Cấp thị thực điện tử là gì? Thủ tục cấp thị thực điện tử theo đề nghị của người nước ngoài? Quy định về miễn thị thực?
Người nước ngoài đến và làm việc tại Việt Nam ngày càng nhiều. Để xuất nhập cảnh vào một nước nào đó thì công dân nước khác sẽ cần cấp thị thực, hay Visa với thời gian nhập cảnh theo quy định của nước đó. Cùng với việc xin Visa như thông thường thì hiện tại cũng có loại thị thực điện tử, Visa điện tử. Vậy Visa điện tử là gì và có những nước nào được cấp thị thực điện tử để nhập cảnh vào Việt Nam là thắc mắc của rất nhiều người. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về thủ tục cấp thị thực điện tử theo đề nghị của người nước ngoài.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Cấp thị thực điện tử là gì?
Thị thực điện tử được hiểu như sau:
Thị thực điện tử hay Visa điện tử (tên tiếng Anh là Electronic Visa). Đây được xem là giấy phép hợp pháp do người xin cấp Visa tự in từ file mail do Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Quốc gia muốn nhập cảnh cấp phát, thông qua thủ tục xin cấp thị thực qua mạng và đã thanh toán lệ phí theo quy định.
Hiện tại Việt Nam cũng đã áp dụng thị thực điện tử với thời gian nhập cảnh vào Việt Nam không quá 30 ngày. Có tất cả 80 nước trong danh sách cấp thị thực điện tử vào Việt Nam tính tới năm 2020.
Điều kiện để được cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài vào Việt Nam với mục đích du lịch, thương mại, đầu tư, lao động, kết hôn và các mục đích khác bao gồm:
– Các chủ thể là người nước ngoài đang ở nước ngoài.
– Các chủ thể là người nước ngoài có hộ chiếu hợp lệ, hộ chiếu còn thời hạn tối thiểu 6 tháng trước khi làm thủ tục xin cấp visa thị thực.
– Các chủ thể là người nước ngoài không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh theo quy định tại Điều 21 của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
– Các chủ thể là người nước ngoài là công dân một trong các quốc gia được liệt kê trong danh sách cấp visa điện tử theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, về bản chất, ta nhận thấy, thị thực điện tử là một loại thị thực do Cục Quản lý xuất nhập cảnh cấp cho người nước ngoài qua hệ thống giao dịch điện tử. Thị thực điện tử Việt Nam có giá trị một lần, thời hạn không quá 30 ngày.
Danh sách các nước có công dân được cấp thị thực điện tử; danh sách các cửa khẩu quốc tế cho phép người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện tử.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 79/NQ-CP quy định cụ thể về danh sách các nước có công dân được cấp thị thực điện tử; danh sách các cửa khẩu quốc tế cho phép người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện tử.
Cụ thể, Chính phủ quyết nghị danh sách các nước có công dân được cấp thị thực điện tử theo quy định tại khoản 10 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 25/11/2019 gồm 80 nước: Áo, Ba Lan, Bỉ, Bồ Đào Nha, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Cộng hòa Liên bang Đức, Ấn Độ, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, I-ta-li-a, Phần Lan, Pháp, Trung Quốc,…
Danh sách các cửa khẩu quốc tế cho phép người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện tử theo quy định tại khoản 10 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 25/11/2019, bao gồm: 8 cửa khẩu đường hàng không, 16 cửa khẩu đường bộ và 13 cửa khẩu đường biển.
– Cụ thể, tám cửa khẩu đường hàng không cho phép người nước ngoài nhập, xuất cảnh bằng thị thực điện tử gồm các cửa khẩu cảng hàng không quốc tế: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Cam Ranh, Đà Nẵng, Cát Bi, Cần Thơ, Phú Quốc và Phú Bài.
– Mười sáu cửa khẩu đường bộ là các cửa khẩu quốc tế: Tây Trang (Điện Biên); Móng Cái (Quảng Ninh); Hữu Nghị (Lạng Sơn); Lào Cai (Lào Cai); Na Mèo (Thanh Hóa); Nậm Cắn (Nghệ An); Cầu Treo (Hà Tĩnh), Cha Lo (Quảng Bình); La Lay, Lao Bảo (Quảng Trị); Bờ Y (Kon Tum); Mộc Bài, Xa Mát (Tây Ninh); Tịnh Biên, Sông Tiền (An Giang); Hà Tiên (Kiên Giang).
