Quy trình, thủ tục chuyển trường từ trường dân lập sang trường công lập là một quá trình phức tạp, tuy nhiên học sinh có cơ hội tiếp cận với môi trường giáo dục phù hợp hơn và có điều kiện phát triển cao hơn. Vậy thủ tục chuyển trường từ trường dân lập sang trường công lập được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục chuyển trường từ trường dân lập sang công lập:
Quy trình chuẩn trường cũng là một trong những vấn đề được nhiều phụ huynh, học sinh quan tâm, đặc biệt là chuyển trường từ trường dân lập sang trường công lập. Quy trình chuyển trường cần được thực hiện theo các giai đoạn chặt chẽ, tuân thủ quy định của cả hai trường (trường chuyển vào trường tiếp nhận) cũng như tuân thủ quy định của ngành giáo dục. Điều này bao gồm việc nộp hồ sơ, xác nhận từ cơ sở giáo dục cũ, xem xét và chấp nhận từ cơ sở giáo dục mới. Mỗi giai đoạn trong quá trình chuyển trường cho học sinh, sinh viên cần được tiến hành một cách cẩn thận để có thể bảo đảm tối đa quyền lợi hợp pháp, tránh những sai sót có thể xảy ra.
Thủ tục chuyển trường từ trường dân lập sang trường công lập hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT, cụ thể như sau:
(1) Đối với học sinh bậc Trung học cơ sở:
-
Trong trường hợp học sinh Trung học cơ sở chuyển trường trong cùng tỉnh, thành phố: Hiệu trưởng nhà trường nơi đến sẽ tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hồ sơ, xem xét hồ sơ theo quy định của giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo;
-
Học sinh Trung học cơ sở chuyển trường từ tỉnh, thành phố khác: Phòng Giáo dục và Đào tạo nơi tiếp nhận và giới thiệu về trường theo nơi cư trú (có thể là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú), kèm theo thành phần hồ sơ đã được kiểm tra.
(2) Đối với học sinh bậc Trung học phổ thông:
-
Chuyển trường trong cùng tỉnh, thành phố: Hiệu trưởng nhà trường nơi đến tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ phải xem xét và giải quyết hồ sơ theo quy định của giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo;
-
Chuyển trường đến từ tỉnh, thành phố khác: Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đến tiếp nhận, kiểm tra thành phần hồ sơ và giới thiệu về trường.
Nhìn chung, có thể khái quát quy trình chuyển trường từ trường dân lập sang trường công lập như sau:
Bước 1: Người giám hộ của học sinh nộp đơn xin chuyển trường đến hiệu trưởng cơ sở giáo dục đào tạo nơi định chuyển đến. Trong trường hợp hiệu trưởng cơ sở giáo dục đào tạo mới đồng ý tiếp nhận hồ sơ, họ sẽ đưa ý kiến vào đơn. Trong trường hợp từ chối đơn, hiệu trưởng cơ sở giáo dục đào tạo cần phải ghi rõ lý do chính đáng và trả lại đơn cho người nộp.
Bước 2: Người giám hộ học sinh sau đó nộp đơn xin chuyển trường đến hiệu trưởng trường nơi học sinh đang theo học. Hiệu trưởng nơi học sinh đang theo học cấp
Bước 3: Người giám hộ của học sinh nộp thành phần hồ sơ xin chuyển trường đến cơ quan có thẩm quyền đó là Sở Giáo dục và đào tạo nơi chuyển đến (trong trường hợp chuyển trường ngoài tỉnh) hoặc đến trường mới (trong trường hợp chuyển trường cùng tỉnh, thành phố). Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hồ sơ, xem xét hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp nhận thấy hồ sơ đã đầy đủ thì sẽ tiếp nhận, trong trường hợp nhận thấy hồ sơ còn thiếu thì yêu cầu bổ sung.
Bước 4: Thông báo kết quả cho người nộp hồ sơ.
2. Hồ sơ chuyển trường từ trường dân lập sang công lập:
Trong bối cảnh giáo dục đang ngày càng phát triển như hiện nay, việc chuyển trường từ trường này sang trường khác, đặc biệt là chuyển trường từ trường dân lập sang trường công lập đã trở nên vô cùng phổ biến và cần thiết. Đây không chỉ là quyền lợi mà còn là nhu cầu thiết yếu của học sinh và phụ huynh trong quá trình tìm kiếm môi trường giáo dục đào tạo mới phù hợp.
