Thủ tục cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý. Muốn trở thành cộng tác viên trợ giúp pháp lý cần có điều kiện gì? Thủ tục thực hiện thế nào?
Việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho những người nghèo, người có công với cách mạng, người già cô đơn, người tàn tật và trẻ em không nơi nương tựa, người dân tộc thiểu số thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, giúp cho nhũng người đó bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật đó chính là trợ giúp pháp lý. Có thể thấy rằng để góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật thì trợ giúp pháp lý là việc có vai trò rất quan trọng. Để việc trợ giúp pháp lý được thực hiện thì người thực hiện trợ giúp pháp lý không thể thiểu ,pháp luật đã quy định rõ về người thực hiện trợ giúp pháp lý và cộng tác viên là một trong số đó. Để hiểu rõ hơn về việc trở thành một cộng tác viên pháp lý, dưới đây sẽ trình bày về thủ tục cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý :
Căn cứ pháp lý:
Nghị định số 07/2007/NĐ – CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật trợ giúp pháp lý.
Thông tư số 05/2008/TT – BTP ngày 23/9/2008 của Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý nhà nước về Trợ giúp pháp lý.
Thông tư số 19/2011/TT – BTP ngày 31/10/2011 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính của Thông tư số 05/2008/TT – BTP ngày 23/9/2008.
Nghị định số 05/2012/NĐ – CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ sửa đổi , bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm, trợ giúp pháp lý, luật sư và tư vấn pháp luật.
Thành phần hồ sơ:
– Đơn đề nghị làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý (Mẫu số 01-CTV-TGPL).
– Bản sao bằng cử nhân luật; bằng đại học khác hoặc bằng trung cấp luật;
– Sơ yếu lý lịch cá nhân có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc của cơ quan nơi người đề nghị làm cộng tác viên làm việc kèm hai (02) ảnh màu chân dung cỡ 2 cm x 3 cm;
Trong trường hợp người đề nghị làm cộng tác viên thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền mà có thời gian làm công tác pháp luật từ ba (03) năm trở lên hoặc có kiến thức pháp luật và có uy tín trong cộng đồng thì trong hồ sơ đề nghị làm cộng tác viên ngoài đơn đề nghị làm cộng tác viên theo mẫu và Sơ yếu lý lịch cá nhân nêu trên cần có giấy xác nhận thời gian công tác pháp luật của cơ quan, tổ chức nơi người đó đã hoặc đang công tác hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về kiến thức pháp luật và uy tín trong cộng đồng của người đề nghị.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Trình tự thực hiện:
– Người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1, Điều 22 Luật Trợ giúp pháp lý và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Trợ giúp pháp lý nếu có nguyện vọng làm cộng tác viên thì gửi hồ sơ đến Trung tâm trợ giúp pháp lý hoặc Chi nhánh ở địa phương nơi mình cư trú hoặc công tác;
– Giám đốc Trung tâm kiểm tra tính đầy đủ và đúng đắn của hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì trình Giám đốc Sở Tư pháp xem xét, công nhận và cấp thẻ cộng tác viên;
– Kể từ ngày nhận được hồ sơ do Giám đốc Trung tâm trình, Giám đốc Sở Tư pháp xem xét, ký quyết định công nhận và cấp thẻ cộng tác viên.
Thời hạn giải quyết hồ sơ:
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (04 ngày tại Trung tâm và 03 ngày tại Sở Tư pháp tỉnh/thành phố).
Cơ quan thực hiện:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Giám đốc Sở Tư pháp.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.