Khái quát về vốn của doanh nghiệp? Thủ tục chuyển khoản vay nước ngoài thành khoản vốn góp?
Sự ra đời và vận hành của các doanh nghiệp tại Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài chính là vốn góp ban đầu, đây vừa là cơ sở để một cá nhân, tổ chức trở thành thành viên công ty, cũng là cách thức để đầu tư vào một doanh nghiệp cụ thể. Pháp luật doanh nghiệp quy định rất rõ về vốn góp trong các công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và thủ tục để thực hiện góp vốn. Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng quy định của pháp luật, tác giả nhận thấy có nhiều điều đặc biệt trong thủ tục chuyển khoản vay nước ngoài thành khoản vốn góp, do vậy, trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho người đọc các khía cạnh pháp lý xoay quanh vấn đề này.
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Khái quát về vốn của doanh nghiệp?
Hiện nay, có nhiều cách giải thích khác nhau về vốn, tùy thuộc vào từng lĩnh vực nghiên cứu, cụ thể:
– Vốn là “Tổng thể nói chung những tài sản bỏ ra lúc đầu, thường biểu hiện bằng tiền, dùng trong sản xuất, kinh doanh nói chung trong hoạt động sinh lợi”
– Vốn (capital) là giá trị tư bản hay tài sản tài chính được sử dụng vào mục đích kinh doanh.
– Theo David Begg Standley Fischer, Rudige Dainbusch trong cuốn Kinh tế học: Vốn là loại hàng hóa nhưng được sử dụng tiếp tục vào quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo. Có hai loại vốn là vốn hiện vật và vốn tài chính. Vốn hiện vật là dự trữ các loại hàng hóa đã sản xuất ra các hàng hóa và dịch vụ khác.
Thực tế, thuật ngữ “vốn” là thuật ngữ thuộc chuyên ngành kinh tế và tài chính hơn là thuật ngữ luật học. vốn không nằm trong trạng thái cố định, mà luôn biến đổi, dịch chuyển liên tục có tính xoay vòng. Xét về bản chất kinh tế, thì chính sự xoay vòng vốn mới là cơ chế sinh ra giá trị gia tăng và lợi nhuận, tạo ra sự tăng trưởng về mặt tài sản cho doanh nghiệp.
Theo quy định của
2. Thủ tục chuyển khoản vay nước ngoài thành khoản vốn góp?
2.1. Khái niệm chuyển khoản vay thành khoản vốn góp
Khi xem xét khái niệm chuyển khoản vay nước ngoài thành khoản vốn góp tại doanh nghiệp, tác giả nhận thấy một số nội dung:
Thứ nhất, việc chuyển khoản vay thành vốn góp làm thay đổi quan hệ sở hữu đối với nguồn vốn, cụ thể là nguồn vốn đang thuộc quyền sở hữu của bên cho vay sẽ chuyển thành quyền sở hữu của bên vay. Nói cách khác, có sự hợp nhất giữa bên cho vay và bên vay thành một chủ thể duy nhất, là chủ sở hữu của vốn.
Thứ hai, theo lý luận của việc chuyển đổi khoản vay thành vốn góp, thì một nguồn vốn có thể được chuyển hóa từ hình thái vốn khoản vay sang hình thái vốn chủ sở hữu khi doanh nghiệp có một trong các căn cứ gồ: (i) Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc (ii) theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác hoặc (iii) Tạo thành tài sản mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến nhưng về bản chất thì cơ sở pháp lý đẻ một khoản vay được hoán đối thành vốn góp nêu tại mục (i) và (ii) đếu giống nhau và dựa trên một thỏa thuận giữa các bên nên thực chất, việc chuyển tư cách chủ sở hữu dựa trên một thỏa thuận giữa các bên hoặc bằng một phán quyết của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Thứ ba, thực tế, nhu cầu của doanh nghiệp và nhà đầu tư trong việc chuyển các khoản phải thu thành khoản đầu tư tài chính là không nhỏ. Nói cách khác, đang tồn tài trên thực tế hai hình thái chuyển đổi khoản vạy thành vốn góp là dạng thức chủ động và dạng thức bị động. Với dạng thức chủ động, các khoản vay đang ở trong trạng thái tốt và đang tạo ra lợi ích cho chủ sở hữu và doanh nghiệp, nhưng các bên muốn thay đổi để chuyển khoản vay đó thành một danh mục đầu tư của chủ sở hữu và tạo nguồn vốn dài hạn cho doanh nghiệp để tìm kiếm lợi ích lâu dài.
