Người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội? Thủ tục thay đổi thông tin trên sổ bảo hiểm xã hội? Thủ tục đăng ký số điện thoại? Trường hợp người lao động đang đi làm tại đơn vị/công ty? Trường hợp người lao động đã nghỉ việc tại đơn vị/công ty? Trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện?
Hiện tại, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã triển khai Cổng thông tin trực tuyến về bảo hiểm xã hội, tại điều kiện cho người lao động tiếp cận thông tin theo hướng số hóa, đơn giản hóa thủ tục tra cứu thông tin về bảo hiểm. Người tham gia bảo hiểm có thể truy cập vào website sau để tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm xã hội của mình: https://baohiemxahoi.gov.vn/Pages/default.aspx.
Tuy nhiên, để tra cứu thông tin trực tuyến, người lao động cần phải đăng ký số điện thoại cá nhân với cơ quan bảo hiểm, để cơ quan bảo hiểm xã hội gửi mã OTP của người truy cập.
Dịch vụ Luật sư
Mục lục bài viết
1. Người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội:
Về thông tin của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của
1.1. Quy định về quyền của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội:
Người lao động là chủ thể có số lượng đông đảo tham gia bảo hiểm xã hội, đặc biệt là bảo hiểm xã hội bắt buộc. Vì vậy, quy định về quyền của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội là cần thiết, đảm bảo những lợi ích mà họ đạt được và tránh những tranh chấp phát sinh không đáng có. Cụ thể, quyền của người lao động bao gồm:
Thứ nhất, được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Thứ hai,được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.
Thứ ba, nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau: (i) Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;(ii) thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng; (iii) thông qua người sử dụng lao động.
Thứ tư, hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây: (i) Đang hưởng lương hưu; (ii) Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi; (iii) Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng; (iv) Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
Thứ năm, được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45
Thứ sáu, ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.
Thứ bảy, định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội; định kỳ hằng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội; được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
Thứ tám, khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
1.2. Trách nhiệm của người lao động:
Song song với quyền lợi được hưởng khi tham gia vào bảo hiểm xã hội, người lao động cũng được quy định có những trách nhiệm sau: (i) Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. (ii) Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội. (iii) Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội.
Bên cạnh việc đóng bảo hiểm xã hội thì để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, người lao động cần thực hiện quy trình về lập hồ sơ bảo hiểm xã hội và bảo quản sổ bảo hiểm xã hội.
2. Thủ tục thay đổi thông tin trên sổ bảo hiểm xã hội:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 29, Khoản 2 Điều 31 và khoản 2 Điều 46 Quyết định 959/QĐ-BHXH thì: người lao động cần làm thủ tục điều chỉnh thông tin trên sổ Bảo hiểm xã hội để điều chỉnh lại thông tin tháng sinh cho đúng với tháng sinh thực tế của người lao động.
• Về đối tượng lập hồ sơ
Hiện nay, có nhiều trường hợp trong quá trình kê khai hồ sơ tham gia Bảo hiểm xã hội hoặc quá trình xử lý hồ sơ bị sai thông tin cá nhân (Họ tên; ngày/tháng/năm sinh; giới tính; quốc tịch; dân tộc) của người lao động dẫn đến thông tin in trên sổ BHXH sai. Khi nhận sổ BHXH về lưu giữ hoặc làm chế độ BHXH thì đơn vị/ NLĐ cần làm hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân chính xác để sau này không ảnh hưởng đến các chế độ BHXH sau này.
– Trường hợp, người lao động đang làm việc tại đơn vị thì sẽ do đơn vị hiện tại nộp hồ sơ điều chỉnh.
– Trường hợp người lao động đã nghỉ việc thì có thể tự nộp hồ sơ điều chỉnh lên cơ quan BHXH quản lý cũ hoặc nơi đang thường trú/tạm trú.
• Về thủ tục, hồ sơ kê khai
Căn cứ tại khoản 2 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH hướng dẫn cấp lại sổ BHXH do điều chỉnh thông tin cá nhân trên sổ BHXH (bao gồm: Họ, tên, chữ đệm; ngày/tháng/năm sinh; giới tính; quốc tịch; dân tộc)
Trường hợp đơn vị kê khai hồ sơ:
– Sổ Bảo hiểm xã hội;
– Mẫu TK1-TS;
– Mẫu D01-TS (Đối với trường hợp đơn vị làm hồ sơ cấp lại sổ BHXH);
– Giấy tờ làm căn cứ điều chỉnh thông tin cá nhân sai (giấy khai sinh/chứng minh thư nhân dân/….).
