Quy định chung của pháp luật về hành nghề luật sư? Quyền, nghĩa vụ của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động? Luật sư được phép hành nghề trong phạm vi nào?
Trong lúc đất nước đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ thì ngành Tư pháp nước ta cũng đã và đang có những sự thay đổi hòa mình theo sự phát triển của đất nước. Hệ thống Tư pháp nước ta không chỉ tồn tại các cơ sở hành nghề luật sư hoạt động theo hình thức Công ty Luật hay các
Cơ sở pháp lý: Luật Luật sư 2012
Luật sư
1. Quy định chung của pháp luật về hành nghề luật sư
1.1. Khái niêm Luật sư là gì?
Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây gọi chung là khách hàng ( Căn cứ khoản Điều 2 Luật Luật sư 2015)
Trên thực tế hiện nay do nhu cầu của xã hội về bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể cũng tăng lên, do vây là nghề Luật sư là một nghề vừa có tính áp dụng thực tế, với các mục đích đó thì Luật sư cũng phải là những người có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và có đầy đủ đạo đức theo quy định của pháp luật
1.2 Đào tạo nghề luật sư
Đối với việc hành nghề Luật sư thì các cá nhân khi tham gia hành nghề đều cần tham gia Đào tạo nghề luật sư theo quy định để đảm bảo về các điều kiện hành nghề, kiến thức chuyên môn, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Theo đó thì pháp luật cũng có quy định về Đào tạo nghề luật sư tại Điều 12. Đào tạo nghề luật sư Luật Luật sư 2012 như sau:
1. Người có Bằng cử nhân luật được tham dự khóa đào tạo nghề luật sư tại cơ sở đào tạo nghề luật sư.
2. Thời gian đào tạo nghề luật sư là mười hai tháng.
Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư được cơ sở đào tạo nghề luật sư cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư.
3. Chính phủ quy định về cơ sở đào tạo nghề luật sư.
4. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chương trình khung đào tạo nghề luật sư, việc công nhận đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài.
Đối với các điều kiện như Người có Bằng cử nhân luật được tham dự khóa đào tạo nghề luật sư tại cơ sở đào tạo nghề luật sư thì trước khi tham gia vào các khóa đào tạo nghề luật sư cần tìm hiểu chính xác về cơ sở đào tạo nghề luật sư vì trên thực tế có những cơ sở không đủ điều kiện đào tạo, tránh các rủi ro liên quan tới bằng cấp sau này.
Ngoài ra còn các điều kiện như Thời gian đào tạo nghề luật sư là mười hai tháng và sau khi hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư được cơ sở đào tạo nghề luật sư cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư và khi đó thì các Luật sư sẽ tiến hành tập sự tại các công ty, văn phòng Luật, Tòa án…để trau đòi thêm các kĩ năng và kiến thức để có thể tự mình tham gia các hoạt động liên quan tới nghề nghiệp.
1.3. Người được miễn đào tạo nghề luật sư
Trong một số trường hợp thì Người được miễn đào tạo nghề luật sư được quy định căn cứ tại Điều 13. Người được miễn đào tạo nghề luật sư Luật Luật sư 2012 quy định:
+ Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên.
+ Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sỹ luật.
+ Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
+ Đã là thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát; chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật.
Theo đó có thể thấy những trường hợp được miễn đào tạo nghề luật sư theo quy định đó là những người đã có kinh nghiệm sâu trong lĩnh vực liên quan tới xét xử, tư vấn luật…và các hoạt động khác có quá trình nhất định theo quy định của pháp luật hiện hành. Như vậy nên trong các trường hợp được miễn đào tạo nghề luật sư họ vẫn có đủ khả năng, trình độ và các điều kiện để tham gia các hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật trên vai trò là Luật sư.
2. Quyền, nghĩa vụ của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động
Trong Mỗi hình thức hoạt động nghề nghiệp thì có các quy định khác nhau về quyền và nghĩa vụ, đối với nghề Luật sư khi hành nghề cũng có cac Quyền, nghĩa vụ của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động được quy định cụ thể tai Điều 53. Quyền, nghĩa vụ của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động Luật Luật sư 2012 quy định:
1. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động được thực hiện dịch vụ pháp lý theo nội dung hợp đồng lao động đã giao kết với cơ quan, tổ chức.
2. Quyền, nghĩa vụ của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động, của cơ quan, tổ chức thuê luật sư được thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động, Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Thủ tục đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân
Theo quy định tại Điều 49, Khoản 1, Luật Luật sư 2012, Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là luật sư làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề luật sư. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải đăng ký hành nghề tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà luật sư đó là thành viên (Điều 50, Khoản 1, Luật Luật sư 2012).
Về hồ sơ đăng kí hành nghề luật sư với tư cách cá nhân được quy định tại Điều 50, Khoản 1, Luật Luật sư 2012. Hồ sơ bao gồm:
a, Đơn đề nghị đăng ký hành nghề luật sư theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;
b, Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư;
c, Bản sao Hợp đồng lao động ký kết với cơ quan, tổ chức.
Trình tự, thủ tục để đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân được thực hiện như sau (Điều 50, Khoản 1, 2, 3, Luật Luật sư 2012):
Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân đăng ký hành nghề tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà luật sư đó là thành viên.
Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp sẽ tiến hành cấp Giấy đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân.
Sau khi nhận được Giấy đăng ký hành nghề luật sư, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải gửi thông báo bằng văn bản kèm theo bảo sao Giấy đăng ký hành nghề luật sư cho Đoàn luật sư mà mình là thành viên.
Sở Tư pháp là cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc cấp giấy phép hành nghề luật sư cho luật hành nghề với tư cách cá nhân (theo quy định tại Điều 50, Luật Luật sư 2012).
Về thời hạn trong việc cấp Giấy phép hành nghề luật sư cho luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hành nghề luật sư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người bị từ chối có quyền khiếu nại, khiếu kiện theo quy định của pháp luật (ĐIều 50, Khoản 2, Luật Luật sư 2012).
Với những quy định trên về thủ tục cấp Giấy phép hành nghề luật sư cho luật sư hành nghề với tư cách cá nhân cho thấy sự đa dạng trong cách thức hành nghề luật sư tại Việt Nam, cũng như góp phần thúc đẩy ngành Tư pháp nước nhà ngày càng phát triển toàn diện, đảm bảo sự công minh, công bằng trong xã hội.
3. Luật sư được phép hành nghề trong phạm vi nào?
– Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.
– Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện tư vấn pháp luật.
– Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.
-Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật này.
Theo đó thì Luật sư có quyền hành nghề khi đã có đầy đủ các điều kiện và yêu cầu theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên Luật sư trong quá trình hoạt động cần tuân thủ các quy định về phạm vi được phép hành nghề của mình. Tránh các trường hợp lợi dụng tư cách Luật sư trong các trường hợp không thuộc phạm vi nêu trên. Như vậy nếu không chấp hành đúng theo phạm vi của mình thì Luật sư sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật tùy theo mức độ vi phạm khác nhau.
Trên đây là nội dung chúng tôi phân tích về Thủ tục đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân và các vấn đề pháp lý dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.