục IV của Nghị định 142/2020/NĐ-CP.
– 03 ảnh cỡ 3 cm x 4 cm trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện; tệp tin ảnh cỡ 3 cm x 4 cm trong trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến.
– Bản sao văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với công việc đảm nhiệm.
– Giấy Giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ.
– Phiếu khám sức khỏe tại cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên được cấp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ.
2.2. Thủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ nhân viên bức xạ:
Bước 1: Nộp hồ sơ:
Cá nhân chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm đầy đủ các giấy tờ mục 2.1.
Sau đó nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và
Thời hạn giải quyết trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
– Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ sau khi nhận được đầy đủ và hợp lệ hồ sơ, lệ phí.
Thời gian giải quyết là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và lệ phí của cá nhân yêu cầu cấp chứng chỉ.
Nếu như không đồng ý cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ thì cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do, chậm nhất trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và lệ phí của cá nhân yêu cầu cấp chứng chỉ.
3. Thẩm quyền cấp, cấp lại chứng chỉ nhân viên bức xạ:
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 02/2022/TT-BKHCN quy định thẩm quyền cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ thuộc về Cục An toàn bức xạ và hạt nhân cấp Giấy phép, Giấy đăng ký, Chứng chỉ nhân viên bức xạ, Chứng chỉ hành nghề, trừ trường hợp sau:
– Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy phép đối với các công việc:
+ Vận hành thiết bị chiếu xạ để khử trùng, tạo đột biến và xử lý vật liệu (sử dụng trong công nghiệp).
+ Sản xuất, chế biến chất phóng xạ.
+ Vận chuyển quá cảnh vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân.
+ Đóng gói, vận chuyển vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân.
+ Nhập khẩu vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân.
+ Xuất khẩu vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân.
– Cục Năng lượng nguyên tử cấp Giấy đăng ký và Chứng chỉ hành nghề đối với các dịch vụ:
+ Tư vấn công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, bao gồm: Tư vấn công nghệ bức xạ, tư vấn công nghệ hạt nhân cho tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
+ Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với cá nhân thực hiện các dịch vụ theo đúng quy định.
+ Đánh giá công nghệ bức xạ, công nghệ hạt nhân; giám định công nghệ bức xạ, công nghệ hạt nhân.
– Cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Giấy phép cho tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế và Chứng chỉ nhân viên bức xạ cho người phụ trách an toàn tại cơ sở X-quang chẩn đoán trong y tế hoạt động trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Lưu ý: Cục An toàn bức xạ và hạt nhân có thẩm quyền cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ thì cũng sẽ có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại chứng chỉ theo quy định tại Nghị định số 142/2020/NĐ-CP.
4. Trách nhiệm của nhân viên bức xạ:
Điều 27 Luật năng lượng nguyên tử 2008 quy định trách nhiệm của nhân viên bức xạ, cụ thể là:
– Thực hiện quy định của pháp luật và tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, hướng dẫn về an toàn phù hợp với mỗi hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
– Khi tiến hành công việc bức xạ, phải sử dụng phương tiện theo dõi liều chiếu xạ và phương tiện bảo vệ. Thực hiện việc khám sức khỏe định kỳ; từ chối làm việc khi điều kiện bảo đảm an toàn không đầy đủ, trừ trường hợp tham gia khắc phục sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân.
– Khi có hiện tượng bất thường về an toàn, an ninh trong việc tiến hành công việc bức xạ phải báo cáo ngay cho người phụ trách an toàn.
– Đảm bảo thực hiện các biện pháp khắc phục sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân theo chỉ dẫn của người phụ trách an toàn.
Bên cạnh đó, người phụ trách an toàn là nhân viên bức xạ có trách nhiệm sau:
– Giúp người đứng đầu tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ.
– Giúp người đứng đầu tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ xây dựng và tổ chức thực hiện biện pháp kỹ thuật cần thiết để tuân thủ các điều kiện về an toàn, an ninh.
– Lập và lưu giữ hồ sơ liên quan đến an toàn, an ninh.
– Khi phát hiện có dấu hiệu bất thường về an toàn, an ninh, khi có sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân thì phải báo cáo cho người đứng đầu tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
– Thường xuyên liên lạc với các cá nhân, bộ phận lưu giữ, sử dụng nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân trong phạm vi trách nhiệm của mình
– Có trách nhiệm giúp người đứng đầu tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ xây dựng và tổ chức thực hiện biện pháp kỹ thuật cần thiết để tuân thủ các điều kiện về an toàn, an ninh
5. Mẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP CHỨNG CHỈ NHÂN VIÊN BỨC XẠ
Kính gửi: (1)………
1. Tên cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ: …………
2. Ngày tháng năm sinh: …..
3. Số giấy CMND/CCCD/Hộ chiếu:……Ngày cấp:………Cơ quan cấp: ……
4. Địa chỉ liên lạc: ……
5. Số điện thoại: …… 6. E-mail:…………
7. Đề nghị cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ để đảm nhiệm công việc sau:
□ Kỹ sư trưởng lò phản ứng hạt nhân;
□ Trưởng ca vận hành lò phản ứng hạt nhân;
□ Người phụ trách an toàn;
□ Người phụ trách tẩy xạ;
□ Người phụ trách ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân;
□ Người quản lý nhiên liệu hạt nhân;
□ Nhân viên vận hành lò phản ứng hạt nhân;
□ Nhân viên vận hành máy gia tốc;
□ Nhân viên vận hành thiết bị chiếu xạ sử dụng nguồn phóng xạ;
□ Nhân viên sản xuất đồng vị phóng xạ;
□ Nhân viên chụp ảnh phóng xạ công nghiệp.
8. Các tài liệu kèm theo:
-……..
-……..
…., ngày …. tháng … năm….
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ tên)
_______________________
(1) Ghi rõ tên cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ theo quy định tại Điều 28 Nghị định này.