Khái quát về hướng dẫn viên du lịch nội địa? Hướng dẫn viên du lịch nội địa trong Tiếng anh là gì? Khái quát về thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa? Thủ tục cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa?
Sự phát triển của ngành du lịch đòi hỏi số lượng nhân lực làm việc ngày càng đông, đặc biệt là hướng dẫn viên du lịch, là những người tiếp xúc trực tiếp với khách du lịch. Điều này đòi hỏi hướng dẫn viên du lịch phải có kiến thức chuyên môn, có kỹ năng mềm và ứng xử chuyên nghiệp. Để được trở thành hướng dẫn viên du lịch, cá nhân phải được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch theo quy định của
Cơ sở pháp lý:
– Luật Du lịch năm 2017
–
– Thông tư 33/2018/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa; phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch; lệ phí cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài
1. Khái quát về hướng dẫn viên du lịch nội địa?
Trước hết, có thể thấy du lịch hoạt động mang mang lại nguồn thu lớn cho nhà nước cũng như cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, dưới góc độ pháp lý, Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.
Hướng dẫn viên du lịch là chủ thể đặc trưng hoạt động trong ngành du lịch, theo đó, Hướng dẫn viên du lịch là người được cấp thẻ để hành nghề hướng dẫn du lịch. Hướng dẫn viên du lịch bao gồm hướng dẫn viên du lịch quốc tế, hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch tại điểm.
Phạm vi hành nghề của hướng dẫn viên du lịch được quy định tại Khoản 2 Điều 58 Luật Du lịch năm 2017 như sau:
– Hướng dẫn viên du lịch quốc tế được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong phạm vi toàn quốc và đưa khách du lịch ra nước ngoài;
– Hướng dẫn viên du lịch nội địa được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam trong phạm vi toàn quốc;
– Hướng dẫn viên du lịch tại điểm được hướng dẫn cho khách du lịch trong phạm vi khu du lịch, điểm du lịch.
Như vậy, hướng dẫn viên du lịch nội địa là người được cấp thể để hành nghề hướng dẫn du lịch cho khách du lịch nội địa là công dân trong phạm vi toàn quốc.
Điều kiện hành nghề của hướng dẫn viên du lịch tại Khoản 3 Điều 58 Luật Du lịch bao gồm:
– Có thẻ hướng dẫn viên du lịch;
– Có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc là hội viên của tổ chức xã hội – nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa;
– Có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch; đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm, phải có phân công của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch.
Hướng dẫn viên du lịch có các quyền và nghĩa vụ nhất định theo quy định, đây là cơ sở để hướng dẫn viên thực hiện nghiệp vụ của mình trong suốt quá trình hoạt động, nhưng vẫn đảm bảo trong phạm vi giới hạn, cụ thể:
Thứ nhất, hướng dẫn viên du lịch có quyền sau đây:
+ Tham gia tổ chức xã hội – nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch;
+ Nhận tiền lương và khoản thù lao khác theo hợp đồng;
+ Tham gia các khóa bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề hướng dẫn du lịch;
+ Trong trường hợp khẩn cấp hoặc bất khả kháng, được quyền thay đổi chương trình du lịch, điều chỉnh tiêu chuẩn, dịch vụ của khách du lịch.
Thứ hai, hướng dẫn viên du lịch có nghĩa vụ sau đây:
+ Hướng dẫn khách du lịch theo nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng hướng dẫn;
+ Tuân thủ, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật nơi đến du lịch, nội quy nơi đến tham quan; tôn trọng phong tục, tập quán của địa phương;
+ Thông tin cho khách du lịch về chương trình du lịch, dịch vụ và các quyền, lợi ích hợp pháp của khách du lịch;
+ Hướng dẫn khách du lịch theo đúng chương trình du lịch, có thái độ văn minh, tận tình và chu đáo với khách du lịch; báo cáo người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quyết định thay đổi chương trình du lịch trong trường hợp khách du lịch có yêu cầu;
+ Có trách nhiệm hỗ trợ trong việc bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch;
+ Tham gia khóa cập nhật kiến thức theo quy định tại khoản 4 Điều 62 của Luật này;
+ Đeo thẻ hướng dẫn viên du lịch trong khi hành nghề hướng dẫn du lịch;
+ Hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa phải mang theo giấy tờ phân công nhiệm vụ của doanh nghiệp tổ chức chương trình du lịch và chương trình du lịch bằng tiếng Việt trong khi hành nghề. Trường hợp hướng dẫn khách du lịch quốc tế thì hướng dẫn viên du lịch phải mang theo chương trình du lịch bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
2. Hướng dẫn viên du lịch nội địa trong Tiếng anh là gì?
Hướng dẫn viên du lịch nội địa trong Tiếng anh là “domestic tour guides“
2. Khái quát về thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa?
Luật du lịch năm 2017 quy định khá đầy đủ về thẻ hướng dẫn viên du lịch, có thể thấy rằng, đấy là cơ sở quan trọng nhất để quyết định cá nhân có được hoạt động hướng dẫn viên du lịch hay không. Trên cơ sở phân loại hướng dẫn viên du lịch, Thẻ hướng dẫn viên du lịch cũng bao gồm thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa và thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm.
Thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa có thời hạn 05 năm.
Phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa là 650.000 đồng/thẻ (Theo Điều 4 Thông tư 33/2018/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa; phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch; lệ phí cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành)
Điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa theo quy định tại khoản 1 Điều 59 như sau:
– Có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam;
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng chất ma túy;
– Tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành hướng dẫn du lịch; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch nội địa.
4. Thủ tục cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa?
Bước 1:Chuẩn bị hồ sơ
– Hồ sơ đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa gồm:
+ Đơn đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
+ Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;
+ Bản sao có chứng thực các văn bằng, chứng chỉ tương ứng với điều kiện quy định tại điểm d khoản 1 hoặc điểm b và điểm c khoản 2 Điều 59 của Luật này;
+ Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền cấp trong thời hạn không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
+ 02 ảnh chân dung màu cỡ 3cm x 4cm.
Bước 2: Người đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh, cụ thể là Sở văn hóa- thể thao và du lịch.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch cho người đề nghị; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Nhìn chung, thủ tục cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa đơn giản, người đề nghị có thể gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở Sở văn hóa thể thao và du lịch.
Căn cứ pháp lý thực hiện thủ tục cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch là Điều 60 Luật Du lịch năm 2017.