Thủ tục đăng ký tạm trú khi chuyển đến nơi cư trú khác? Thủ tục đăng ký tạm trú khi chuyển đến ở nơi cư trú khác?
Đăng ký tạm trú là nghĩa vụ của công dân khi thực hiện quyền tự do cư trú của mình. Công dân cố thể ở bất cứ nơi nào pháp luật không cấm, và chỉ cần đăng ký thường trú hoặc tạm trú cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ mục đích quản lý dân sư. Vậy khi công dân tạm trú ở một nơi khác thì phải thực hiện như thế nào? Pháp luật quy định như thế nào về đăng ký tạm trú?
Căn cứ pháp lý:
– Luật cư trú 2006 sửa đổi bổ sung 2013;
–
1. Đăng ký tạm trú là gì?
Căn cứ Khoản 4 Điều 30 Luật Cư trú 2006 sửa đổi bổ sung 2013 quy định về đăng ký tạm trú như sau:
“1. Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ.
2. Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.
3. Người đến đăng ký tạm trú phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đã đăng ký thường trú; giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở đó; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu; trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
4. Trưởng Công an xã, phường, thị trấn trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này phải cấp sổ tạm trú theo mẫu quy định của Bộ Công an.
Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và có thời hạn tối đa là hai mươi bốn tháng. Trong thời hạn ba mươi ngày trước ngày hết thời hạn tạm trú, công dân đến cơ quan Công an nơi cấp sổ tạm trú để làm thủ tục gia hạn.
Việc điều chỉnh thay đổi về sổ tạm trú được thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Luật này. Sổ tạm trú bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. Trường hợp đến tạm trú tại xã, phường, thị trấn khác thì phải đăng ký lại.
5. Trường hợp người đã đăng ký tạm trú nhưng không sinh sống, làm việc, lao động, học tập từ sáu tháng trở lên tại địa phương đã đăng ký tạm trú thì cơ quan đã cấp sổ tạm trú phải xoá tên người đó trong sổ đăng ký tạm trú.”
Việc đăng ký tạm trú chính là một hình thức đăng ký cư trú, việc thông báo tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm thiết lập một chế độ quản lý tạm thời về cư trú đối với công dân. Mục đích của việc đăng ký cư trú nói chung và việc đăng ký tạm trú nói riêng chính là để quản lý dân cư, quản lý con người. Việc đăng ký tạm trú nhằm thiết lập chế độ quản lý tạm thời về cư trú đối với công dân để đảm bảo quản lý cư trú liên tục. Mỗi công dân đều được quản lý tại nơi có hộ khẩu thường trú, tuy nhiên, khi người đó không có thời gian sinh sống tại nơi đã đăng ký thường trú thì việc quản lý cư trú cũng phải có những thay đổi cho phù hợp. Thiết lập chế độ quản lý tạm thời bên cạnh quản lý hộ khẩu thường trú, có tác dụng nắm bắt tình hình dân cư, cũng nhưng bảo đảm quyền lợi của công dân nếu có phát sinh.
Người phải đăng ký tạm trú là người đến sinh sống tại nơi mà người đó không có hộ khẩu thường trú. Khi chuyển nơi cư trú mới để sinh sống, học tập, làm việc mà không đủ điều kiện đăng ký thường trú thì người đó phải đăng ký tạm trú. Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa đăng ký thường trú và đăng ký tạm trú là đăng ký thường trú không đặt ra yêu cầu về thời hạn cư trú nhưng đăng ký tạm trú luôn được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định và thời hạn tạm trú có thể gia hạn.
Vì vậy, đăng ký tạm trú là một phương thức của đăng ký cư trú, trong đó cá nhân thông báo chính thức với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại nơi cư trú, mà không phải là nơi đã đăng ký thường trú, về việc cư trú của mình, để các cơ quan nhà nước nắm bắt được thông tin cư trú của cá nhân đó. Qua đó các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sec bảo vệ quyền tự do cư trú và các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân.
2. Thủ tục đăng ký tạm trú khi chuyển đến ở nơi cư trú khác
Mặt khác, Thông tư 35/2014/TT-BCA Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú thì:
“Người đã đăng ký tạm trú nhưng hết thời hạn tạm trú từ 30 (ba mươi) ngày trở lên mà không đến cơ quan Công an nơi đăng ký tạm trú để làm thủ tục gia hạn tạm trú sẽ bị tự đồng xóa tên trong sổ đăng ký tạm trú”.
Hồ sơ để đăng ký tạm trú gồm có:
+ Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đã đăng ký thường trú;
+ Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng nhà (Hợp đồng thuê nhà, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,…).
+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu và bản khai nhân khẩu;
+ Trong trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn, hoặc ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
Sổ tạm trú được cấp cho cá nhân đã đăng ký tạm trú và có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân.