Trường hợp NLĐ tự kê khai hồ sơ:
– Sổ Bảo hiểm xã hội;
– Mẫu TK1-TS;
– Giấy tờ làm căn cứ điều chỉnh thông tin cá nhân sai (giấy khai sinh/chứng minh thư nhân dân/….).
• Về thời hạn giải quyết hồ sơ
Cơ quan Bảo hiểm Xã hội sẽ giải quyết trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH do mất, hỏng; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH hoặc gộp sổ BHXH. Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.
Trường hợp điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH thì sẽ giải quyết trong vòng 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ .
3. Thủ tục đăng ký số điện thoại:
Việc đăng ký số điện thoại cá nhân của người tham gia bảo hiểm xã hội là rất cần thiết, bởi vì thông tin của người tham gia đóng bảo hiểm cần được bảo mật cũng như quá trình đóng bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp, tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp…
Do đó, việc tra cứu các thông tin liên quan qua cổng thông tin điện tử phải thực hiện thông qua số điện thoại riêng mà người lao động đã đăng ký với cơ quan bảo hiểm xã hội. Khi có nhu cầu kiểm tra thông tin về bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ được gửi mã OTP và nhập mã OTP để tra cứu.
3.1. Trường hợp người lao động đang đi làm tại đơn vị/công ty:
Bước 1: Người lao động gửi thông tin số điện thoại cá nhân cho công ty/ đơn vị
Bước 2: Đơn vị/ công ty lập danh sách người đăng ký tham gia, điều chỉnh bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (theo mẫu TK1-TS)
Bước 3: Đơn vị/ công ty gửi hồ sơ online qua hệ thống kê khai trực tuyến bảo hiểm xã hội mà đơn vị đang sử dụng, hoàn tất quy trình đăng ký.
3.2. Trường hợp người lao động đã nghỉ việc tại đơn vị/công ty:
Bước 1: Người tham gia bảo hiểm xã hội chuẩn bị hồ sơ
+ Mẫu tờ khai tham gia, điều chỉnh bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (TK1-TS)
+ Số điện thoại cá nhân
+ Giấy tờ chứng thực cá nhân: chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân còn hiệu lực để xuất trình.
Bước 2: Trực tiếp nộp tại cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú để đăng ký số điện thoại.
3.3. Trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Thực hiện tương tự như trường hợp người lao động đã nghỉ tại đơn vị/ công ty nêu trên.Sau khi nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội có thẩm quyền sẽ tiếp nhận và giải quyết trong vòng 10 ngày, sau đó sẽ cập nhật số điện thoại trên hệ thống dữ liệu điện tử để gửi mã OTP về cho người đăng ký.
Lưu ý, số điện thoại cá nhân nên đăng ký chính chủ để trách rủi ro nếu không may số bị mất, có thể làm lại được sim mà không cần đăng ký thay đổi số với cơ quan bảo hiểm xã hội.
Như vậy, cá nhân cũng có thể đi đăng ký số điện thoại tại cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc thông qua đơn vị chi trả thu nhập để đăng ký với người đang tham gia lao động. Đăng ký số điện thoại thành công, người tham gia bảo hiểm xã hội có thể tiến hành tra cứu các thông tin liên quan đến bảo hiểm nhanh, gọn, thuận tiện hơn.
-Cách thay đổi số điện thoại đăng ký với cơ quan bảo hiểm như thế nào?
Một trong những việc quan trong mà người tham gia BHXH cần lưu ý là người tham gia nên đăng ký số điện thoại đã đăng ký chính chủ thuê bao. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều lao động chưa đăng ký chính chủ thuê bao, hay không may bị mất thuê bao mà chưa kịp làm lại thì có thể tiến hành thay đổi số điện thoại với cơ quan bảo hiểm xã hội.
-Cách thức thay đổi sổ điện thoại đã đăng ký:
+ Với người lao động đang làm việc tại đơn vị/ công ty, thông qua đơn vị để làm hồ sơ thay đổi và thực hiện trên phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội tương tự như hướng dẫn tại mục 2 của bài viết;
+ Trường hợp còn lại, trực tiếp đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú để đăng ký thay đổi số điện thoại.
Hiện nay, bảo hiểm xã hội tạo điều kiện cho đơn vị/ công ty tự thay đổi một số thông tin liên quan về người lao động tham bảo hiểm xã hội như: số điện thoại, email, thông tin về chứng thư số.
Những thông tin khác liên quan đến đơn vị/ công ty như: tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở, người đại diện pháp luật thì không thực hiện online được mà phải gửi hồ sơ giấy đến cơ quan có thẩm quyền.