Quy định của pháp luật về phổ biến giáo dục và pháp luật? Phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và ngư dân? Thủ tục công nhận tuyên truyền viên pháp luật cấp xã, phường?
Trong xã hội Hiện nay, với sự phát triển và văn minh của hệ thống pháp luật để mỗi người dân biết được các quy định về quyền và nghĩa vụ của bản thân trong các trường hợp khác nhau. Có thể nói việc thực hiện phổ biến giáo dục rất quan trọng và đặc biệt hơn là thực hiện phổ biến giáo dục đối với những vùng có nền kinh tế khó khăn và dân trí thấp, Để nâng cao dân trí và phát triển nền kinh tế của các vùng khó khăn nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung. Vậy các Thủ tục công nhận tuyên truyền viên pháp luật cấp xã, phường để được thực hiện tuyên truyền và
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
1. Quy định của pháp luật về phổ biến giáo dục và pháp luật
1.1. Các nguyên tắc phổ biến, giáo dục pháp luật
Để việc thực hiện phổ biến giáo dục tốt hơn thì nhà nước đã đề ra các chính sách quy định về nguyên tắc phổ biến giáp dục và pháp luật tại
Đối với việc phổ biến giáo dục cần phải Đa dạng các hình thức phổ biến và đa dạng các hình thức giáo dục pháp luật và phải phù hợp với nhu cầu và các lứa tuổi, trình độ của đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật và truyền thống và các phong tục và các tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Gắn với việc thi hành pháp luật và thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, của địa phương và đời sống hằng ngày của người dân để người dân dễ nắm bắt vấn đề hơn và quan trọng hơn là phải Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan, tổ chức, gia đình và xã hội trong vấn đề thực hiện các nguyên tắc phổ biến giáo dục và pháp luật.
1.2. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật
Cũng Dựa trên các quy định tại Luật phổ biến giáo dục pháp luật 2012, Quy định của Hiến pháp và văn bản quy phạm pháp luật, trọng tâm để phổ biến giao dục pháp luật là các quy định của pháp luật về dân sự và hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, đất đai, về xây dựng, bảo vệ môi trường và lao động, về giáo dục, về y tế, quốc phòng, an ninh, giao thông, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, và các cán bộ, công chức, các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành theo quy định.
Đối với Các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế. Ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, có ý thức bảo vệ pháp luật và các lợi ích của việc chấp hành pháp luật; gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật
Như vậy, với các nội dung để phổ biên về giáo dục và pháp luật phải đáp ứng được các yêu cầu về các quy định của pháp luật hiện hành và phải phù hợp với hoàn cảnh và Các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để tôn trọng các điều ước quốc tế về tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật
2. Phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và ngư dân
Ở Việt Nam, nhiều vùng khó khăn về kinh tế, con em và người dân được đi học còn hạn chế thì việc tuyên truyền và phổ biến giáo dục pháp luật được chú trọng và đóng vai trò quan trọng trong phát triển xã hội Tại Điều 17. Phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và ngư dân Luật Phổ biến giáo dục pháp luật 2012 quy định với một số nội dung như sau.
Đối với việc phổ biến các phương pháp giáo dục pháp luật cho người dân ở vùng dân tộc thiểu số và các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng ven biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế và xã hội đặc biệt khó khăn và ngư dân căn cứ vào đặc điểm của từng đối tượng mà tập trung vào các quy định pháp luật về dân tộc và tôn giáo, trách nhiệm tham gia bảo vệ, giữ gìn an ninh và quốc phòng, biên giới, chủ quyền quốc gia, biển, đảo, tài nguyên, khoáng sản và các lĩnh vực pháp luật khác gắn liền với đời sống và gắn với sản xuất của người dân.
Các hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân ở vùng dân tộc thiểu số và các dân tộc miền núi và các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng ven biển, vùng hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và ngư dân được chú trọng thực hiện thông qua hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý lưu động;
đối với giáo dục và tuyên truyền pháp luật thì Nhà nước có chính sách đào tạo và bồi dưỡng và phải hỗ trợ người làm công tác phổ biến, và giáo dục pháp luật, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tham gia phổ biến và giáo dục pháp luật tại địa phương và phải tạo điều kiện để các tổ chức, các cá nhân thực hiện hoạt động tình nguyện phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế và xã hội đặc biệt khó khăn và ngư dân để mọi người dân đều biết về quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật
Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức phổ biến các nội dung giáo dục pháp luật cho người dân ở vùng dân tộc thiểu số vè khu vực miền núi, và vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và ngư dân, việc chủ trì phối hợp với Bộ đội biên phòng, và Công an, cơ quan Hải quan, co quan Kiểm lâm, Cảnh sát biển tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân ở khu vực biên giới, ven biển và hải đảo.
Như vậy có thể thây việc Phổ biến giáo dục pháp luật là một trong những bện pháp để nâng cao dân trí cho người dân, để từ đó người dân ở các địa phương hay xã phường có thể phát triển vốn kiến thức để làm việc và học tập dựa trên quy định của pháp luật tốt hơn, Ở các địa phương ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và ngư dân hay tạm gọi là các vùng có nền kinh tế khó khăn và mức sống chư ổn định và các thủ tục lạc hậu
Ví dụ như: ở một số vùng kinh tế khó khăn kiến thức về pháp luật cua họ, có những nơi họ chưa biết tới pháp luật và hệ thống các quy định về pháp luật nên xảy ra rất nhiều vụ án liên quan tới trộm cắp, hiếp dâm hay hủ tục bắt vợ… Như vậy thì việc Phổ biến giáo dục pháp luật là rất cần thiết và quan trọng.
3. Thủ tục công nhận tuyên truyền viên pháp luật cấp xã, phường
3.1. Cơ sở pháp lý
– Luật Phổ biến giáo dục pháp luật 2012.
–
– Điều kiện thực hiện: Không.
3.2. Hồ sơ thực hiện:
– Danh sách trích ngang theo mẫu số 04/TTVPL (Ban hành kèm theo
3.3. Trình tự thực hiện:
– Bước 1: Trong tháng 6 và tháng 12 hằng năm, Trưởng ban công tác Mặt trận lập danh sách những người có uy tín, kiến thức, am hiểu về pháp luật được xem xét để công nhận là tuyên truyền viên pháp luật ở xã, phường, thị trấn hoặc được mời tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở có đủ tiêu chuẩn quy định gửi về công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã
– Bước 2: Kể từ ngày nhận được danh sách đề nghị công nhận tuyên truyền viên pháp luật của Trưởng ban công tác Mặt trận, công chức Tư pháp – Hộ tịch xem xét, tổng hợp danh sách những người có đủ tiêu chuẩn làm tuyên truyền viên pháp luật, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, công nhận tuyên truyền viên pháp luật.
– Bước 3: Cá nhân kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã.
3.4. Thẩm quyền giải quyết:
– UBND cấp xã.
3.5. Thời hạn giải quyết:
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
– Lệ phí: Không.
Hiện nay, các tuyên truyền viên có những đóng góp rất lớn cho xã hội, truyền bá tư tưởng của phong trào, không ngừng cố gắng để khai sáng suy nghĩ mới đến những người khác, góp phần quan trọng trong việc tạo nên sự thống nhất về tư tưởng trong Đảng, sự đồng thuận của xã hội; động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân tích cực lao động, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao; giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội; thực sự là cầu nối giữa ý Đảng với lòng dân.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Thủ tục công nhận tuyên truyền viên pháp luật cấp xã, phường và các thông tin pháp lý liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành