Vận tải đường thủy nội địa có vai trò quan trọng trong quá trình trung chuyển khối lượng lớn hàng hóa và hành khách. Dưới đây là quy định của pháp luật về trình tự và thủ tục xin cấp phép kinh doanh vận tải đường thủy nội địa.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục cấp phép kinh doanh vận tải đường thủy nội địa:
Hiện nay, kinh doanh vận tải đường thủy nội địa là khái niệm để chỉ hoạt động kinh doanh của các đơn vị sử dụng phương tiện đường thủy nội địa để vận tải khách hàng, vận tải hàng hóa có thu phí vận tải theo quy định của pháp luật. Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về trình tự và thủ tục cấp phép kinh doanh vận tải đường thủy nội địa. Theo đó, hoạt động kinh doanh vận tải đường thủy nội địa là một trong những hoạt động kinh doanh có điều kiện, được đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi các chủ thể có nhu cầu kinh doanh dịch vụ vận tải đường thủy nội địa cần phải thực hiện thủ tục xin giấy phép tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thủ tục cấp phép kinh doanh vận tải đường thủy nội địa sẽ được thực hiện thông qua những giai đoạn sau:
Bước 1: Các tổ chức và cá nhân có nhu cầu thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải đường thủy nội địa sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để mốt đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hồ sơ xin cấp phép kinh doanh vận tải đường thủy nội địa sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản sau đây:
– Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh có ngành nghề vận tải hành khách, vận tải hàng hóa đường thủy nội địa theo mẫu do pháp luật quy định;
– Điều lệ công ty hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký kết phù hợp với quy định của pháp luật;
– Bản sao của giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Bản sao của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy chứng nhận đăng ký hợp tác kinh doanh;
– Bản sao hợp đồng hợp tác kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký phương tiện đường thủy nội địa, giấy chứng nhận an toàn kĩ thuật đối với phương tiện đường thủy nội địa trong quá trình kinh doanh;
– Danh bạ của các diễn viên, bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn của Thuyền trưởng, Máy trường phù hợp với loại phương tiện và tuyến đường thủy nội địa trong quá trình kinh doanh dịch vụ vận tải đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ bao nhiêu phân tích nêu trên, các tổ chức và cá nhân có nhu cầu thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ vận tải đường thủy nội địa sẽ nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp này được xác định là Phòng quản lý vận tải và phương tiện thuộc Sở giao thông vận tải. Thời gian tiếp nhận hồ sơ là vào giờ hành chính của tất cả các ngày trong tuần, ngoại trừ các ngày lễ tết, ngày thứ bảy và chủ nhật. Có nhiều hình thức để nộp hồ sơ khác nhau, có thể nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính.
Bước 3: Các công chức tiếp nhận hồ sơ sẽ tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp nhận thấy hồ sơ đầy đủ hợp lệ, phù hợp với quy định của pháp luật thì sẽ viết giấy hẹn đưa cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp nhận thấy hồ sơ cho đầy đủ và hợp lệ thì sẽ hướng dẫn các cá nhân, tổ chức hoàn thiện hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 4: Công chức sẽ chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền để giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn.
Bước 5: Nhận kết quả tại Phòng quản lý vận tải và phương tiện thuộc Sở giao thông vận tải. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính trong trường hợp này là giấy phép kinh doanh vận tải đường thủy nội địa.
2. Điều kiện cấp phép kinh doanh vận tải đường thủy nội địa:
Trong quá trình thực hiện thủ tục xin cấp phép kinh doanh vận tải đường thủy nội địa, cần phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật. Trước hết phải căn cứ theo quy định tại Điều 5 của
– Có tiến hành hoạt động đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải đường thủy nội địa tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Phương tiện cần phải đảm bảo an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật, cần phải phù hợp với hình thức và phương án kinh doanh đường thủy nội địa;
– Thuyền viên cần phải có bằng cấp, có chứng chỉ chuyên môn phù hợp với quy định của pháp luật. Các thuyền viên cần phải đáp ứng đầy đủ điều kiện về tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định của cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ y tế;
– Thuyền viên, nhân viên phục vụ có
– Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện đối với hành khách và người thứ ba.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định 110/2014/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa (sau được sửa đổi tại Nghị định 128/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực đường thủy nội địa), có quy định về các điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách theo tuyến cố định. Theo đó, các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định cần phải đáp ứng thêm các điều kiện cơ bản sau đây:
– Đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo như phân tích nêu trên;
– Có văn bản chấp thuận tuyến đường hoạt động và phương án khai thác tuyến đường của các cơ quan có thẩm quyền nơi đơn vị kinh doanh nộp hồ sơ đăng ký vận tải hành khách đường thủy nội địa theo tuyến cố định. Cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ giao thông vận tải sẽ hướng dẫn cụ thể, chi tiết về thủ tục đăng ký tuyến hoạt động vận tải hành khách đường thủy nội địa theo tuyến cố định;
– Nhân viên phục vụ trên các phương tiện vận tải hành khách theo tuyến cố định cần phải được huấn luyện nghiệp vụ, hiểu biết đầy đủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định;
– Người điều hành vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có trình độ chuyên môn cao về vận tải từ trung cấp trở lên, hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành về kinh tế – kĩ thuật;
– Cần phải có nơi neo đậu cho các phương tiện phù hợp với phương án khai thác các tuyến đường cố định, đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
– Phương tiện cần phải lắp đặt đầy đủ các trang thiết bị nhận dạng tự động khi hoạt động trên tuyến từ bờ ra đảo, hoặc giữa các đảo với nhau;
– Cần phải có bộ phận quản lý và theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông trong quá trình vận tải hành khách theo tuyến cố định.
3. Các hình thức kinh doanh vận tải đường thủy nội địa:
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Nghị định 110/2014/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa (sau được sửa đổi tại Nghị định 128/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực đường thủy nội địa), có quy định về các hình thức kinh doanh vận tải đường thủy nội địa. Theo đó, quá trình kinh doanh vận tải đường thủy nội địa sẽ bao gồm các hình thức cơ bản sau:
– Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định;
– Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyển;
– Kinh doanh vận chuyển khách du lịch;
– Kinh doanh vận tải hàng hóa;
– Kinh doanh vận tải hành khách ngang sông.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 110/2014/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa;
– Nghị định 128/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực đường thủy nội địa.