Thủ tục cấp phép đối với chi nhánh hoặc công ty luật nước ngoài. Thủ tục cấp phép đối với đơn vị hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam.
Thủ tục cấp phép đối với chi nhánh hoặc công ty luật nước ngoài. Thủ tục cấp phép đối với đơn vị hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam.
1.Căn cứ pháp lý
Luật luật sư sửa đổi bổ sung 2012
2.Hồ sơ
*Hồ sơ thành lập chi nhánh gồm có:
-Đơn đề nghị thành lập chi nhánh;
-Bản sao giấy tờ chứng minh việc thành lập hợp pháp của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
-Bản giới thiệu về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài;
-Danh sách luật sư nước ngoài dự kiến làm việc tại chi nhánh;
Xem thêm: Thủ tục chuyển đổi sang công ty luật TNHH 100% nước ngoài
-Quyết định cử luật sư làm Trưởng chi nhánh.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
*Hồ sơ thành lập công ty luật nước ngoài gồm có:
-Đơn đề nghị thành lập công ty luật nước ngoài;
-Bản sao giấy tờ chứng minh việc thành lập hợp pháp của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp; bản sao Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam đối với hình thức liên doanh;
-Bản giới thiệu về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài; bản giới thiệu về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam đối với hình thức liên doanh;
-Danh sách luật sư nước ngoài dự kiến làm việc tại công ty; danh sách luật sư Việt Nam dự kiến làm việc tại công ty kèm theo bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư;
Xem thêm: Xây dựng nhà xưởng cho công ty có phải đăng ký kinh doanh?
-Dự thảo Điều lệ công ty luật nước ngoài; hợp đồng liên doanh đối với hình thức liên doanh.
3.Trình tự, thủ tục
Bước 1: Nộp hồ sơ
Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài có hồ sơ thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài gửi Bộ Tư pháp.
Bước 2: Cấp Giấy phép thành lập
Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và lệ phí, Bộ Tư pháp xem xét cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản.
Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài có hiệu lực kể từ ngày ký.