Doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động kinh doanh thủy hải sản cần phải đáp ứng được những điều kiện nhất định, thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh thủy hải sản tại cơ quan có thẩm quyền. Dưới đây là quy định của pháp luật về thủ tục đăng ký kinh doanh mặt hàng hải sản mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục đăng ký kinh doanh mặt hàng hải sản mới nhất:
Kinh doanh thủy hải sản là ngành nghề kinh doanh, đầu tư có điều kiện, liên quan đến thực phẩm tươi sống. Vì vậy, khi các chủ thể có nhu cầu kinh doanh mặt hàng hải sản tươi sống thì cần phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trình tự và thủ tục đăng ký kinh doanh mặt hàng hải sản sẽ trải qua một số giai đoạn cơ bản như sau:
Bước 1: Các chủ thể có nhu cầu thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh mặt hàng hải sản sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp đến cơ quan có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản theo như phân tích dưới đây. Các chủ thể cần phải chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để rút ngắn thời gian trong quá trình thực hiện thủ tục tại cơ quan có thẩm quyền.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, nộp hồ sơ mở công ty kinh doanh hải sản tươi sống tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh đối với mặt hàng hải sản trong trường hợp này sẽ được xác định là Sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh, thành phố nơi các công ty dự tính đặt trụ sở chính. Có nhiều cách thức để nộp hồ sơ khác nhau, có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền, có thể nộp trực tuyến tại cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, hoặc có thể nộp hồ sơ thông qua dịch vụ bưu chính.
Bước 3: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp nhận thấy hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì sẽ đưa phiếu tiếp nhận hồ sơ. Trong trường hợp thấy còn sơ còn thiếu thì sẽ yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ sao cho phù hợp với quy định của pháp luật. Sau đó, giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Các chủ thể nộp hồ sơ sẽ nhận kết quả sau khoảng thời gian tối đa là 05 ngày làm việc. Sở kế hoạch và đầu tư sẽ tiến hành hoạt động cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty kinh doanh hải sản tươi sống nếu nhận thấy hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ. Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở kế hoạch và đầu tư sẽ yêu cầu sửa đổi hoặc yêu cầu nộp lại từ đầu. Trong trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng.
Bước 4: Trả kết quả. Sau khi thực hiện thủ tục pháp lý, khi đã có giấy phép kinh doanh, công ty cần phải thực hiện các thủ tục pháp lý quan trọng như treo biển hiệu công ty, nộp hồ sơ đăng ký khai thuế, mở tài khoản doanh nghiệp, mua chữ ký số …
2. Hồ sơ đăng ký kinh doanh mặt hàng hải sản:
Để hoàn tất hồ sơ xin giấy phép kinh doanh mặt hàng thủy sản, các cơ sở kinh doanh cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh mặt hàng hải sản sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản như sau:
– Đơn đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu do pháp luật quy định;
– Dự thảo điều lệ của công ty;
– Danh sách các cổ đông, danh sách thành viên sáng lập, người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp của công ty kinh doanh mặt hàng hải sản;
– Căn cứ công dân, giấy chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu còn thời hạn, các loại giấy tờ tùy thân khác có giá trị tương đương của cá nhân thành viên trong công ty;
– Quyết định thành lập được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các tài liệu và giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương của tổ chức, văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền, giấy tờ cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ý quyền của thành viên là tổ chức;
–
– Giấy tờ tùy thân của người đại diện nộp hồ sơ;
– Văn bản đáp ứng đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật trong quá trình kinh doanh, đáp ứng yêu cầu về an toàn và chế biến thực phẩm;
– Các loại giấy tờ khác khi được yêu cầu.
3. Điều kiện đăng ký kinh doanh mặt hàng hải sản:
Để có thể được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mặt hàng hải sản, các cơ sở kinh doanh cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện như sau:
Thứ nhất, cần phải đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật trong quá trình kinh doanh mặt hàng hải sản. Xin giấy phép kinh doanh mặt hàng hải sản sẽ trở nên đơn giản nếu cơ sở kinh doanh đó đáp ứng đầy đủ điều kiện căn cứ theo quy định tại Điều 19 của Văn bản hợp nhất luật an toàn thực phẩm năm 2018. Cụ thể như sau:
– Có địa điểm kinh doanh, diện tích thích hợp để kinh doanh mặt hàng hải sản, có khoảng cách an toàn đối với các nguồn gây độc hại, muốn gây ô nhiễm hoặc các yếu tố gây độc hại khác trong quá trình kinh doanh;
– Có đầy đủ lượng nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ cho quá trình sản xuất và kinh doanh thực phẩm hải sản;
– Có đủ các trang thiết bị kỹ thuật phù hợp để xử lý nguyên liệu, phục vụ cho quá trình chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm, có đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ phương tiện rửa khuẩn, khử trùng, nước sát khuẩn, các thiết bị phòng chống côn trùng và phòng chống các loại động vật gây hại trong quá trình kinh doanh;
– Có hệ thống xử lý chất thải, xử lý nước thải phải được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật, phù hợp với quy định về bảo vệ môi trường;
– Duy trì đầy đủ các điều kiện về đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình kinh doanh, lưu trữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ đối với các nguyên liệu thực phẩm, các loại giấy tờ và tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất và kinh doanh thực phẩm;
– Ngoài ra, đối với các cơ sở kinh doanh thủy hải sản tươi sống, các cơ sở kinh doanh cần phải tuân thủ đầy đủ điều kiện về đảm bảo an toàn đối với dụng cụ, vật liệu đóng gói, chứa thực phẩm, điều kiện về đảm bảo an toàn trong quá trình bảo quản và vận chuyển, bảo đảm và duy trì vệ sinh nơi kinh doanh căn cứ theo quy định tại Điều 24 của Văn bản hợp nhất luật an toàn thực phẩm năm 2018.
Thứ hai, cần phải đáp ứng đầy đủ điều kiện về con người. Cũng căn cứ theo quy định tại Điều 19 của Văn bản hợp nhất luật an toàn thực phẩm năm 2018 có quy định đối với người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm cần phải tuân thủ đầy đủ các quy định về sức khỏe, kiến thức, thực hành. Cụ thể như sau:
– Chủ cơ sở và những người trực tiếp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm;
– Giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở hoặc người trực tiếp tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được các cơ sở ý tế cấp huyện trở lên xác nhận;
– Các cơ sở chế biến thủy sản theo phương thức công nghiệp sẽ cần phải có ít nhất 01 cán bộ hoặc nhân viên kĩ thuật có trình độ đại học về một trong các chuyên ngành công nghệ thực phẩm, sinh học, hóa sinh, chế biến thủy sản.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Thủy sản 2017;
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2022
– Văn bản hợp nhất 02/VBHN-VPQH 2018 Luật An toàn thực phẩm;
– Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
– Nghị định 12/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc ngưng hiệu lực thi hành Điều 63, điểm c khoản 1 Điều 64, điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 65 Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.