Thủ tục chuyển nhượng vốn góp cho tổ chức nước ngoài. Giấy tờ khi chuyển nhượng vốn cho tổ chức nước ngoài có cần hợp pháp hóa lãnh sự không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào, Công ty của tôi là công ty TNHH 2 thành viên trong đó có 1 thành viên nắm 20% vốn điều lệ. Hiện nay thành viên đó muốn bán lại vốn cho 1 công ty của Pháp. Theo quy định để làm thủ tục góp vốn ở Sở KH&ĐT công ty Pháp cần cung cấp: – bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức được hợp pháp hoá lãnh sự. – tài liệu liên quan đến người trực tiếp thực hiện giao dịch. Liên quan đến vấn đề hợp pháp hoá lãnh sự, tôi có biết Việt Nam và Pháp đã ký Hiệp định tương trợ tư pháp ngày 24 tháng 2 năm 1999 trong đó điều 26 có nêu Miễn hợp pháp hoá lãnh sự với 1 số loại giấy tờ thuộc các vấn đề pháp luật dân sự, pháp
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo như bạn trình bày, thì thành viên công ty TNHH 2 thành viên của bạn có ý định bán phần vốn góp của họ cho 1 công ty của Pháp.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về điều kiện chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên như sau:
+ Nếu thành viên có nhu cầu chuyển nhượng vốn cho ngườ khác thì phải tuân theo quy định về trình tự tại Điều 53 Luật Doanh nghiệp 2014, theo đó, thanh viên phải chào bán phần vốn của mình cho thành viên công ty trước với cùng một điều kiện và với tỷ lệ tương ứng với phân vốn góp của họ. Nếu các thành viên này không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán thì mới được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên công ty. Trừ trường hợp:
+ Thành viên muốn sử dụng phần vốn góp để trả nợ. Trong trường hợp này, người nhận thành toán chỉ trở thành thành viên công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận. Trường hợp Hội đồng thành viên không chấp thuận thì phải tiến hành chào bán phần vốn góp theo quy định của ĐIều 53 Luật Doanh nghiệp 2014.
+ Trường hợp công ty không mua lại phần vốn góp, không thanh toán được phần vốn góp được mua lại hoặc không thỏa thuận được về giá mua lại phần vốn góp quy định tại Điều 52 Luật Doanh nghiệp thì thành viên đó có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác.
Như vậy, thành viên công ty của bạn muốn chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho công ty của Pháp thì trước hết thành viên đó phải chào bán phần vốn góp của mình cho các thành viên công ty trước. Nếu các thành viên không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán thì mới được chuyển nhượng cho người khác không phải là thành viên công ty.
Theo quy định của Luật Đầu tư 2014, nhà đầu tư nước ngoài có quyền mua phần vốn góp trong doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, các công ty cổ phần, các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và hợp tác xã. Như vậy, công ty của Pháp có quyền đầu tư vào công ty của bạn dưới hình thức là mua lại phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn.
“Điều 24. Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế
1. Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế.
2. Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế thực hiện theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 của Luật này.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Để công ty của Pháp có thể mua lại phần vốn góp của thành viên công ty TNHH 2 thành viên đã thành lập tại Việt Nam thì công ty của Pháp phải đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 6 Quyết định 88/2009/QĐ – Ttg.
“Điều 6. Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần
1. Đối với nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức:
a) Có tài khoản vốn đầu tư mở tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Mọi hoạt động mua, bán cổ phần, chuyển nhượng vốn góp, thu và sử dụng cổ tức, lợi nhuận được chia, chuyển tiền ra nước ngoài và các hoạt động khác liên quan đến đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam đều thông qua tài khoản này;
b) Có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác chứng minh tư cách pháp lý, có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại nơi tổ chức đó đã đăng ký;
Nhà đầu tư nước ngoài chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của các tài liệu cung cấp.”
Việt Nam và Pháp đã ký Hiệp định tương trợ tư pháp ngày 24 tháng 2 năm 1999 trong đó tại Điều 26 có quy định Miễn hợp pháp hóa đối với với một số giấy tờ được nói tại Hiệp định này.
“Điều 26. Miễn hợp pháp hoá
Các giấy tờ nói tại Hiệp định này được miễn hợp pháp hoá.
Tuy nhiên, trong trường hợp có nghi ngờ xác đáng về chữ ký, tư cách của người ký, hoặc về nhận dạng của con dấu hoặc con tem, thì cơ quan có thẩm quyền của Nước ký kết yêu cầu có thể đề nghị Cơ quan trung ương của Nước ký kết đã cấp giấy tờ hoặc tài liệu đó xác minh tính xác thực của giấy tờ. Chỉ được yêu cầu xác minh tính xác thực của giấy tờ trong những trường hợp đặc biệt và phải nêu rõ lý do.”
Tuy nhiên, trong Hiệp định này không nhắc tới Giấy chứng nhận thành lập công ty. Chính vì vậy, ở đây Giấy chứng nhận thành lập công ty không được miễn hợp pháp hóa lãnh sự trong trường hợp này.
Về Hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp bao gồm:
– Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;
– Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.
Về thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:
– Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính;
– Trường hợp việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 22 của Luật Đầu tư 2014, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ để nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.