Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế trong cuộc sống hàng ngày chúng ta không khó để bắt gặp tình trạng vay mượn tiền, tài sản thông qua giấy tờ viết tay. Vậy, pháp luật quy định như thế nào về thủ tục công chứng hợp đồng vay tài sản?
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng vay tài sản được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 463
Đồng thời, Căn cứ theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Tài sản bao gồm động sản và bất động sản, và các động sản và bất động sản này có thể hình thành trong tương lai hoặc là tài sản hiện có.
Hợp đồng tài sản có mục đích nhằm giải quyết các khó khăn kinh tế, đồng thời giúp các doanh nghiệp, công ty có thể khắc phục được khó khăn kinh tế từ đó giúp khôi phục, tăng trưởng việc phát triển sản xuất, khích thích việc lưu thông hàng hóa, phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp và của con người.
2. Thủ tục công chứng hợp đồng vay tài sản (cho các loại tài sản):
Thủ tục công chứng hợp đồng vay tài sản (cho các loại tài sản), quý bạn đọc cần thực hiện theo các bước sau đây:
2.1. Chuẩn bị hồ sơ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 40, Điều 41 Luật Công chứng năm 2014 khi công chứng hợp đồng vay tài sản thì các bên cho vay cần chuẩn bị các giấy tờ sau đây:
Đối với bên cho vay:
1) Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản, xác nhận của ngân hàng tại thời điểm lập hợp đồng vay tài sản, số tiết kiệm, sao kê tài khoản;
2) Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân (đăng ký kết hôn hoặc
3) Bản sao giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu;
4) Hợp đồng vay tài sản đã soạn sẵn áp dụng đối với trường hợp không thuê văn phòng công chứng soạn thảo;
Đối với bên vay:
1) Đối với cá nhân, cần chuẩn bị bản sao giấy tờ tùy thân như: Căn cước công dân, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, hộ khẩu người vay;
2) Đối với tổ chức, cần chuẩn bị:
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoạt động, điều lệ của tổ chức;
– Căn cước công dân, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện tổ chức, giấy ủy quyền hợp lệ;
– Biên bản họp theo quy định về việc thực hiện hợp đồng vay tài sản;
Chú ý:
– Bản sao theo quy định phải bản in, bản chụp hoặc bản đánh máy có nội dung chính xác, đầy đủ như bản chính và không phải chứng thực.
– Bên cho vay, bên vay cần có phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ; thông tin về họ và tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo;
– Các giấy tờ yêu cầu bản sao cần mang bản chính để công chứng viên đối chiếu.
– Bên cho vay và bên vay hoàn toàn có thể tự soạn thảo hợp đồng sẵn. Trong trường hợp không soạn thảo được thì có thể văn phòng công chứng soạn thảo có thu phí.
2.2. Tiếp nhận nộp hồ sơ:
Quý bạn đọc cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ đến văn phòng công chứng.
Văn phòng công chứng tiến hành nhận hồ sơ sẽ kiểm tra. Trong trường hợp, công chứng viên kiểm tra thấy hồ sơ đầy đủ điều kiện thì sẽ nhận hồ sơ. Trong trường hợp, hồ sơ chưa đầy đủ, còn thiếu thì quý bạn đọc cần chuẩn bị giấy tờ theo yêu cầu bổ sung hoặc chối từ tiếp nhận nếu không đủ điều kiện công chứng.
2.3. Thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng vay tài sản (cho các loại tài sản):
– Đối với các trường hợp lựa chọn để văn phòng công chứng soạn thảo hợp đồng thì khi quý bạn đọc đã chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định thì công chứng viên tiến hành việc soạn thảo hợp đồng vay tài sản (cho các loại tài sản).
Sau khi soạn thảo xong hợp đồng, công chứng viên sẽ đưa bản hợp đồng đã được soạn thảo cho người yêu cầu công chứng.
+ Trong trường người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng thì ký vào từng trang của hợp đồng.
Theo đó, Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ trong hồ sơ để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng mua bán tài sản (cho các loại tài sản).
– Đối với trường hợp hợp đồng do bên vay, bên cho vay soạn thảo sẵn thì công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng;
+ Trong trường hợp dự thảo có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa.
+ Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.
2.4. Tiến hành nộp lệ phí và nhận hợp đồng vay tài sản (cho các loại tài sản) đã công chứng:
Căn cứ theo quy định tại Thông tư 257/2016/TT-BTC, mức thu phí đối với việc công chứng hợp đồng vay tài sản được tính trên giá trị khoản vay chưa bao gồm phí soạn thảo hợp đồng vay như sau:
– Dưới 50 triệu đồng: Mức thu 50.000 đồng/trường hợp;
– Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng: Mức thu 100.000 đồng/trường hợp;
– Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng: Mức thu 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch;
– Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng: Mức thu 01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng;
– Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng: Mức thu 2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng;
– Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng: Mức thu 3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng;
– Từ trên 10 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng: Mức thu 5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng;
– Trên 100 tỷ đồng: Mức thu 32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp);
3. Hợp đồng vay tài sản có bắt buộc phải công chứng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 119 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về hình thức giao dịch dân sự như sau:
– Giao dịch dân sự được thể hiện bằng văn bản, bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể.
Đối với các giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
– Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có chứng thực, công chứng, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Hiện nay, theo quy định của pháp luật Việt Nam không quy định bắt buộc công chứng đối với hợp đồng vay tài sản. Việc vay tài sản có thể chỉ cần giao kết bằng lời nói hoặc hành vi cũng được công nhận do vậy trong trường hợp hai bên thỏa thuận và đã thống nhất ý chí về nội dung hợp đồng vay tài sản và thực hiện giao nhận tiền thì hợp đồng vay tài sản đã có giá trị pháp lý.
Như vậy, căn cứ vào các quy định nêu trên, hợp đồng vay tài sản của các tổ chức, cá nhân khác không phải là tổ chức tín dụng thì không bắt buộc phải công chứng.
Để hạn chế rủi ro, các bên vay tài sản nên lập hợp đồng bằng văn bản và công chứng tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng nơi thuận tiện. Nhằm sau này khi có xảy ra tranh chấp xảy ra thì hợp đồng vay tài sản này sẽ có giá trị chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện tại Tòa án. Các sự kiện, nội dung hợp đồng công chứng cũng như các tình tiết trong hợp đồng vay tài sản được công chứng sẽ không phải chứng minh, ngoại trừ trường hợp hợp đồng vay tài sản này vô hiệu.
Việc lập hợp đồng vay tài sản khi cho người khác vay tài sản là điều cần thiết để tránh việc tranh chấp, kiện tụng sau này, đồng thời tăng thêm tính pháp lý của Hợp đồng hợp đồng vay tài sản (cho các loại tài sản), 02 bên nên tiến hành công chứng.
Lưu ý:
Tuy nhiên, đối với các hợp đồng vay tài sản mà bên cho vay là tổ chức tín dụng thì thực hiện theo
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Luật Công chứng năm 2014.