Giáo dục chuyên biệt là một lĩnh vực mới mà không mới. Mới là bởi vì lĩnh vực này luôn cần phải thay đổi, phải phát triển, phải được nghiên cứu từng ngày để mang lại những kết quả mới tích cực cho trẻ. Vậy thủ tục cấp phép hoạt động giáo dục trường chuyên biệt như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé
Mục lục bài viết
- 1 1.Thủ tục cấp phép hoạt động giáo dục trường chuyên biệt:
- 1.1 1.1. Thủ tục thành lập trường, lớp năng khiếu thể dục thể thao:
- 1.2 1.2. Thủ tục thành lập trường THPT chuyên công lập, tư thục:
- 1.3 1.3. Thủ tục thành lập trường THPT dân tộc nội trú:
- 1.4 1.4. Thủ tục thành lập trường THPT dân tộc bán trú:
- 1.5 1.5. Thủ tục thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hoà nhập:
- 2 2. Mô hình giáo dục chuyên biệt có đặc điểm gì?
- 3 3. Vấn đề cần chú ý về giáo dục chuyên biệt:
1.Thủ tục cấp phép hoạt động giáo dục trường chuyên biệt:
1.1. Thủ tục thành lập trường, lớp năng khiếu thể dục thể thao:
Điều kiện thành lập trường, lớp năng khiếu thể dục thể thao:
Các trường, lớp năng khiếu thể dục thể thao được thành lập khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 53 văn bản hợp nhất số 07/VBHN-BGDĐT như sau:
– Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, đội ngũ huấn luyện viên phải đáp ứng đủ về số lượng, chất lượng, điều kiện, tiêu chuẩn về trình độ giảng dạy để giảng dạy trong các chương trình giáo dục tương ứng.
– Huấn luyện viên các lớp năng khiểu thể dục, thể thao phải đạt trình độ tối thiểu là trình độ cao đẳng thể dục thể thao trở lên.
– Huấn luyện viên tại các trường năng khiếu thể dục thể thao phải có trình độ đại học thể dục thể thao trở lên, nếu huấn luyện viên là vận động viên có đẳng cấp từ cấp 01 đến kiện tướng thì phải có trình độ từ cao đẳng thể dục thể thao trở lên.
– Có đầy đủ cơ sở vật chất thiết yếu để đảm bảo việc học kiến thức phổ thông và tập luyện các môn năng khiếu thể dục thể thao cho học sinh. Đối với học sinh ở xa, trường năng khiếu thể dục thể thao phải có chỗ ở nội trú cho học sinh.
Quy trình thực hiện:
Đối với lớp năng khiếu thể dục, thể thao trong các trường phổ thông:
Bước 1: Hiệu trưởng nhà trường sẽ gửi hồ sơ đề nghị thành lập lớp năng khiếu tới Phòng Giáo dục và Đào tạo.
Bước 2: Phòng Giáo dục và Đào tạo và cơ quan quản lý thể dục thể thao cấp huyện hiệp y trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập (đối với lớp năng khiếu trong các trường tiểu học, trường trung học cơ sở); Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (hoặc Sở Văn hóa và Thể thao) hiệp y trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập (đối với lớp năng khiếu trong trường trung học phổ thông).
1.2. Thủ tục thành lập trường THPT chuyên công lập, tư thục:
Điều kiện thành lập trường THPT chuyên:
Theo quy định tại Điều 55 văn bản hợp nhất số 07/VNHB-BGDĐT, trường trung học phổ thông chuyên công lập và tư thục được thành lập hoặc cho phép thành lập khi đáp ứng các điều kiện sau:
– Có đề án về việc thành lập trường. Đề án này phải phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Nội dung đề án thành lập trường phải gồm các nội dung sau:
+) Xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục;
+) Đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường.
+) Cơ cấu, tổ chức bộ máy của trường;
+) Nguồn lực và tài chính;
+) Phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển trường nhằm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ của trường chuyên
Quy trình thực hiện:
Thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Cụ thể:
– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập đối với trường chuyên công lập thuộc tỉnh hoặc cho phép thành lập trường chuyên tư thục thuộc tỉnh theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo;
– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở quyết định thành lập trường chuyên công lập hoặc cho phép thành lập trường chuyên tư thục thuộc cơ sở giáo dục đại học theo đề nghị của Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học.
Hồ sơ thành lập, cho phép thành lập:
– Tờ trình về việc thành lập trường;
– Đề án thành lập trường;
– Sơ yếu lý lịch kèm theo bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến làm hiệu trưởng;
Trình tự, thủ tục thực hiện:
Bước 1: Chủ thể có yêu cầu thành lập trường THPT chuyên nộp 01 bộ hồ sơ tới Sở Giáo dục và Đào tạo.
Bước 2: Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận, kiểm tra các điều kiện thành lập trường.
Nếu hồ sơ đáp ứng điều kiện thì có văn bản nêu ý kiến và gửi kèm hồ sơ tới UBND cấp tỉnh.
Bước 3: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận, xem xét hồ sơ và ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường THPT chuyên.
Thời gian thực hiện: Trong khoảng 25 ngày làm việc.
1.3. Thủ tục thành lập trường THPT dân tộc nội trú:
Điều kiện thành lập trường THPT dân tộc nội trú:
Theo quy định tại Điều 67 văn bản hợp nhất số 07, trường THPT dân tộc nội trú được thành lập khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Có đề án về việc thành lập trường. Đề án này phải phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Nội dung đề án thành lập trường phải gồm các nội dung sau:
+) Xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục;
+) Đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường.
+) Cơ cấu, tổ chức bộ máy của trường;
+) Nguồn lực và tài chính;
+) Phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển trường nhằm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường.
Quy trình thực hiện:
Thẩm quyền quyết định thành lập: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
Hồ sơ đề nghị thành lập:
– Tờ trình về việc thành lập trường;
– Đề án thành lập trường;
– Sơ yếu lý lịch kèm theo bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ ban chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến làm hiệu trưởng.
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng đề án và phối hợp với các cơ quan có liên quan thẩm định đề án thành lập trường.
Bước 2: Sở Giáo dục và Đào tạo lập hồ sơ đề nghị thành lập trường và trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Bước 3: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ, xem xét và quyết định thành lập trường THPT dân tộc nội trú nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
Thời gian thực hiện: Trong 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp chưa quyết định thành lập trường thì có văn bản thông báo cho các cơ quan có liên quan nêu rõ lý do.
1.4. Thủ tục thành lập trường THPT dân tộc bán trú:
Điều kiện thành lập trường THPT dân tộc bán trú:
Theo quy định tại Điều 72 Văn bản hợp nhất số 07, điều kiện để thành lập trường trung học phổ thông dân tộc bán trú gồm:
– Có đề án về việc thành lập trường. Đề án này phải phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Nội dung của đề án thành lập trường phải gồm các nội dung sau:
+) Xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục;
+) Đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường.
+) Cơ cấu, tổ chức bộ máy của trường;
+) Nguồn lực và tài chính;
+) Phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển trường nhằm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường. Trong đó phải bảo đảm ổn định tỷ lệ học sinh là người dân tộc thiểu số và tỷ lệ học sinh bán trú theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Quy trình thực hiện:
Thẩm quyền quyết định thành lập: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Hồ sơ đề nghị thành lập:
– Tờ trình đề nghị thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú;
– Đề án thành lập trường theo quy định tại Đièu 72 nêu trên.
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ để gửi tới Phòng Giáo dục và Đào tạo.
Trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ:
– Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường phổ thông dân tộc bán trú thành lập mới;
– Nhà trường đối với trường phổ thông dân tộc bán trú được thành lập trên cơ sở trường phổ thông.
Bước 2: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ
Trách nhiệm thực hiện: Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan ở cấp huyện tổ chức thẩm định.
Bước 3: Phòng Giáo dục và Đào tạo trình hồ sơ cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét.
Bước 4: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập trường trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Nếu chưa quyết định thành lập trường thì có văn bản thông báo cho Phòng Giáo dục và Đào tạo nêu rõ lý do và hướng giải quyết.
1.5. Thủ tục thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hoà nhập:
Điều kiện thành lập:
Theo quy định tại Điều 60 Văn bản hợp nhất số 07, điều kiện để thành lập hoặc cho phép thành lập các trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hoà nhập công lập hoặc tư thục gồm:
– Việc thành lập, cho phép thành lập phù hợp với quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Quy trình thực hiện:
Thẩm quyền quyết định thành lập, cho phép thành lập: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh .
Hồ sơ thành lập, cho phép thành lập:
– Văn bản đề nghị thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập;
– Đề án thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập theo quy định hiện hành về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chủ thể có yêu cầu nộp 01 bộ hồ sơ tới Sở Nội vụ để thẩm định.
Bước 2: Sở Nội vụ tiếp nhận và chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan có tổ chức thẩm định.
Thời gian thực hiện: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 3: Chủ tich Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm.
Thời gian thực hiện: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi Sở Nội vụ có văn bản thẩm định.
Nếu không đồng ý thì UBND có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ lý do.
2. Mô hình giáo dục chuyên biệt có đặc điểm gì?
Thông thường, các cơ sở sẽ tập trung giảng dạy, phát triển kỹ năng chuyên môn cho học sinh. Cụ thể:
– Chương trình học đặc biệt, giáo viên chuyên môn
+ Các trường chuyên biệt cho trẻ tự kỷ thường có chương trình học đặc biệt, tập trung giảng dạy kỹ năng chuyên môn.
+ Trong đó bao gồm khóa học đặc biệt, buổi tập huấn, chương trình nghiên cứu…
+ Đội ngũ giáo viên có kiến thức sâu rộng, chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm. Nhằm bảo đảm học sinh được đào tạo, hướng dẫn bởi chuyên gia thuộc lĩnh vực đó.
+ Bằng cách này học sinh phát triển kiến thức, kỹ năng tốt nhất.
Phương pháp giảng dạy riêng biệt, hiệu quả
+ Thông thường các loại hình trường chuyên biệt được trang bị cơ sở vật chất, thiết bị tốt nhất. Nhằm phục vụ việc giảng dạy, học tập ở lĩnh vực chuyên môn. Chẳng hạn như trường chuyên nghệ thuật có phòng vũ đạo, âm nhạc, phòng họa….
+ Áp dụng phương pháp giảng dạy đặc biệt giúp học sinh phát huy tối đa kỹ năng chuyên môn. + Điển hình như trong lĩnh vực khoa học giáo viên dùng phương pháp thực nghiệm. Từ đó, các em có thể trải nghiệm, nắm rõ hơn về khái niệm khoa học.
+ Mặc dù chỉ giảng dạy, phát triển kỹ năng chuyên môn nhưng trường cũng cần bảo đảm học sinh giáo dục toàn diện. Bao gồm làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, tư duy phản biện….
Bằng cách này học sinh phát triển toàn diện, khả năng ứng dụng vào công việc, cuộc sống tốt.
– Học sinh tuyển chọn nghiêm ngặt
+ Để bảo đảm chất lượng học tập, giảng dạy trường chuyên biệt cho trẻ tự kỷ yêu cầu học sinh phải qua kỳ thi tuyển sinh.
+ Nhằm giúp các bạn có đủ năng lực, tiềm năng tiếp cận, đạt thành tích tốt trong lĩnh vực chuyên môn.
3. Vấn đề cần chú ý về giáo dục chuyên biệt:
Nếu cho con tham gia giáo dục đặc biệt cha mẹ cần chú ý vấn đề dưới đây để bảo đảm an toàn:
– Thăm khám và xác định tình trạng, mức độ của con để có hướng giáo dục hiệu quả nhất.
– Tìm hiểu trường chuyên biệt là gì và các giáo viên tại đây để bảo đảm an toàn.
– Những trung tâm uy tín sẽ có lộ trình can thiệp cụ thể, ghi chép chi tiết trong quá trình học tập, thay đổi của trẻ.
– Phụ huynh trực tiếp tham gia quá trình giáo dục trẻ qua liệu trình tại nhà, các buổi vui chơi. Bạn hãy duy trì thái độ tích cực, sự kiên nhẫn để con thay đổi mỗi ngày.
– Kết hợp các phương pháp chăm sóc, điều trị trẻ theo quy định của chuyên gia, bác sĩ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-BGDĐT Về việc ban hành quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông.
THAM KHẢO THÊM: