Quy chế lương thưởng là văn bản do doanh nghiệp lập ra, quy định về các vấn đề liên quan đến tiền lương, thưởng và các khoản phải trả cho người lao động. Vậy thủ tục đăng ký quy chế lương, thưởng của doanh nghiệp được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục đăng ký quy chế lương, thưởng của doanh nghiệp:
Theo các quy định của pháp luật về lao động hiện hành, người sử dụng lao động sẽ không phải thực hiện thủ tục đăng ký quy chế lương, thưởng của doanh nghiệp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Điều 93
– Người sử dụng lao động phải thực hiện việc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động và để thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong
– Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải thực hiện kéo dài về thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
– Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với công ty nơi mà có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
– Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai ở tại nơi làm việc trước khi thực hiện.
Còn đối với quy chế thưởng, tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
– Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động
– Thưởng sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
– Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định
– Quy chế thưởng phải được công bố công khai tại nơi làm việc (công bố sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với công ty nơi đã có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở).
Theo các quy định trên có thể thấy rằng cả về vấn đề xây dựng thang lương, bảng lương và quy chế thưởng thì người sử dụng lao động đều phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với công ty nơi mà có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Như vậy, thay vì thủ tục đăng ký quy chế lương, thưởng của doanh nghiệp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì người sử dụng lao động sẽ phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với công ty nơi mà có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và quy chế thưởng. Thủ tục tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với công ty nơi mà có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và quy chế thưởng được thực hiện như sau:
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm gửi văn bản kèm theo nội dung xây dựng thang lương, bảng lương và quy chế thưởng đến các thành viên đại diện tham gia đối thoại của bên người lao động;
– Các thành viên đại diện tham gia đối thoại của bên người lao động có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến của những người lao động mà do mình đại diện và tổng hợp thành văn bản của từng tổ chức đại diện người lao động ở tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động để gửi tới cho người sử dụng lao động; trong trường hợp những nội dung đối thoại liên quan đến quyền, lợi ích của lao động nữ thì cần bảo đảm lấy ý kiến của họ;
– Căn cứ ý kiến của các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của những người lao động, người sử dụng lao động tổ chức đối thoại để được thảo luận, trao đổi ý kiến, tham vấn, chia sẻ thông tin về những nội dung người sử dụng lao động đưa ra;
– Số lượng, thành phần tham gia, thời gian, địa điểm tổ chức đối thoại sẽ do cả hai bên xác định theo quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
– Diễn biến đối thoại phải được ghi thành biên bản và phải có chữ ký của đại diện các bên tham gia đối thoại
– Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đối thoại, người sử dụng lao động cũng sẽ phải có trách nhiệm công bố công khai tại nơi làm việc những nội dung chính của đối thoại (xây dựng thang lương, bảng lương và quy chế thưởng); tổ chức đại diện người lao động (nếu có), nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu như có) phổ biến những nội dung chính của đối thoại đến người lao động là thành viên.
2. Xử phạt khi không đăng ký quy chế lương, thưởng của doanh nghiệp:
Như đã nói ở mục trên, thay vì thủ tục đăng ký quy chế lương, thưởng của doanh nghiệp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì người sử dụng lao động sẽ phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với công ty nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và quy chế thưởng, nếu người sử dụng lao động không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và quy chế thưởng thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Khoản 1 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với những người sử dụng lao động mà có một trong các hành vi sau đây:
– Không công bố công khai ở tại nơi làm việc trước khi thực hiện: thang lương, bảng lương; mức lao động; quy chế thưởng;
– Không xây dựng thang lương, bảng lương hoặc là định mức lao động; không áp dụng thử mức lao động trước khi thực hiện ban hành chính thức;
– Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với công ty nơi đã có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương; định mức lao động; quy chế thưởng;
– Không thông báo bảng kê trả lương hoặc là có thông báo bảng kê trả lương cho người lao động nhưng không đúng theo quy định;
– Không trả lương bình đẳng hoặc phân biệt giới tính đối với những người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Như vậy, nếu người sử dụng lao động không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi mà xây dựng thang lương, bảng lương và quy chế thưởng thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
3. Người sử dụng lao động có phải công khai khi đăng ký quy chế lương, thưởng của doanh nghiệp:
Khoản 1 Điều 43 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định người sử dụng lao động phải công khai với người lao động những nội dung sau:
– Về tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
– Nội quy lao động, thang lương, bảng lương, định mức lao động, nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của chính người sử dụng lao động liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động;
– Các thỏa ước lao động tập thể mà người sử dụng lao động có tham gia;
– Việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và những quỹ do người lao động đóng góp (nếu có);
– Việc trích nộp về kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
– Tình hình thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến những quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động;
– Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, có thể khẳng định được rằng người sử dụng lao động buộc phải công khai khi đăng ký quy chế lương, thưởng của doanh nghiệp tại nơi làm việc (công khai thang lương, bảng lương và quy chế thưởng).
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động 2019.
– Nghị định 12/2022/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, NLĐ Việt Nam ở nước ngoài theo hợp đồng.
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.