Xe đạp điện và xe máy điện là loại phương tiện được sử dụng rộng rãi trong xã hội ngày nay, đặc biệt là lứa tuổi học sinh, sinh viên và phụ nữ. Dưới đây là quy định hiện hành của pháp luật về thủ tục đăng ký xe đạp điện, xe máy điện.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục đăng ký xe đạp điện, xe máy điện theo quy định mới:
1.1. Những loại xe điện nào cần phải làm thủ tục đăng ký xe?
Hiện nay cần phải phân biệt được những loại xe nào cần phải làm giấy tờ và những loại xe nào không cần phải làm giấy tờ. Câu hỏi đặt ra là, trong các loại xe điện thì loại xe điện nào phải tiến hành thủ tục đăng ký giấy tờ xe? Bởi xe điện hiện nay được coi là một loại xe phổ biến ở Việt Nam. Trong đó có thể kể đến xe đạp điện và xe máy điện. Đây là hai loại xe có cấu tạo khác nhau và đều phải bắt buộc làm giấy tờ xe. Bài xe đạp điện và xe máy điện là phương tiện nằm trong danh mục xe cơ giới do Chính phủ và Bộ Công an quy định. Khi tham gia giao thông thì hai loại xe này phải được đăng ký và bấm biển số. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, xe đạp điện là loại xe có bàn đạp và có vận tốc tối đa thấp hơn xe máy điện, đó là 25km/h. Xe đạp điện có công suất động cơ thấp cụ thể là không quá 250w, ngoài ra thì khối lượng của xe đạp điện cũng không lớn, thông thường sẽ nhỏ hơn 40kg. Xe đạp điện được thiết kế bàn đạp hai bên và được vận hành bằng cách sử dụng cơ cấu đạp chân và trợ lực từ động cơ của xe đạp điện.
Thứ hai, xe máy điện là những mẫu xe cũng chạy bằng điện nhưng có thiết kế khác với xe đạp điện, không có bàn đạp và chạy bằng động cơ máy, có thiết kế hai bánh với vận tốc tối đa lớn hơn xe đạp điện nhưng không quá 50km/h. Ngoài ra thì công suất động cơ của xe máy điện cũng không vượt quá 4kw. Xe máy điện thì sẽ được gắn trực tiếp động cơ vào bánh sau hoặc đặt tại giữa thân xe, nhà sản xuất thường sử dụng dây curoa để vận hành loại xe này.
1.2. Thủ tục đăng ký xe đạp điện, xe máy điện theo quy định mới:
Căn cứ theo thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ Công an quy định cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới, thì nhìn chung để được cấp giấy đăng ký xe đối với các loại xe điện, trong đó có xe đạp điện và xe máy điện, thì phải trải qua các bước do pháp luật đã quy định. Các chủ sở hữu xe hợp pháp có thể tham khảo các bước trong quá trình đăng ký xe điện sau đây để tiến hành thủ tục đăng ký xe sao cho thuận lợi và phù hợp nhất với pháp luật, cụ thể như sau:
Bước 1: Chủ sở hữu xe hợp pháp có nhu cầu đi đăng ký xe đạp điện và xe máy điện thì cần phải chuẩn bị hồ sơ và giấy tờ sao cho đầy đủ nhất, tránh trường hợp mất thời gian và công sức của các chủ thể. Cụ thể, những giấy tờ cơ bản không thể thiếu như sau:
– Mẫu tờ khai để tiến hành đi đăng ký xe đạp điện hoặc xe máy điện theo quy định của pháp luật hiện hành;
– Giấy tờ tùy nhân của người đăng ký xe điện, như căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu còn hiệu lực… Nếu như trong trường hợp chưa có căn cước công dân, hoặc căn cước công dân bị mất, thì có thể đem các loại giấy tờ khác để chứng minh, thậm chí có thể là thẻ sinh viên (được áp dụng trong trường hợp chủ thể đi đăng ký là sinh viên, học viên) hoặc
– Giấy kiểm tra chất lượng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chứng minh xe điện đó đủ tiêu chuẩn để đưa vào lưu thông;
– Hóa đơn giá trị gia tăng của xe máy điện hoặc xe đạp điện (bao gồm cả bản gốc và 2 bản photo).
Bước 2: Chủ sở hữu xe hợp pháp có nhu cầu đi đăng ký xe đạp điện và xe máy điện sau khi chuẩn bị được bộ hồ sơ nêu trên, sẽ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đó là chi cục thuế cấp quận huyện để làm thủ tục nộp lệ phí trước bạ khi đăng ký xe. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thì các khoản phí mà mỗi chủ thể cần phải nộp khi đăng ký xe máy điện và xe đạp điện, bao gồm:
Lệ phí trước bạ = Trị giá tài sản trên hóa đơn x Mức % thu lệ phí. Cụ thể thì mức % thu lệ phí được xác định như sau:
– Đối với xe có trị giá tài sản (theo hóa đơn giá trị gia tăng) dưới 10 triệu đồng, mức lệ phí trước bạ là 400.000 đồng.
– Đối với xe có trị giá trên 10.000.000 đồng, mức % thu lệ phí là 5% tại Hà Nội và các thành phố lớn hoặc 2% đối với các khu vực khác.
Chi phí đăng ký biển số xe điện là từ 500.000 đồng đến 4 triệu đồng, cụ thể như sau:
Giá trị tài sản | Nghĩa vụ tài chính |
Đối với những chiếc xe trị giá dưới 15 triệu đồng | Phí 500.000 đồng |
Xe trị giá từ 15 triệu đến 40 triệu đồng | Phí 2 triệu đồng |
Xe trị giá trên 40 triệu đồng | Phí 4 triệu đồng |
Bước 3: Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định pháp luật, thì chủ sở hữu xe hợp pháp có nhu cầu đi đăng ký xe đạp điện và xe máy điện, sẽ đến trụ sở công an giao thông quận huyện làm thủ tục đăng ký xe. Các cán bộ ở đó sẽ cung cấp cho bạn một bộ hồ sơ đăng ký biển số xe điện. Sau đó bạn cần điền đầy đủ thông tin vào hồ sơ và kiểm tra lại các giấy tờ cần thiết, trong khi ngồi chờ đến lượt gọi tên vào bấm biển số. Cuối cùng, nộp phí đăng ký xe và ra biển mới là quá trình đăng ký xe hoàn tất.
2. Mức xử phạt đối với xe đạp điện, xe máy điện không có đăng ký và biển số xe:
Căn cứ theo quy định tại thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ Công an quy định cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ghi nhận rõ rằng: Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có nghĩa vụ và trách nhiệm đăng ký cũng như cấp biển số các loại xe sau đây: Xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe có kết cấu tương tự xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện của cơ quan, tổ chức, cá nhân người nước ngoài, của dự án, tổ chức kinh tế liên doanh với nước ngoài tại địa phương và tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc cư trú tại quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi Phòng Cảnh sát giao thông đặt trụ sở.
Như vậy, thì xe điện chưa đăng ký sẽ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật, tức là, xe máy điện cần phải tiến hành đăng ký và cấp biển số xe, nên trong trường hợp xe máy điện của bạn chưa có đăng ký và biển số thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Cụ thể, theo quy định tại nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng, thì mức phạt đối với hành vi điều khiển xe máy điện chưa đăng ký xe và biển số được ghi nhận như sau: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi: Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định và điều khiển xe không gắn biển số (áp dụng đối với loại xe có quy định phải gắn biển số) hoặc gắn biển số không đúng với biển số đăng ký ghi trong Giấy đăng ký xe, hoặc biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp. Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành đối với lỗi điều khiển xe máy điện chưa có đăng ký và biển số xe thì sẽ bị xử phạt từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng.
3. Một số lưu ý khi tiến hành thủ tục đăng ký xe đạp điện, xe máy điện:
Trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký xe máy điện cũng như xe đạp điện, thì chủ sở hữu hợp pháp phương tiện cần phải lưu ý một số điều sau:
Thứ nhất, cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và tài liệu theo quy định của pháp luật để tránh trường hợp rườm rà và phức tạp về mặt thủ tục cũng như thời gian. Về thời gian nhận chứng nhận đăng ký sẽ giao động trong khoảng từ 2 đến 7 ngày, được tính kể từ ngày cơ quan công an nhận đầy đủ hồ sơ đăng ký phương tiện.
Thứ hai, cần lưu ý về những nghĩa vụ tài chính cần phải nộp. Sau khi hoàn tất việc bấm biển số, thì bước tiếp theo mà chủ sở hữu phương tiện hợp pháp cần hoàn thành là đóng lệ phí cấp biển. Hoàn tất quá trình đóng lệ phí cấp biển, cán bộ cảnh sát sẽ đưa trả cho chủ sở hữu phương tiện hợp pháp biển số xe kèm theo giấy hẹn lấy giấy đăng ký xe. Thời gian giải quyết việc cấp giấy đăng ký xe máy mới sau khi đã hoàn thành đầy đủ các thủ tục là 2 ngày làm việc.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ Công an quy định cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới;
– Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.