Kết quả của đăng ký tạm trú đó là “ Sổ tạm trú ”, sổ này được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và có thời hạn tối đa là 24 tháng. Ngoài ra, các quy định chi tiết về thời hạn sử dụng số, điều chỉnh và xóa tên trong sổ tạm trú tại Điều 17, 18 và 19 Thông tư 39/2014/TT-BCA.
Thời hạn tạm trú theo đề nghị của công dân nhưng tối đa không quá hai mươi bốn tháng. Hết thời hạn tạm trú, hộ gia đình hoặc cá nhân vẫn tiếp tục tạm trú thì đại diện hộ gia đình hoặc cá nhân đến cơ quan Công an nơi cấp sổ tạm trú làm thủ tục gia hạn tạm trú; thời hạn tạm trú của mỗi lần gia hạn tối đa không quá thời hạn còn lại của sổ tạm trú.
Trường hợp sổ tạm trú hết thời hạn sử dụng mà hộ gia đình hoặc cá nhân vẫn tiếp tục tạm trú tại đó thì đại diện hộ gia đình hoặc cá nhân đến cơ quan Công an nơi cấp sổ tạm trú làm thủ tục cấp lại sổ tạm trú. Như vậy, có thể hiểu, mỗi sổ tạm trú chỉ có thời hạn 24 tháng, trong vòng 24 tháng này, cá nhân, hộ gia đình tạm trú có thể tùy ý gia hạn theo nhu cầu và mục đích tạm trú. Tuy nhiên, sau khi hết 24 tháng thì cần thay sổ mới . Việc để thời hạn tối đa là 24 tháng và sau đó yêu cầu đổi sổ nếu gia hạn thêm là một cách mở để cá nhân có điều chỉnh, theo dõi phục vụ cho việc làm căn cứ để nhập hộ khẩu sau này.
Trường hợp không có người từ đủ 18 tuổi trở lên hoặc có người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì được cử một người trong hộ làm chủ hộ. Đây là hình thức cấp sổ tạm trú theo hộ gia đình, phục vụ trường hợp cá nhân tạm trú có mục đích sinh sống theo gia đình, theo hộ. Trong trường hợp học sinh, sinh viên, học viên ở tập trung trong ký túc xá , khu nhà ở của học sinh, sinh viên, học viên, người lao động ở tập trung tại các khu nhà ở của người lao động thì cá nhân, cơ quan, tổ chức phải có văn bản đề nghị đăng ký tạm trú, kèm theo danh sách và được ghi vào sổ đăng ký tạm trú. Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm xác nhận về việc đã đăng ký tạm trú vào danh sách đăng ký tạm trú của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Trường hợp sổ tạm trú hư hỏng thì được đổi, sổ tạm trú bị mất hoặc hết thời hạn sử dụng thì được cấp lại , Sổ tạm trú được đổi , cấp lại có số, nội dung như SỔ đã được cấp trước đó. Cá nhân cần chuẩn bị: Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu và Sổ tạm trú ( đối với trường hợp sổ tạm trú bị hư hỏng hoặc hết thời hạn sử dụng ). Thời hạn cấp lại sổ là 02 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ. Do chỉ là cấp lại và không ảnh hưởng tới thời hạn lưu trú đã đăng ký trước đó, nên không yêu cầu cá nhân xác nhận lại nhu cầu tạm trú thực tế và sau này.
Sổ tạm trú được cấp bởi Trưởng công an xã , phường, thị trấn, bởi vậy, nếu công dân thay đổi nơi tạm trú ngoài phạm vi xã, phường, thị trấn thì được cấp sổ tạm trú. Nhằm đảm bảo mục tiêu quản lý dân cư và phân cấp quản lý của các đơn vị hành chính cơ sở.
Trách nhiệm của người tạm trú đối với sổ tạm trú là bảo quản và sử dụng sổ theo đúng quy định. Phải xuất trình sổ tạm trú khi cán bộ Công an có thẩm quyền kiểm tra . Nghiêm cấm sửa chữa, tẩy xóa, thế chấp, cho mượn, cho thuê hoặc sử dụng sổ tạm trú trái pháp luật.
Trong quá trình sinh sống sẽ phát sinh những vấn đề cần phải có sự trong sổ tạm trú như thay đổi chủ hộ, cải chính tên họ, thông tin cá nhân của người trong sổ , thay đổi địa giới hành chính, địa chỉ, số nhà; thay đổi chỗ ở nhưng vẫn thuộc sự quản lý của công an quận, huyện, thị trấn trước đây đã đăng ký tạm trú. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm điều chỉnh , bổ những thay đổi trong sổ tạm trú cho công dân và sổ đăng ký tạm trú.