Thủ tục cộng nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi đi bộ đội. Đi bộ đội chưa hưởng trợ cấp một lần có được cộng nối thời gian tham gia bảo hiểm xã hội không?
Thủ tục cộng nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi đi bộ đội. Đi bộ đội chưa hưởng trợ cấp một lần có được cộng nối thời gian tham gia bảo hiểm xã hội không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là Hoàng Văn Chân thường trú tại Thiệu Công, Thiệu Hóa, Thanh Hóa. Bố tôi là Hoàng Trung Chính, sinh năm 1960, thường trú tại Thiệu Công, Thiệu Hóa, Thanh Hóa. Ngày 08/8/1980 bố tôi lên đường nhập ngũ, chiến đấu với quân Trung Quốc bảo vệ biên giới phía bắc tại tỉnh Lạng Sơn. Đến hết tháng 01 năm 1984 bố tôi xuất ngũ về quê hương (thời gian 3 năm 6 tháng ghi trong quyết định). Bố tôi còn giữ được quyết định gốc nhưng chưa được hưởng bất kỳ chế độ trợ cấp nào. Đến năm 2007 bố tôi làm việc tại doanh nghiệp tư nhân là Công ty dịch vụ Bảo vệ – vệ sỹ Long Hải và được đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) đầy đủ cho đến nay. Theo Khoản 8 Điều 2 Nghị định 153/2013/NĐ-CP ngày 08/11/2013 Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007; Điểm 3.4.2 phần II Thông tư 213/2006/TT-BQP ngày 23/12/2006 thì bố tôi được cộng thời gian tại ngũ vào thời gian đóng BHXH để làm cơ sở tính hưởng BHXH sau này. Tôi xin hỏi luật sư như sau:
1. Để được cộng thời gian tại ngũ vào thời gian đóng BHXH bố tôi phải đến những cơ quan nào và làm những thủ tục gì?
2. Bố tôi hỏi kế toán của công ty nơi bố tôi đang làm việc thì kế toán trả lời là bố tôi phải cầm Sổ BHXH trong thời gian tại ngũ đến thì mới được cộng. Như vậy có đúng không và có cơ quan nào cấp Sổ BHXH trong thời gian tại ngũ như vậy không?
3. Bố tôi đang làm vệ sỹ tại khu biệt thự theo ngành của bố tôi có phải ngành nguy hiểm, độc hại không?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
I. Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 153/2013/NĐ-CP;
– Nghị định 68/2007/NĐ-CP;
– Thông tư 36/2012/TT-BLĐTBXH;
– Thông tư 213/2006/TT-BQP;
– Quyết định số 959/QĐ-BHXH;
–
–
–
– Quyết định số 38/2010/QĐ-Ttg ngày 6/5/2010;
– Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010;
–
II. Luật sư tư vấn:
1. Thủ tục cộng nối BHXH
Căn cứ Quyết định số 959/QĐ-BHXH ban hành quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế quy định về thẩm quyền cấp, ghi xác nhận trên BHXH và hồ sơ cần thiết để cộng nối thời gian trên.
Thứ nhất, về thẩm quyền cấp, ghi xác nhận trên BHXH
2. Cấp, ghi và xác nhận trên sổ BHXH
2.1. BHXH huyện:
a) Cấp mới, cấp lại, điều chỉnh, xác nhận, chốt sổ BHXH và ghi thời gian đóng BHTN đã được hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người tham gia BHXH tại đơn vị do BHXH huyện trực tiếp thu, người đã hưởng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, BHTN.
b) Chuyển BHXH tỉnh: Hồ sơ đề nghị cộng nối thời gian không phải đóng BHXH; điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thời gian trước ngày 01/01/1995.
2.2. BHXH tỉnh:
a) Cấp mới, cấp lại, điều chỉnh, xác nhận, chốt sổ BHXH cho người tham gia BHXH tại đơn vị do BHXH tỉnh trực tiếp thu, người đã hưởng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, BHTN.
b) Thẩm định hồ sơ đề nghị cộng nối thời gian không phải đóng BHXH; điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thời gian trước ngày 01/01/1995.
Thứ hai, thành phần hồ sơ cần lập
Căn cứ vào Điều 25
1. Thành phần hồ sơ:
1.1. Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
1.2. Hồ sơ kèm theo (Phụ lục 01);
1.3. Sổ BHXH đối với người lao động đã được cấp sổ BHXH.
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Trong đó hồ sơ kèm theo quy định trong phụ lục 01 bao gồm Quyết định phục viên, xuất ngũ, giấy xác nhận chưa hưởng chế độ trợ cấp theo Điểm a Khoản 1 Điều 1
Bạn có thể nộp hồ sơ ở UBND cấp huyện hoặc nộp trực tiếp ở UBND cấp tỉnh. Trường hợp bạn nộp ở UBND cấp huyện thì UBND cấp xã có trách nhiệm gửi lên UBND cấp tỉnh tại cơ quan chuyên trách về BHXH.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội qua tổng đài: 1900.6568
2. Việc nộp sổ BHXH trong thời gian tại ngũ để được cộng nối trong sổ BHXH
Theo các quy định ở trên, trong thời gian tại ngũ không có sổ BHXH nhưng bố bạn có thể cung cấp các giấy tờ chứng minh thời gian phục vụ tỏng quân đội và xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú về việc chưa từng hưởng bất kì trợ cấp nào cho thời gianlàm việc trong quân đội.
3. Làm vệ sỹ ở khu biệt thự không phải ngành nguy hiểm độc hại
Căn cứ vào Thông tư 36/2012/TT-BLĐTBXH quy định về ban hành bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hai, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không có quy định về nghề vệ sỹ là nghề nguy hiểm độc hại.