Thẩm quyền cấp lại giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động do bị mất, hỏng? Thủ tục cấp lại giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động do bị mất, hỏng?
Không chỉ riêng hoạt động cho thuê lại lao động phải có giấy phép hoạt động mà tất cả các nhành nghề kinh doanh có điều kiện đều phải thực hiện các thủ tục để xin cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, Trên thực tế sau khi được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có một số doanh nghiệp làm mất, hỏng và rất lo lắng, không biết rõ có thể cấp lại giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động do bị mất, hỏng hay không và nếu cấp lại giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động do bị mất, hỏng thì cần thực hiện những thủ tục như thế nào. Vậy tại bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp thông tin cho bạn đọc về thủ tục cấp lại giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động do bị mất, hỏng theo quy định hiện hành.
Cơ sở pháp lý:
Nghị định Số: 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
1. Thẩm quyền cấp lại giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động do bị mất, hỏng
Căn cứ theo quy định tại Điều 22. Thẩm quyền cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép Nghị định Số: 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
” Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính có thẩm quyền cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép đối với doanh nghiệp.”
Theo quy định này chúng ta có thể đưa ra một số nhận định đó là, khi tiến hành cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động thì các doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện để có thể được cấp phép, đối với trường hợp mất hay có thể là hỏng giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động thì hoàn toàn có thể xin cơ quan thẩm quyền cấp lại giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động do bị mất, hỏng và thẩm quyền thực hiện ở đây đó chính là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, theo đó để làm thủ tục thì doanh nghiệp phải tới Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thực hiện thủ tục này.
Về trách nhiệm của chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì phải thực hiện cấp lại giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động do bị mất, hỏng cho doanh nghiệp theo đúng trình tự, thủ tục và quy định mà pháp luật đề ra, theo đó thì pháp luật cũng nêu ra trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:
Tại Điều 34. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Nghị định Số: 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động quy định:
” 1. Gửi thông báo về việc cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép tới Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép để theo dõi, quản lý. Đồng thời gửi đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đã được cấp giấy phép trước đó đối với trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại lao động thay đổi địa chỉ trụ sở chính sang địa bàn cấp tỉnh khác so với nơi đã được cấp giấy phép.
2. Công bố doanh nghiệp được cấp, gia hạn, cấp lại hoặc thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Chương này.”
Theo đó khi một doanh nghiệp nào đó đến yêu cầu được cấp lại giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động thì cơ quan có thẩm quyền phải có trách nhiệm tiến hành trong phạm vi công việc của mình để cấp lại giấy phép cho thuê lại lao động cho doanh nghiệp cụ thể như quy định mà chúng tôi nêu ra như trên. Nếu vi phạm về thẩm quyền cũng như không làm đúng trách nhiệm của mình thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về hành vi vi phạm.
2. Thủ tục cấp lại giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động do bị mất, hỏng
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Nghị định Số: 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động
Trình tự thực hiện:
– Bước 1. Doanh nghiệp nộp trực tiếp 01 bộ Hồ sơ theo quy định đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để đề nghị thẩm định, đồng thời gửi 01 Hồ sơ trên về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Vụ Pháp chế) để đề nghị cấp lại Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động. Khi nhận hồ sơ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội vào sổ theo dõi và có giấy biên nhận trao cho doanh nghiệp, trong giấy biên nhận phải ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ, những văn bản có trong hồ sơ và thời hạn trả lời.
– Bước 2. Trong thời hạn 30 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ), Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định Hồ sơ và gửi kết quả thẩm định cùng 01 bản sao Hồ sơ của doanh nghiệp về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Vụ Pháp chế).
Trường hợp Hồ sơ của doanh nghiệp nộp không đầy đủ các văn bản theo quy định, thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận Hồ sơ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp về việc đề nghị bổ sung các văn bản còn thiếu.
– Bước 3. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, tiến hành việc cấp lại Giấy phép; trường hợp không cấp có văn bản trả lời doanh nghiệp, đồng thời gửi cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi tiến hành thẩm định Hồ sơ.
Cách thức thực hiện:
– Nộp hồ sơ trực tiếp đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Vụ Pháp chế).
– Nhận kết quả tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
– Văn bản đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo
– Văn bản chứng minh đủ điều kiện về vốn pháp định (có thể lựa chọn nộp bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu), cụ thể:
+ Đối với doanh nghiệp thành lập mới thì hồ sơ xác nhận vốn pháp định gồm có các văn bản được quy định tại Nghị định Số: 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động. Trường hợp số vốn được góp bằng tiền thì phải có văn bản xác nhận của ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam về số tiền ký quỹ của các thành viên sáng lập. Số tiền ký quỹ tối thiểu phải bằng số vốn góp bằng tiền của các thành viên sáng lập và chỉ được giải ngân sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
+ Đối với doanh nghiệp đang hoạt động có nhu cầu bổ sung ngành nghề kinh doanh cho thuê lại lao động, thì hồ sơ xác nhận vốn pháp định phải có văn bản xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập về mức vốn hiện có thuộc sở hữu của doanh nghiệp đó được ghi trong
– Giấy chứng nhận việc đã thực hiện ký quỹ theo quy định (có thể lựa chọn nộp bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu).
– Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu doanh nghiệp, theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo
– Hợp đồng về việc quản lý, điều hành hoạt động cho thuê lại lao động hoặc hợp đồng về việc quản lý, điều hành hoạt động cung ứng lao động để chứng minh về việc có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực cho thuê lại lao động của người đứng đầu doanh nghiệp cho thuê (trường hợp Hợp đồng lập bằng ngôn ngữ không phải là tiếng Việt thì phải được dịch công chứng sang tiếng Việt).
– Giấy chứng minh đủ điều kiện về địa điểm theo quy định (có thể lựa chọn nộp bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu).
– Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc bị mất, cháy Giấy phép hoặc bản sao Giấy phép (đối với trường hợp Giấy phép bị hư hỏng).
* Số lượng hồ sơ: 02 (hai) bộ.
Thời hạn giải quyết: 60 ngày làm việc.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động (cấp lại).
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
– Văn bản đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động: theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theoNghị định Số: 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động
– Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu doanh nghiệp: theo mẫu quy định của pháp luật.