Thời trang là những vật phẩm hàng ngày của mọi người khi đi làm, đi chơi,…như: quần áo, giày dép, túi sách,… Việc đăng ký thương hiệu thời trang giúp cho chủ sở hữu ngăn chặn được những hành vi làm giả, làm nhái. Vậy thủ tục đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu trong ngành thời trang thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu trong ngành thời trang:
1.1. Quy định về nhãn hiệu, thương hiệu:
Thương hiệu (hay còn gọi là brands) theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (viết tắt là WIPO): đó là một dấu hiệu (hữu hình hoặc vô hình) đặc biệt nhằm để nhận biết về một sản phẩm hàng hoá hay là một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.
Nhãn hiệu (hay còn gọi là marks) theo định nghĩa tại khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ thì đó là dấu hiệu dùng để phân biệt các hàng hoá, dịch vụ của những tổ chức, cá nhân khác nhau.
Ở góc độ pháp lý, việc sử dụng thuật ngữ nhãn hiệu hàng hóa là đúng như trong quy định của pháp luật Việt Nam nhưng xét ở góc độ quản trị doanh nghiệp thì thường sử dụng thuật ngữ thương hiệu nhiều hơn.
Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam từ trước đến nay chưa có định nghĩa về thương hiệu mà chỉ đưa ra định nghĩa về nhãn hiệu, vì thế chỉ có nhãn hiệu mới là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại nước ta.
Vì chỉ có nhãn hiệu mới là đối tượng của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam cho nên nhãn hiệu được những cơ quan quản lý Nhà nước công nhận và bảo hộ còn đối với thương hiệu là kết quả phấn đấu lâu dài của các doanh nghiệp và những người tiêu dùng chính là người công nhận.
Theo quy định của pháp luật, thì thời gian đăng ký một nhãn hiệu kể từ khi tiến hành nộp đơn cho đến khi được cấp văn bằng bảo hộ là 13-15 tháng.
Tuy nhiên, trên thực tế thời hạn này còn có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn sẽ tuỳ thuộc vào số lượng đơn nộp vào Cục tại thời điểm xét nghiệm. Theo quy định pháp luật, qui trình thẩm định đơn nhãn hiệu trải qua các giai đoạn như sau:
– Thẩm định hình thức (1-2 tháng);
– Công bố đơn trên công báo (2 tháng);
– Thẩm định nội dung (9-12 tháng);
– Cấp và công bố giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (1-2 tháng).
1.2. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu trong ngành thời trang:
Đăng ký nhãn hiệu thời trang là một thủ tục pháp lý về sở hữu trí tuệ nhằm để giúp cho chủ sở hữu nhãn hiệu được pháp luật công nhận, được bảo hộ đối với đối tượng nhãn hiệu mà mình đang sở hữu.
Để hoàn tất thủ tục đăng ký nhãn hiệu trong ngành thời trang, người đăng ký cần tuân thủ lần lượt các bước sau:
Bước 1: chuẩn bị hồ sơ
Người đăng ký nhãn hiệu trong ngành thời trang cần chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm những loại giấy tờ sau:
– Mẫu nhãn hiệu thời trang cần bảo hộ (kích thước không được nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm), lưu ý người đăng ký cần chuẩn bị 05 mẫu
– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu số 04-NH Phụ lục A của
– Danh mục các hàng hóa thời trang;
– Các tài liệu hưởng quyền ưu tiên (nếu có);
– Phí, lệ phí đăng ký thương hiệu thời trang;
–
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người đăng ký nhãn hiệu ngành thời trang nộp bộ hồ sơ bao gồm những loại giấy tờ nêu trên đến cơ quan chức năng có thẩm quyền. Cơ quan chức năng có thẩm quyền ở đây đó chính là Cục Sở hữu trí tuệ.
Phương thức nộp hồ sơ: người đăng ký có thể nộp hồ sơ bằng một trong các phương thức sau:
– Nộp hồ sơ thông qua đường bưu điện (lưu ý người đăng ký nên đăng ký sử dụng dịch vụ báo phát để nhận
– Nộp hồ sơ trực tiếp đến Cục sở hữu trí tuệ hoặc đến văn phòng đại diện ở Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh
– Nộp hồ sơ trực tuyến thông qua cổng dịch vụ công.
Bước 3: Thẩm định hình thức đơn
Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu trong ngành thời trang để kiểm tra việc tuân thủ những quy định về hình thức của đơn đăng ký. Nếu như đơn đầy đủ, hợp lệ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra
Thời gian thẩm định từ 1 đến 2 tháng tính từ ngày nhận được hồ sơ.
Bước 4: Công bố đơn
Đơn đăng ký sẽ được đăng trực tiếp trên Công báo Sở hữu công nghiệp nếu như hợp lệ về mặt hình thức trong thời hạn là 2 tháng từ ngày mà có thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
Bước 5: Thẩm định nội dung
Để đánh giá về khả năng được bảo hộ của các đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện của pháp luật, qua đó sẽ xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Thời gian là không quá 9 tháng kể từ ngày công bố.
Nếu như đối tượng trong đơn đáp ứng được những điều kiện bảo hộ và nộp đầy đủ những khoản phí đăng ký, Cục sở hữu trí tuệ sẽ quyết định cấp Văn bằng bảo hộ. Trường hợp mà không đáp ứng được các yêu cầu, thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp.
2. Nguyên nhân phải đăng ký nhãn hiệu thời trang:
Trong thị trường sáng tạo và luôn chuyển biến như ngành thời trang, thì mỗi thương hiệu cần phải không ngừng đổi mới, không ngừng phát triển, không ngừng sáng tạo để có thể khẳng định được vị thế của mình, thành công trong việc ghi dấu trong lòng người tiêu dùng. Việc đăng ký nhãn hiệu thời trang sẽ giúp cho chủ thương hiệu thời trang:
– Thứ nhất, được pháp luật công nhận và được bảo hộ độc quyền nhãn hiệu:
Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trong thời trang thành công đồng nghĩa với việc là pháp luật đã ghi nhận và bảo hộ thương hiệu của chủ thương hiệu thời trang khi hoạt động kinh doanh tại thị trường. Thông qua đó, chủ thương hiệu thời trang có thể dùng các biện pháp tự bảo hộ mà pháp luật đã cho phép; hoặc là thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp hợp pháp của mình.
– Thứ hai, phòng tránh những hành vi xâm phạm nhãn hiệu:
Cạnh tranh giữa những thương hiệu thời trang diễn ra rất khốc liệt. Để tránh được các hành vi cạnh tranh không lành mạnh hướng vào nhãn hiệu thương hiệu thời trang thì việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thành công chính là lá chắn pháp lý vững chắc nhất.
– Thứ ba, độc quyền khai thác giá trị của nhãn hiệu, thương hiệu:
Nhãn hiệu là một loại tài sản sở hữu trí tuệ hết sức đặc biệt. Nó không chỉ dừng lại ở giá trị tinh thần, mà nhãn hiệu còn mang lại giá trị thương mại cực kỳ to lớn cho người sở hữu. Chủ sở hữu nhãn hiệu hoàn toàn có thể thực hiện việc kinh doanh thông qua nhãn hiệu, nhượng quyền nhãn hiệu,…nhằm để phát triển và mở rộng kinh doanh.
– Thứ tư, tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp của thương hiệu:
Các nhãn hiệu đã được pháp luật bảo hộ đều được công bố rộng rãi, công khai tại cổng thông tin quốc gia. Điều này sẽ giúp cho thương hiệu của chủ sở hữu thương hiệu tiếp cận được với nhiều nguồn khách hàng, đối tác khác nhau. Ngoài ra, đây cũng là một hoạt động vô cùng thiết thực khẳng định được giá trị thương hiệu, tạo dựng được niềm tin cho khách hàng, đối tác; xây dựng được hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp.
3. Chi phí đăng ký nhãn hiệu thời trang:
Chi phí cho việc đăng ký nhãn hiệu ngành thời trang chính là chi phí mà chủ sở hữu phải nộp khi mà tiến hành đăng ký, chi phí để đăng ký nhãn hiệu ngành thời trang được căn cứ theo nhóm sản phẩm hoặc nhóm dịch vụ mà thương hiệu muốn độc quyền (có tất cả 45 nhóm sản phẩm/dịch vụ).
– Chi phí cho việc tra cứu nhãn hiệu:
Phí tra cứu là: từ 700.000 VND đến 900.000 VND/01 nhóm sản phẩm về ngành thời trang.
– Chi phí cho việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu:
Phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu là 2.500.000 VND/01 nhóm sản phẩm về ngành thời trang (tối đa là 06 sản phẩm về ngành thời trang trong nhóm).
– Chi phí cho việc cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu:
Phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là: 360.000 VND/01 nhóm sản phẩm về ngành thời trang (tối đa 06 sản phẩm trong nhóm)
– Phí dịch vụ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu: Phí dịch vụ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu là một khoản phí phải trả cho công ty dịch vụ khi mà khách hàng ủy quyền để tiến hành nộp đơn đăng ký. Nếu như người có nhu cầu nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tự mình thực hiện nộp đơn đến Cục Sở hữu trí tuệ thì sẽ không phải tốn loại phí này.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết: