Bài hát, tác phẩm âm nhạc có phải là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả hay không? Thời hạn bảo hộ quyền tác giả của tác phẩm âm nhạc là bao lâu? Thủ tục đăng ký quyền tác giả cho bài hát, tác phẩm âm nhạc? Để giải đáp những câu hỏi trên, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây
Mục lục bài viết
- 1 1. Bài hát, tác phẩm âm nhạc có phải là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả hay không?
- 2 2. Bảo vệ quyền tác giả đối với bài hát, tác phẩm âm nhạc có ý nghĩa như thế nào?
- 3 3. Thủ tục đăng ký quyền tác giả cho bài hát, tác phẩm âm nhạc
- 4 4. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả của tác phẩm âm nhạc là bao lâu?
1. Bài hát, tác phẩm âm nhạc có phải là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả hay không?
Tại Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2022 quy định, tác phẩm âm nhạc là tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
Vậy tác phẩm âm nhạc là gì? Tác phẩm âm nhạc là các tác phẩm được thể hiện dưới dạng nốt nhạc trong bản nhạc hoặc trong các ký tự âm nhạc khác có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn. Tuy nhiên, thường phải thông qua giọng hát, nhạc cụ thì mới có thể truyền các tác phẩm này đến công chúng
Quyền tác giả là phạm vi những quyền mà pháp luật thừa nhận và bảo hộ đối với tác giả có tác phẩm. Điều 18 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2022 quy định quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Căn cứ vào những quy định của pháp luật về quyền tác giả thì quyền tác giả được hiểu theo hai phương diện:
+ Về phương diện khách quan: Quyền tác giả là tổng hợp các quy phạm pháp luật về quyền tác giả nhằm xác nhận và bảo vệ quyền của tác giả, của chủ sở hữu quyền tác giả, xác định nghĩa vụ của các chủ trong việc sáng tạo và sử dụng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Quy định trình tự thực hiện và bảo vệ các quyền đó khi có hành vi xâm phạm
+ Về phương diện chủ quan: quyền tác giả là quyền dân sự cụ thể (Quyền tài sản và quyền nhân thân) của chủ thể với tư cách là tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình khoa học và quyền khởi kiện hay không khởi kiện khi quyền của mình bị xâm phạm
2. Bảo vệ quyền tác giả đối với bài hát, tác phẩm âm nhạc có ý nghĩa như thế nào?
Việc bảo vệ quyền tác giả đối với bài hát, tác phẩm âm nhạc để tạo điều kiện cho công dân phát huy được tài năng trong việc sáng tạo của các tác giả. Bộ luật dân sự và Luật sở hữu trí tuệ đề có những quy định nhằm giải phóng mọi năng lực sáng tạo trí tuệ của mỗi cá nhân
Luật sở hữu trí tuệ và Bộ luật dân sự quy định về quyền tác giả, quyền liên quan là cơ sở pháp lý bảo vệ quyền nhân thân và quyền tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan. Tạo điều kiện cho tác giả, chủ thể quyền liên quan có ý thức và trách nhiệm sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật, công tình khoa học có chất lượng về nội dung và nghệ thuật cao phục vụ cho sự nghiệp giáo dục và phát triển khóa học, công nghệ của đất nước
Những quy định của pháp luật về bảo vệ quyền tác giả cho chính là môi trường pháp lý để cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc bảo đảm được quyền bình đẳng, loại trừ những họat động văn hóa không lành mạnh làm tổn hại đến lợi ích, văn hóa truyền thống của dân tộc. Ngoài ra, còn tạo ra những cơ hội cho mỗi cá nhân thực sự có tài năng phát huy được năng khiếu của mình để cống hiến cho dân tộc, cho nhân loại những tác phẩm âm nhạc đậm nét nhân văn phục vụ cho mục tiêu bình đẳng, bắc ái và hợp tác vì sự phát triển chung của nhân loại trong thời kỳ hội nhập phát triển như hiện nay
3. Thủ tục đăng ký quyền tác giả cho bài hát, tác phẩm âm nhạc
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
– Tờ khai đăng ký quyền tác giả
+ Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả chủ sở hữu quyền tác giả
+ Tóm tắt nội dung tác phẩm
+ Thời gian, địa điểm, hình thức công bố;
+ Cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.
– Bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả x 02
– Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền.Nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa thì phải có tài liệu chứng minh
– Nếu tác phẩm có đồng tác giả thì phải có văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu
– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung
– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
Bước 2: Nộp hồ sơ
Tác gỉa, chủ sở hữu bài hát, tác phẩm âm nhạc nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ phận một cửa của Cục bản quyền tác giả hoặc các văn phòng đại diện sau:
+ Cục Bản quyền tác giả (Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội)
+ Văn phòng đại diện Cục bản quyền tác giả tại Thành phố Đà Nẵng (Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng)
+ Văn phòng đại diện Cục bản quyền tác giả tại Thành phồ Hồ Chí Minh ( 170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh)
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và xác nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Cục bản quyền tác gỉa sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả bài hát cho chủ sở hữu để ghi nhận quyền sở hữu cho chủ sở hữu
Bước 4: Nhận kết quả:
– Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm âm nhạc nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
– Phí đăng ký quyền tác giả: 100.000 đồng/Giấy chứng nhận (theo Thông tư 211/2016/TT-BTC).
4. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả của tác phẩm âm nhạc là bao lâu?
Pháp luật Việt Nam luôn thừa nhân bảo vệ các quyền của chủ thể đối với sản phẩm trí tuệ do họ sáng tạo ra. Các sản phẩm trí tuệ khi được sử dụng, ngoài việc mang lại những lợi ích nhất định cho người tạo ra nó còn nhằm thỏa mãn các nhu cầu chung của xã hội, của nhân loại. Pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm là nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả là khoảng thời gian do pháp luật quy định, trong đó các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người thừa kế quyền tác giả được Nhà nước bảo hộ
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả được quy định tại Điều 27 luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2022, ta có thể xác định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả như sau:
– Bảo hộ vô thời hạn: Các quyền được pháp luật bảo hộ vô thời hạn là các quyền nhân thân gắn liền với tác giả không thể chuyển dịch, bao gồm: Quyền đặt tên cho tác phẩm, quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được ông bố, sử dụng, quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kì hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả
– Bảo hộ có thời hạn: Các quyền đối với tác phẩm được pháp luật bảo hộ có thời hạn bao gồm quyền nhân thân có thể chuyển dịch (quyền công bố hoặc cho người khác công bố tác phẩm) và các quyền tài sản. Theo quy định tại Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2022 thì có hai cách tính thời hạn bảo hộ quyền tác giả:
+ Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mơi lăm năm kể từ khi tác phẩm được công bố đầu tiên
+ Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình
+ Đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình
+ Những tác phẩm không thuộc trường hợp vừa nêu trên có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết
+ Thời hạn bảo hộ được chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả
Như vậy, thời hạn bảo hộ một tác phẩm âm nhạc là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết, nếu tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.
Căn cứ pháp lý được sử dụng trong bài viết:
+ Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2022
+ Thông tư 211/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả