Thủ tục cử người giám hộ, thay đổi người giám hộ, quy định định về người giám hộ đương nhiên, thay đổi người giám hộ cho người mất năng lực hành vi dân sự.
Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của
Mục lục bài viết
- 1 1. Thủ tục đăng ký người giám hộ cho người bị mất năng lực hành vi dân sự:
- 2 2. Ai sẽ là người giám hộ cho người bị mất năng lực hành vi dân sự?
- 3 3. Người đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự:
- 4 4. Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự:
- 5 5. Vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ?
1. Thủ tục đăng ký người giám hộ cho người bị mất năng lực hành vi dân sự:
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 47
“c) Người mất năng lực hành vi dân sự;”
Trường hợp bạn hỏi liên quan đến thủ tục cử người giám hộ cho người mất năng lực hành vi dân sự tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Để giải đáp thắc mắc của mình bạn có thể tìm hiểu về thủ tục giám hộ cho người mất năng lực hành vi dân sự như sau:
– Trước hết phải yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự.
Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần (Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015).
Thủ tục tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự tiến hành theo trình tự quy định tại
– Sau khi Tòa án ra Quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì người được tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự sẽ được giám hộ. Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên được quy định tại Điều 53 Bộ luật Dân sự 2015:
+ Trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
+ Trong trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo là người giám hộ.
+ Trong trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.
Trong trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên theo quy định nêu trên thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ cho họ (Điều 54 Bộ luật Dân sự 2015). Thủ tục cử người giám hộ thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 54 Bộ luật Dân sự 2015:
+ Việc cử người giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do cử người giám hộ, quyền, nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ, tình trạng tài sản của người được giám hộ.
+ Việc cử người giám hộ phải được sự đồng ý của người được cử làm người giám hộ.
Căn cứ vào các quy định nêu trên: Để cử người giám hộ cho người mất năng lực hành vi dân sự thì cần phải có Quyết định của Tòa án tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự; và để yêu cầu Tòa án ra Quyết định này thì đương nhiên phải có chứng cứ để chứng minh người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, như: kết luận của cơ quan chuyên môn hoặc các chứng cứ khác để chứng minh.
2. Ai sẽ là người giám hộ cho người bị mất năng lực hành vi dân sự?
Tóm tắt câu hỏi:
Vợ chồng bà V cùng các con Q, K, M, N ở nhờ nhà của ông bà L trên 40 năm. Sau khi ông bà V qua đời, N có gia đình ra ở riêng, còn lại Q, K và M tiếp tục sử dụng. Do có tranh chấp giữa con của ông bà L (vì ông bà L đã chết) và các con của ông bà V, Tòa án tỉnh và Tòa án tối cao xét xử: buộc anh em Q, N giao trả nhà theo yêu cầu của chủ cũ. Trong quá trình thi hành, Chấp hành viên động viên bên được thi hành chấp nhận cho bên phải thi hành trả bằng tiền mặt 720 triệu đồng và tiếp tục được ở lại ngôi nhà đó. Để có tiền thi hành án, anh em ông Q, N phải bán ngôi nhà này được hơn 1 tỷ đồng, phần dôi ra gần 400 triệu đồng do ông N cất giữ. Tuy nhiên, trong số 4 anh em thì Q là người khuyết tật (chân), nhưng vẫn còn minh mẫn, còn K và M (đã gần 40 tuổi) lại là người bị thần kinh từ nhỏ. Do tranh chấp số tiền chênh lệch gần 400 triệu đồng, anh Q yêu cầu Tòa án tuyên bố K và M là người mất năng lực hành vi dân sự để được giám hộ và đại điện cho hai anh. Q dự định sẽ mua nhà khác để anh em tiếp tục đùm bọc nhau, nhưng N cũng muốn trở thành người giám hộ cho các anh của mình. Việc tranh chấp gần 400 triệu đồng chưa được Tòa án giải quyết, tuy nhiên vấn đề đặt ra: Ai sẽ là người giám hộ cho K và M.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo Điều 53
Ở trường hợp trên, cha mẹ của K, M đều đã mất; K, M đều không có vợ, con, nếu dẫn chiếu theo Điều luật thì K, M đều không có ai là người giám hộ đương nhiên, phải áp dụng giám hộ cử theo quy định tại Điều 54 Bộ luật dân sự 2015.
Tuy nhiên, trong trường hợp này, giữa Q và N xảy ra tranh chấp giành quyền là người giám hộ cử của K và M thì liệu UBND xã, phường, thị trấn có giám cử giám hộ là một trong 2 người là Q và N, hoặc một người nào khác, một tổ chức nào khác?
Và nếu trong trường hợp có tranh chấp giữa những người giám hộ thì Tòa án sẽ chỉ định người giám hộ.
3. Người đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự:
Tóm tắt câu hỏi:
Cách đây 2 năm mẹ tôi có nhờ tôi làm
Mong luật sư tư vấn.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo quy định tại Điều 563 Bộ luật dân sự 2015 về thời hạn ủy quyền.
Như vậy, nếu như giấy ủy quyền của bạn thỏa thuận về thời hạn thì tuân theo thời hạn quy định trong giấy ủy quyền. Nếu thời hạn trong giấy ủy quyền chưa hết thì bạn vẫn có quyền tiếp tục đại diện mẹ bạn thực hiện khiếu nại. Nếu không quy định về thời hạn ủy quyền thì
Nếu muốn tiếp tục thực hiện khiếu nại bạn có thể yêu cầu tòa án tuyên mẹ bạn là người bị mất năng lực hành vi dân sự và xác định người giám hộ cho mẹ bạn. Khi đó người giám hộ sẽ được đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự theo điểm b khoản 1 Điều 57 Bộ luật dân sự 2015.
4. Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự:
Tóm tắt câu hỏi:
Gia đình tôi có 5 người (bố, mẹ, chị gái, tôi và đứa em trai), mẹ tôi bị mất năng lực hành vi dân sự, bố tôi thì mới qua đời vì tuổi cao. Trong gia đình, tôi là con thứ hai, trên tôi là một chị gái (đã thành niên, anh rể tôi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và chưa có con), dưới tôi là đứa em trai (17 tuổi), cả hai đều mắc bệnh di truyền từ mẹ và đều mất năng lực hành dân sự. Ở trường hợp này, tôi (đã thành niên, chưa lập gia đình và có thu nhập khá) có được làm người giám hộ cho: Mẹ, chị gái và em trai mình được hay không? Và liệu tôi có thể là người giám hộ cho nhiều người như vậy không? Xin nhờ Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 Bộ luật dân sự 2015 thì người bị mất năng lực hành vi dân sự là một trong những người được giám hộ. Nghĩa là mẹ, chị gái và em trai bạn đều thuộc trường hợp cần có người giám hộ theo quy định của pháp luật.
Khoản 3 Điều 48 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Một cá nhân, pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người.”
Như vậy, bạn có thể giám hộ cho nhiều người cùng một lúc. Tuy nhiên để trở thành người giám hộ, trước hết bạn cần đáp ứng các điều kiện làm người giám hộ theo Điều 49 Bộ luật dân sự 2015, đó là:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
– Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
– Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
– Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.
* Đối với trường hợp của mẹ bạn:
Khoản 2 Điều 53 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“2. Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.”
Trong trường hợp của gia đình bạn, người chị gái – tức con cả, là người bị mất năng lực hành vi dân sự còn bố bạn đã mất, cả hai người đều không đáp ứng được điều kiện làm người giám hộ. Bạn là người con tiếp theo, nếu đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 49 Bộ luật dân sự 2015 nêu trên thì hoàn toàn có thể trở thành người giám hộ cho mẹ bạn.
* Đối với trường hợp chị gái của bạn (đã thành niên, đã lập gia đình, chưa có con, anh rể bạn có năng lực hành vi dân sự đầy đủ)
Khoản 1 Điều 53 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ”.
Việc anh trai bạn có đầy đủ năng lực hành vi dân sự như bạn nói chưa thể khẳng định rằng anh rể bạn có thể trở thành người giám hộ cho chị gái bạn, nếu người chồng không đáp ứng được các điều kiện tại Điều 49 Bộ luật dân sự 2015 thì anh rể bạn sẽ là người giám hộ đương nhiên của chị gái bạn.
Chỉ khi nào anh rể không đáp ứng đủ điều kiện làm giám hộ đương nhiên thì bạn có thể được xem xét trở thành người giám hộ của chị gái thông qua thủ tục cử, chỉ định người giám hộ theo Điều 54 Bộ luật dân sự 2015.
– Đối với trường hợp của em trai bạn, 17 tuổi – tức chưa đủ tuổi thành niên, thì việc xác định người giám hộ được quy định tại Điều 52 Bộ luật dân sự 2015: “1. Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.”
Ở trường hợp này, nếu bạn đáp ứng được các điều kiện tại Điều 49 Bộ Luật dân sự 2015, thì bạn sẽ được làm người giám hộ cho em trai của bạn.
5. Vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ?
Tóm tắt câu hỏi:
Tình huống: Năm 2008, anh H và chị L đăng kí kết hôn và có 2 con chung là cháu T và Cháu C. Năm 2017, chị L bị phát hiện bị lao màng não và chữa trị không khỏi. Năm 2019, trên cơ sở khám chữa bệnh của chị L, Tòa án tuyên bố chị mất năng lực hành vi dân sự. Trong khoảng thời gian chị L bị bệnh, anh H là chồng nhưng không chăm lo quan tâm tới vợ mà còn chung sống với người khác và có con riêng là cháu X (năm 2019). Mẹ chị L đã có đơn xin thay đổi người giám hộ đương nhiên từ năm 2019 cho đến nay, tuy nhiên vẫn không có cơ quan nhà nước nào giải quyết cho bà. Hãy tư vấn cho mẹ chị L trong tình huống trên để đòi lại quyền lợi cho chị L?
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn trình bày chúng tôi hiểu rằng hiện tại đang có một quyết định của Tòa án tuyên bố chị L mất năng lực hành vi dân sự và xác định người giám hộ cho chị của bạn là anh H. Tuy nhiên do anh H không chăm lo quan tâm chị L mà còn đi chung sống và có con chung với người khác nên mẹ chị L muốn thực hiện thủ tục thay đổi người giám hộ cho chị L.
Tại điểm c khoản 1 Điều 60 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
“1. Người giám hộ được thay đổi trong trường hợp sau đây:
c) Người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ;”
Theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Bộ luật dân sự 2015 thì người giám hộ của người bị mất năng lực hành vi có các nghĩa vụ sau:
– Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ;
– Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự;
– Quản lý tài sản của người được giám hộ;
– Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Theo thông tin bạn trình bày thì anh H là người giám hộ của chị L tuy nhiên anh H không chăm lo cho chị L mà còn đi chung sống với người khác và có con chung. Như vậy anh H đã vi phạm nghĩa vụ của người giám hộ. Căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 60 Bộ luật dân sự 2015 thì mẹ chị L có quyền làm đơn yêu cầu Tòa án thay đổi người giám hộ.
Nếu được tòa án chấp nhận việc thay đổi người giám hộ thì sau đó mẹ của chị L sẽ phải tiến hành việc cử người giám hộ mới cho chị, hoặc nếu một trong hai con của của chị L đã đủ 18 tuổi và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì có thể trở thành người giám hộ đương nhiên của chị L.