Chào mua công khai là gì? Chào mua công khai tiếng anh là gì? Các trường hợp chào mua công khai? Các trường hợp không phải thực hiện chào mua công khai? Tiếp nhận, xử lý hồ sơ, công bố thông tin và báo cáo kết quả chào mua công khai? Đặc trưng và vai trò của chào mua công khai?
1. Chào mua công khai là gì?
Chào mua công khai là một dạng mua thôn tính công khai (Takeover Bid) trong đó một chủ thể đề nghị mua một số hoặc tất cả cổ phần của cổ đông trong một công ty. Chào mua công khai là trường hợp đặc biệt trong giao dịch chứng khoán, trong nhiều trường hợp đây là hoạt động mang tính chất thôn tính doanh nghiệp.
2. Chào mua công khai tiếng anh là gì?
Chào mua công khai trong tiếng Anh là Tender offer.
Luật sư tư vấn các quy định của pháp luật về chứng khoán: 1900.6568
Trình tự, thủ tục chào mua công khai cổ phiếu của công ty đại chúng được quy định tại
3. Các trường hợp chào mua công khai
Các trường hợp phải chào mua công khai được quy định tại khoản 1 Điều 32 của khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Điều 41
– Chào mua cổ phiếu có quyền biểu quyết, chứng chỉ quỹ đóng dẫn đến việc sở hữu từ hai mươi lăm phần trăm trở lên cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đang lưu hành của một công ty đại chúng, quỹ đóng;
– Tổ chức, cá nhân và người có liên quan nắm giữ từ hai mươi lăm phần trăm trở lên cổ phiếu có quyền biểu quyết, chứng chỉ quỹ của một công ty đại chúng, quỹ đóng mua tiếp từ mười phần trăm trở lên cổ phiếu có quyền biểu quyết, chứng chỉ quỹ đang lưu hành của công ty đại chúng, quỹ đóng;
– Tổ chức, cá nhân và người có liên quan nắm giữ từ hai mươi lăm phần trăm trở lên cổ phiếu có quyền biểu quyết, chứng chỉ quỹ của một công ty đại chúng, quỹ đóng mua tiếp từ năm đến dưới mười phần trăm cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty đại chúng, quỹ đóng trong thời gian dưới một năm, kể từ ngày kết thúc đợt chào mua công khai trước đó.
– Ngoài các trường hợp trên, tổ chức và cá nhân có ý định thực hiện chào mua công khai đối với cổ phiếu của công ty đại chúng hoặc chứng chỉ quỹ đóng phải thực hiện đầy đủ các quy định tại Nghị định này.
4. Các trường hợp không phải thực hiện chào mua công khai
Các trường hợp không phải chào mua công khai được quy định tại khoản 2 Điều 32 của khoản 11 Điều 1 của Luật Chứng khoán và khoản 14 Điều 1
+ Mua cổ phiếu, chứng chỉ quỹ mới phát hành dẫn đến việc sở hữu từ hai mươi lăm phần trăm trở lên cổ phiếu có quyền biểu quyết, chứng chỉ quỹ của một công ty đại chúng, quỹ đóng theo phương án phát hành đã được Đại hội đồng cổ đông công ty đại chúng, Ban đại diện quỹ đóng thông qua;
+ Nhận chuyển nhượng cổ phiếu có quyền biểu quyết, chứng chỉ quỹ dẫn đến việc sở hữu từ hai mươi lăm phần trăm trở lên cổ phiếu có quyền biểu quyết, chứng chỉ quỹ của một công ty đại chúng, quỹ đóng đã được Đại hội đồng cổ đông công ty đại chúng, Ban đại diện quỹ đóng thông qua;
+ Chuyển nhượng cổ phiếu giữa các công ty trong doanh nghiệp được tổ chức theo mô hình công ty mẹ, công ty con;
+ Tặng, cho, thừa kế cổ phiếu;
+ Chuyển nhượng vốn theo quyết định của Tòa án;
+ Các trường hợp khác do Bộ Tài chính quyết định.
– Trường hợp tham gia các đợt đấu giá chứng khoán chào bán ra công chúng, tổ chức, cá nhân không phải thực hiện theo các quy định về chào mua công khai khi có ý định mua đạt hoặc vượt các tỷ lệ sở hữu cổ phiếu quy định tại Khoản 11 Điều 1 Luật Chứng khoán.
5. Tiếp nhận, xử lý hồ sơ, công bố thông tin và báo cáo kết quả chào mua công khai
Theo quy định tại Điều 43 và Điều 52 Nghị định 58/2012/NĐ-CP, quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ, công bố thông tin và báo cáo kết quả chào mua công khai cổ phiếu của công ty đại chúng được thực hiện như sau:
* Bước 1:
Tổ chức, cá nhân chào mua công khai cổ phiếu của công ty đại chúng phải gửi hồ sơ đăng ký chào mua đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Hồ sơ đăng ký chào mua phải được đồng thời gửi cho công ty mục tiêu, công ty quản lý quỹ.