Có thể hiểu chuyển đổi khoản vay thành vốn góp là việc chuyển quyền sở hữu đối với khoản vốn vay từ trái chủ sang thụ trái và xóa tư cách thụ trái theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2.2. Chuyển khoản vay nước ngoài thành vốn góp
Trong bài viết này, tính đặc trưng xuất phát từ khoản vay là “khoản vay nước ngoài”, theo đó “khoản vay nước ngoài được hiểu là cụm từ dùng chung để chỉ Khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh (sau đây gọi là Khoản vay tự vay tự trả) và Khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh dưới mọi hình thức vay nước ngoài thông qua hợp đồng vay,
Theo hướng dẫn tại Điều 3, Nghị định 219/2013/NĐ-CP về quản lý vay, trả nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh, thì “vay nước ngoài là việc bên đi vay nhận khoản tín dụng từ người không cư trú thông qua việc ký kết và thực hiện các thỏa thuận vay nước ngoài dưới hình thức hợp đồng vay,
Chủ thể của quan hệ pháp luật trong lĩnh vực chuyển khoản vay nước ngoài thành vốn góp bao gồm doanh nghiệp (bên vay nợ); cá nhân, tổ chức cho vay ở nước ngoài; tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung ứng dịch vụ tài Khoản liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài, bảo lãnh cho Khoản vay nước ngoài tại Việt Nam.
Trong các quan hệ pháp luật khác, tư cách chủ thể của quan hệ hầu như không thay đổi trong suốt quá trình giao dịch; tuy nhiên, trong quan hệ pháp luật về chuyển nợ thành vốn góp, tư cách chủ thể có sự thay đổi, hay nói cách khác là có sự hợp nhất với nhau.
Trước khi hoàn tất giao dịch hoán đổi, tồn tại chủ thể là trái chủ (bên có quyền yêu cầu) và thụ trái (bên phải thực hiện nghĩa vụ). Tuy nhiên, sau khi hoàn tất gia dịch hoán đổi, cùng với việc hoán đổi quyền sở hữu khoản nợ, thì tư cách chủ thể của bên trái chủ và thụ trái cũng hoàn toàn biến mất, thay vào đó là sự xuất hiện của duy nhất của một chủ thể là chủ sở hữu của nguồn vốn.
Mặc dù trước khi hoán đói, bên chủ thể là trái chủ có quyền sở hữu đối với nguồn vốn, những đã chuyển giao quyền chiếm hữu và sử dụng nguồn vốn cho bên thụ trái và có quyền yêu cầu bên thụ trái thực hiện nghĩa vụ hoàn trả vốn gốc và lãi, nhưng sau khi hoàn tất giao dịch hoán đổi, chủ sở hữu có đầy đủ các quyền chiếm hữ, sử dụng và định đoạt đối với nguồn vốn theo quy định của pháp luật (thông qua cơ chế biẻu quyết, bỏ phiếu,..chứ không còn căn cứ trên hợp đồng như trước đó).
Sự dịch chuyển về quyền sở hữu tài sản dẫn tới dịch chuyển về chủ thể, mà cụ thể là sự chuyển đổi quyền sở hữu đối với nguồn vốn từ trái chủ sang một chủ thể mới (chủ thể hợp nhất), và dồn các quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản vào một chủ thể duy nhất (chủ thể hợp nhất), dẫn tới sự xóa bỏ quyền yêu cầu và xóa bỏ nghĩa vụ thực hiện yêu cầu, tự đó tạo nên sự hợp nhất về chủ thể để tạo thành một chủ thể mới.
Trong hệ thống văn bản và quy định về chuyển đổi khoản vay nước ngoài thành vốn góp, các quy định của Ngân hàng Nhà nước chiếm số lượng nhiều nhất và cụ thể nhất, tập trung vào các giải thích về xử lý nợ xấu và quản lý rủi ro của hoạt động ngân hàng.
Về nguyên tắc quản lý, bên đi vay khi thực hiện vay, trả nợ nước ngoài phải tuân thủ các điều kiện vay, trả nợ nước ngoài, thực hiện đăng ký khoản vay, mở và sử dụng tài khoản, rút vốn và chuyển tiền trả nợ, báo cáo tình hình thực hiện khoản vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Khoản 2, Điều 34,
Quy định nêu trên của Thông tư 03/2016/TT-NHNN xác nhận một cách rõ ràng và tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc chuyển đổi khoản vay nợ nước ngoài thành vốn góp, cổ phần. Khi thực hiện việc chuyển khoản nợ vay thành vốn chủ (vốn góp, cổ phần), bên đi vay có trách nhiệm đăng ký với ngân hàng nhà nước về việc thay đổi khoản vay.
Quy định pháp luật hiện hành không quy định về trình tự, thủ tục chuyển đổi khoản vay nợ nước ngoài thành vốn chủ, do đó, doanh nghiệp có quyền thực hiện các thủ tục chuyển đổi theo thỏa thuận, với điều kiện không trái các nguyên tắc và các quy định khác của pháp luật.