Đại lý được hiểu như thế nào? Thủ tục đăng ký đại lý bán hàng, mở đại lý ủy quyền mới nhất? Hồ sơ thực hiện đăng ký đại lý bán hàng, mở đại lý ủy quyền mới nhất?Trường hợp cá nhân hoạt động thương mại không cần phải đăng ký giấy phép kinh doanh?
Hiện nay, nhu cầu sử dụng hàng hóa tiêu dùng hàng hóa ngày càng phổ biến và gia tăng qua các năm, đặc biệt là trong tình hình cuối năm người tiêu dùng mua hàng chuẩn bị đón Tết Nguyên đán (Tết cổ truyền Việt Nam). Như vậy, nhằm đáp ứng những yêu cầu của người tiêu dùng vào dịp cuối năm thì nhiều hộ gia đình mong muốn thành lập, mở đại lý bán hàng, mở đại lý ủy quyền. Tuy nhiên, thực tế các cá nhân, hộ gia đình này do kiến thức pháp luật còn hạn chế, chưa thực sự hiểu quy định của pháp luật do đó còn gặp khó khăn về thực hiện thủ tục đăng ký đại lý bán hàng, mở đại lý ủy quyền. Vậy, Thủ tục đăng ký đại lý bán hàng, mở đại lý ủy quyền mới nhất được thực hiện như thế nào? Hồ sơ thực hiện đăng ký đại lý bán hàng, mở đại lý ủy quyền mới nhất?
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về Đăng ký doanh nghiệp;
– Thông tư 01/2021/ TT–BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;
– Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định Về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.
Mục lục bài viết
1. Đại lý được hiểu như thế nào?
Đại lý chính là một trong những hình thức kinh doanh trung gian thương mại, hoạt động chính của đại lý chính là việc cung ứng dịch vụ hoặc phân phối sản phẩm ra ngoài thị trường. Bên đại lý trong quan hệ thương mại bằng danh nghĩa của chính mình thực hiện một hoặc một số công việc theo sự ủy thác của bên giao đại lý nhằm để hưởng thù lao nhất định.
Hiện nay, nhiều bạn đọc còn nhầm lẫn giữa đại lý và cửa hàng, tuy nhiên hai vấn đề này hoàn toàn khác nhau. Dù cả đại lý và cửa hàng cùng làm một nhiệm vụ, chức năng chung chính là việc cùng đưa sản phẩm ra thị trường đến người tiêu dùng.
Tuy nhiên, cửa hàng lại là một địa điểm kinh doanh bán lẻ của một gia đình hoặc của một cá nhân hay một tổ chức chuyên dùng trong việc cung cấp hay mua bán một hay nhiều mặt hàng khác nhau tại cửa hàng. Cửa hàng có quy mô nhỏ hay lớn sẽ tùy thuộc vào việc cung cấp và mua bán hàng hóa của gia đình, cá nhân hoặc tổ chức.
Đại lý bán hàng gồm những đặc điểm cơ bản sau đây:
Một là, Đại lý bán hàng hoạt động lại lý là hoạt động diễn ra giữa một bên là bên đại lý và bên còn lại là bên giao đại lý:
Các hộ kinh doanh, thương nhân, doanh nghiệp sản xuất hàng hóa sẽ tiến hành việc giao hàng hóa cho bên đại lý và sẽ được gọi là bên giao đại lý. Các tổ chức, cá nhân đứng ra nhận hàng hóa đó từ bên giao đại lý và bên giao đại lý thực hiện việc bán cho người tiêu dùng được gọi là bên đại lý. Bên đại lý hoàn toàn có thể nhận ủy quyền bán hàng từ người sản xuất hoặc là đứng ra nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua và bán hàng lại cho ngươi tiêu dùng.
Pháp luật quy định theo Luật thương mại 2005 cả bên đại lý và bên giao đại lý phải là thương nhân, tức là các tổ chức kinh tế hợp pháp, có đăng ký Giấy phép kinh doanh.
Hai là, bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hóa được giao cho bên đại lý trong mọi hoạt động đại lý thương mại:
Không phải bất cứ đại lý nào khi thực hiện hoạt động đai lý cũng đều nhận hàng từ bên giao đại lý và bán lại cho người tiêu dùng mà bên đại ký có thể thực hiện bán lại cho một bên thứ ba. Cần lưu ý rằng, khi hàng hóa được bán thì quyền sở hữu hàng hóa mới có thể chuyển từ bên giao đại lý cho bên thứ ba.
Ba là, Quan hệ đại lý thương mại được xác lập trên quan hệ hợp đồng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 168
2. Thủ tục đăng ký đại lý bán hàng, mở đại lý ủy quyền mới nhất:
Trường hợp quý bạn đọc, hộ gia đình có mong muốn đại lý tại nhà, hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ, tự mình làm và không sử dụng lao động bên ngoài thì quý bạn đọc, hộ gia đình hoàn toàn có thể tiến hành đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và hộ kinh doanh cá thể theo các quy định của Luật Doanh nghiệp 2020. Dưới đây, Luật Dương Gia hướng dẫn quý bạn đọc thực hiện thủ tục thực hiện đăng ký đại lý bán hàng mới nhất dưới hình thức hộ kinh doanh sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Quý bạn đọc, chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ nêu tại mục 2.2. dưới đây.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Quý bạn đọc, chủ hộ kinh doanh tiến hành nộp hồ sơ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh tại Phòng Tài chính – Kế hoạch cấp quận/huyện nơi quý bạn đọc, chủ hộ kinh doanh đặt địa điểm kinh doanh.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký
Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và giải quyết.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, sau khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành cấp Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho quý bạn đọc người nộp hồ sơ, chủ hộ kinh doanh. Nội dung thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
Bước 4:
Trường hợp, quý bạn đọc, chủ hộ kinh doanh sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì quý bạn đọc, chủ hộ kinh doanh, người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền tố cáo, khiếu nại căn cứ theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện có trách nhiệm gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho Cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh vào định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng.
3. Hồ sơ thực hiện đăng ký đại lý bán hàng, mở đại lý ủy quyền mới nhất:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quý bạn đọc, chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
(1)
(2) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
(3) Trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh cần chuẩn bị Biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh (bản sao);
(4) Văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh (bản sao);
(5) Văn bản ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh (nếu có).
4. Trường hợp cá nhân hoạt động thương mại không cần phải đăng ký giấy phép kinh doanh:
Theo Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP quy định Về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh trong đó có quy định các trường hợp cá nhân hoạt động thương mại không cần phải đăng ký giấy phép kinh doanh. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
– Buôn bán vặt đây được hiểu là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
– Buôn bán rong là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định: bao gồm cả việc nhận văn hóa phẩm, nhận các loại sách báo, các loại tạp chí của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
– Buôn chuyến được hiểu là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người bán lẻ hoặc người mua, bán buôn.
– Bán quà vặt được hiểu là hoạt động bán nước uống các hàng nước mà chúng ta thường thấy, quà bánh, đồ ăn có hoặc không có địa điểm cố định;
– Thực hiện các dịch vụ như: bán vé số, chữa khóa, đánh giày, sửa chữa xe, trông giữ xe, chụp ảnh, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
– Ngoài ra, thêm các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Ngoài ra, ngoại trừ các trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đối với hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương. Những đối tượng không thuộc trường hợp nêu trên thì pháp luật quy định bắt buộc phải đăng ký giấy phép kinh doanh theo quy định pháp luật.