Theo quy định tại Điều 51 Thông tư 162/2015/TT-BTC, hồ sơ đăng ký chào mua công khai bao gồm các tài liệu sau:
– Giấy đăng ký chào mua công khai theo mẫu tại Phụ lục số 28 ban hành kèm theo Thông tư 162/2015/TT-BTC;
– Quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần), Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn), Đại hội nhà đầu tư (đối với quỹ thành viên) thông qua việc chào mua công khai;
– Quyết định của Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình nhằm mục đích giảm vốn điều lệ;
– Báo cáo tài chính được kiểm toán của năm trước liền kề và các tài liệu xác minh năng lực tài chính theo pháp luật chuyên ngành hoặc xác nhận về khả năng tài chính đối với cá nhân và tổ chức thực hiện chào mua công khai;
– Tài liệu chứng minh công ty có đủ điều kiện mua lại cổ phiếu trong trường hợp công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình theo hình thức chào mua công khai;
– Bản công bố thông tin chào mua công khai theo mẫu tại Phụ lục số 29 ban hành kèm theo Thông tư 162/2015/TT-BTC.
– Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được tài liệu đăng ký chào mua, công ty mục tiêu, công ty quản lý quỹ quản lý quỹ đầu tư mục tiêu có nghĩa vụ công bố thông tin về việc nhận được đề nghị chào mua trên phương tiện công bố thông tin của công ty và Sở giao dịch chứng khoán nơi công ty mục tiêu hoặc quỹ đầu tư mục tiêu niêm yết.
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được tài liệu đăng ký chào mua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải có ý kiến trả lời bằng văn bản. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, rõ ràng, tổ chức hoặc cá nhân đăng ký chào mua phải bổ sung, sửa đổi theo yêu cầu Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có công văn yêu cầu tổ chức, cá nhân chào mua sửa đổi, bổ sung tài liệu đăng ký chào mua, tổ chức hoặc cá nhân chào mua phải hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Nếu quá thời hạn trên mà tổ chức, cá nhân không thực hiện bổ sung, sửa đổi theo yêu cầu, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước dừng việc xem xét tài liệu đăng ký chào mua đó.
* Bước 3: Báo cáo và công bố thông tin về kết quả chào mua công khai
Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày hoàn thành đợt chào mua công khai, tổ chức hoặc cá nhân thực hiện chào mua công khai phải gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước báo cáo kết quả chào mua công khai, đồng thời công bố thông tin về kết quả chào mua công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng bao gồm trang thông tin của Sở giao dịch chứng khoán trong trường hợp cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ đóng được chào mua công khai được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán.
Báo cáo kết quả chào mua công khai được lập theo mẫu tại Phụ lục số 30 ban hành kèm theo Thông tư 162/2015/TT-BTC.
6. Đặc trưng và vai trò của chào mua công khai
Đặc trưng của chào mua công khai
– Khi nhắc đến chào mua công khai, người ta thường xem nó như hoạt động mà một chủ thể (có thể là tổ chức hoặc cá nhân) công khai việc chào mua một lượng chứng khoán của một công ty mục tiêu nhằm đạt một ngưỡng nhất định đủ để chi phối và kiểm soát hoạt động của công ty mục tiêu hay quĩ đầu tư mục tiêu.
– Các đề nghị chào mua thường được thực hiện công khai, đề nghị các cổ đông bán cổ phiếu với một mức giá xác định trong khoảng thời gian cụ thể. Giá đưa ra thường ở mức cao hơn giá thị trường và thường phụ thuộc vào số lượng cổ phiếu bán tối thiểu hoặc tối đa.
– Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, với số lượng công ty niêm yết ngày càng gia tăng và hoạt động mua bán, sáp nhập (Merger & Acquition – M&A) ngày càng phát triển thì hoạt động chào mua công khai đang nổi lên như là một kênh đầu tư quan trọng được nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp sử dụng trong chiến lược kinh doanh của mình.
– Hình thức chào mua công khai đã và đang được nhiều doanh nghiệp sử dụng khá hiệu quả, mang đến nhiều cơ hội và lợi thế đáng kể cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó cũng ẩn chứa nhiều rủi ro, thách thức không nhỏ trong công tác quản lí việc thâu tóm và chống thâu tóm.
Ý nghĩa của chào mua công khai
– Chào mua công khai và M&A không hoàn toàn đồng nhất nhưng chào mua công khai là một trong những phương thức của hoạt động M&A.
– Hoạt động chào mua công khai là một trong những hoạt động mua bán đặc biệt theo một cơ chế khác với các giao dịch trên thị trường để người chào mua có thể đạt được một tỉ lệ nhất định để sở hữu và kiểm soát công ty. Nếu hoạt động mua bán này diễn ra một cách bí mật, không công khai thì sẽ có thể tác động tiêu cực đến thị trường.
– Do đó, cơ chế chào mua công khai sẽ giúp nâng cao tính công khai, minh bạch, đảm bảo thị trường hoạt động hiệu quả, lành mạnh bởi một cơ chế quản lí chặt chẽ từ khâu đưa ra lời đề nghị chào mua cho đến lúc thực hiện mua và cơ chế giám sát trong quá trình mua và báo cáo công bố thông tin của các bên sau khi mua cổ phiếu/chứng chỉ quĩ.