– Mười ba cửa khẩu đường biển cho phép người nước ngoài nhập, xuất cảnh bằng thị thực điện tử gồm các cửa khẩu Cảng: Hòn Gai, Cẩm Phả (tỉnh Quảng Ninh); Hải Phòng (thành phố Hải Phòng); Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa); Vũng Áng (tỉnh Hà Tĩnh); Chân Mây (tỉnh Thừa Thiên Huế); Đà Nẵng (thành phố Đà Nẵng); Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa); Quy Nhơn (tỉnh Bình Định); Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi); Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu); TP HCM (TP HCM); Dương Đông (tỉnh Kiên Giang).
2. Thủ tục cấp thị thực điện tử theo đề nghị của người nước ngoài:
Theo quy định pháp luật thì thủ tục cấp thị thực điện tử theo đề nghị của người nước ngoài như sau:
– Thời hạn giải quyết thủ tục cấp thị thực điện tử theo đề nghị của người nước ngoài: Không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ thông tin đề nghị cấp thị thực điện tử và phí cấp thị thực.
– Đối tượng thực hiện thủ tục cấp thị thực điện tử theo đề nghị của người nước ngoài: Người nước ngoài.
– Cơ quan thực hiện thủ tục cấp thị thực điện tử theo đề nghị của người nước ngoài: Cục quản lý xuất nhập cảnh.
– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính thủ tục cấp thị thực điện tử theo đề nghị của người nước ngoài: Thị thực điện tử.
– Lệ phí thực hiện thủ tục cấp thị thực điện tử theo đề nghị của người nước ngoài: 25USD/thị thực điện tử.
– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục cấp thị thực điện tử theo đề nghị của người nước ngoài:
+ Các chủ thể là người nước ngoài có hộ chiếu và không thuộc trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
+ Các chủ thể là người nước ngoài là công dân các nước thuộc danh sách được cấp thị thực điện tử theo Nghị quyết của Chính phủ.
– Cơ sở pháp lý thực hiện hủ tục hành chính thủ tục cấp thị thực điện tử theo đề nghị của người nước ngoài:
+ Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (
+ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (Luật số 51/2019/QH14 ngày 25/11/2019).
+ Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
+ Thông tư số 57/2020/TT-BCA ngày 10/06/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của
+ Thông tư số 219/2016/TT-BTC, ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.
3. Quy định về miễn thị thực:
Hiện tại, nhằm mục đích để tạo điều kiện cho một số trường hợp cụ thể vào Việt Nam mà pháp luật nước chúng ta đã quy định về miễn thị thực. Miễn thị thực được hiểu là quốc gia cho phép một số đối tượng đặc biệt được xuất nhập cảnh ưu tiên, không phân biệt mục đích xuất nhập cảnh. Công dân nước khác khi được miễn thị thực sẽ được lưu trú trong một khoảng thời gian mà không cần làm những thủ tục cũng như đóng các khoản lệ phí liên quan tới việc xuất nhập cảnh.
Việt Nam sẽ miễn thị thực với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam, hoặc một số đối tượng khác theo quy chế miễn thị thực đơn phương và song phương của Việt Nam.
Công dân một số nước dưới đây được miễn visa phổ thông khi nhập cảnh vào Việt Nam bao gồm:
– Brunei: Thời hạn tạm trú tại Việt Nam không quá 14 ngày.
– Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch, Nga, Phần Lan, Đức, Pháp, Anh, Italy và Tây Ban Nha: Thời hạn tạm trú không quá 15 ngày.
– Philipines: Thời gian tạm trú không quá 21 ngày.
– Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Campuchia, Lào: Thời hạn tạm trú không quá 30 ngày.
– Công dân các nước Pháp và Chi Lê có hộ chiếu ngoại giao hoặc hộ chiếu công vụ được miễn visa, lưu trú một lần liên tục hoặc lưu trú nhiều lần với tổng thời gian không quá 90 ngày trong thời hạn 6 tháng tính từ ngày nhập cảnh lần đầu.
– Những người có thẻ đi lại doanh nhân thuộc các quốc gia là thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) được miễn visa Việt Nam với thời hạn cư trú không quá 60 ngày.
– Người nước ngoài hoặc người Việt Nam quốc tịch nước ngoài đi du lịch đảo Phú Quốc sẽ được miễn visa Việt Nam trong thời gian lưu trú là 15 ngày. Nếu muốn tham quan các khu vực khác, du khách phải xin visa Việt Nam.
Việc miễn thị thực đóng vai trò quan trọng và góp phần bảo đảm quyền lợi cơ bản của các quốc gia trên thế giới. Việc cấp thị thực đã đem đến cho công dân các quốc gia sự thuận tiện và tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc của công dân khi nhập cảnh vào quốc gia khác.