Tuy nhiên, thủ tục chuyển trường từ trường dân lập sang trường công lập vô cùng phức tạp, đòi hỏi sự hiểu biết nhất định về quy định pháp luật có liên quan. Thành phần hồ sơ chuyển trường cũng là một trong những vấn đề quan trọng cần được lưu tâm, trong quá trình chuyển trường từ trường dân lập sang trường công lập, phụ huynh cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ và tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT, bao gồm:
-
Đơn xin chuyển trường do cha, mẹ, người giám hộ của học sinh ký;
-
Bản chính học bạ;
-
Bản công chứng bằng tốt nghiệp cấp học dưới;
-
Giấy chứng nhận trúng tuyển cấp Trung học phổ thông (công lập hoặc ngoài công lập);
-
Giấy giới thiệu chuyển trường do hiệu trưởng cơ sở giáo dục đào tạo (nơi đi) cung cấp;
-
Giấy giới thiệu chuyển trường do trưởng phòng Giáo dục và đào tạo (đối với cấp Trung học cơ sở), hoặc giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo (đối mới cấp Trung học phổ thông) nơi đi (trong trường hợp thực hiện thủ tục xin chuyển trường từ tỉnh, thành phố khác);
-
Các loại giấy tờ hợp lệ để xin hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích trong quá trình học tập, thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp;
-
Hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận tạm trú dài hạn, quyết định điều động công tác của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của học sinh tại nơi sẽ chuyển đến (trong trường hợp chuyển đến từ tỉnh, thành phố khác);
-
Giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi học sinh, sinh viên cư trú đối với những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Tuy nhiên, Thông tư 50/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo có hiệu lực, thành phần hồ sơ chuyển trường sẽ loại bỏ bớt một số giấy tờ, chỉ cần có các loại giấy tờ sau đây:
-
Đơn xin chuyển trường do cha, mẹ hoặc người giám hộ của học sinh ký;
-
Bản chính học bạ;
-
Giấy giới thiệu chuyển trường do hiệu trưởng cơ sở đào tạo (nơi đi) cung cấp;
-
Giấy chứng nhận trúng tuyển vào trung học phổ thông;
-
Giấy giới thiệu chuyển trường.
Như vậy, khi phụ huynh có nhu cầu chuyển trường cho con em cần phải lưu ý 05 loại giấy tờ nêu trên.
3. Điều kiện chuyển trường từ trường dân lập sang công lập:
Theo quy định của pháp luật hiện nay, việc chuyển trường từ trường dân lập sang trường công lập rất phổ biến và khả thi. Tuy nhiên, để chuyển trường từ dân lập sang công lập còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như cấp học, quy định cụ thể của địa phương, chính sách của trường công lập. Việc chuyển trường cần phải có lý do chính đáng và phù hợp với điều kiện do pháp luật quy định. Những lý do phổ biến có thể kể đến như:
-
Gia đình chuyển chỗ ở;
-
Điều kiện kinh tế xã hội khó khăn;
-
Mong muốn tìm kiếm một môi trường giáo dục tốt hơn.
Điều kiện chuyển trường được quy định tại khoản 1 Điều 4 của Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT. Theo đó học sinh có thể chuyển trường nếu thỏa mãn một trong 03 điều kiện như:
-
Học sinh chuyển nơi cư trú theo cha, theo mẹ hoặc theo người giám hộ;
-
Học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về gia đình;
-
Học sinh có lý do thực sự chính đáng để phải chuyển trường.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT, có quy định về vấn đề chuyển trường như sau:
-
Học sinh được quyền xét và giải quyết chuyển trường nếu học sinh đó đáp ứng đầy đủ điều kiện về đối tượng và hồ sơ, thủ tục căn cứ theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT;
-
Việc chuyển trường của học sinh từ trường trung học bình thường sang trường trung học chuyên biệt (trong đó bao gồm Trung học phổ thông dân tộc nội trú, trường chuyên, trường năng khiếu) xét được thực hiện theo quy chế riêng của từng trường trung học chuyên biệt đó;
-
Việc chuyển trường từ trường Trung học phổ thông ngoài công lập sang trường Trung học phổ thông công lập chỉ được xem xét và giải quyết khi thuộc một trong hai trường hợp sau đây:
+ Trong trường hợp học sinh đang học tập tại trường Trung học phổ thông ngoài công lập phải chuyển nơi cư trú theo cha/mẹ hoặc theo người giám hộ đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, tuy nhiên ở đó không có trường Trung học phổ thông ngoài công lập thì giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo là chủ thể có thẩm quyền xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể đối với quá trình học sinh chuyển vào học tại trường Trung học phổ thông công lập;
+ Trong trường hợp học sinh đang theo học tại trường Trung học phổ thông ngoài công lập thông qua hình thức thi tuyển đầu vào, nay phải chuyển nơi cư trú theo cha mẹ hoặc người giám hộ, tuy nhiên ở đó không có trường Trung học phổ thông ngoài công lập có chất lượng tương đương, thì giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo nơi chuyển đến là chủ thể có thẩm quyền xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể đối với việc học sinh chuyển vào học tại trường Trung học phổ thông công lập.
THAM KHẢO THÊM: