Cấp giấy xác nhận kiến thức về bán hàng đa cấp là một trong những thủ tục hành chính phát sinh trong quá trình kinh doanh theo phương thức đa cấp của các doanh nghiệp. Dưới đây là quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục cấp giấy xác nhận kiến thức về bán hàng đa cấp.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục cấp giấy xác nhận kiến thức về bán hàng đa cấp:
Hiện nay, trình tự và thủ tục cấp giấy xác nhận kiến thức về bán hàng đa cấp đang được quy định cụ thể tại Điều 39 của
Bước 1: Các doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện thủ tục xin cấp giấy xác nhận kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp tới cơ quan có thẩm quyền. Doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra, xác nhận kiến thức pháp luật về hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương tới cơ quan có thẩm quyền, cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này được xác định là Bộ công thương. Các doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ thông qua nhiều hình thức khác nhau, có thể nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính. Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục xin cấp giấy xác nhận kiến thức pháp luật về hoạt động bán hàng đa cấp sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản sau đây:
– Đơn đề nghị kiểm tra, xác nhận kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp theo mẫu do pháp luật quy định. Hiện nay đang được thực hiện theo mẫu số 20a ban hành kèm theo Nghị định 40/2018/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp (sửa đổi tại Nghị định 18/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 40/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp), hoặc đơn đề nghị kiểm tra và xác nhận kiến thức cho đầu mối tại địa phương theo mẫu số 20b ban hành kèm theo Nghị định 40/2018/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp (sửa đổi tại Nghị định 18/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 40/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp);
– Danh sách những người được đề nghị kiểm tra, xác nhận kiến thức về bán hàng đa cấp, trong đó phải bao gồm các thông tin cơ bản như họ và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, số cấp, ngày cấp, nơi cấp chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các loại giấy tờ tùy thân khác;
– 02 ảnh với kích thước 3 x 4 cm của những người trong danh sách nêu trên;
– Bản sao chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo kiến thức pháp luật về hoạt động bán hàng đa cấp;
– Các loại giấy tờ khác khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Bước 2: Trong khoảng thời gian 15 ngày làm việc được tính kể từ ngày thực hiện hoạt động kiểm tra kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp, kiến thức cho đầu mối tại địa phương, cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Bộ công thương sẽ cấp giấy xác nhận kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp cho những người nộp hồ sơ. Hoạt động này sẽ được thực hiện theo mẫu số 21a ban hành kèm theo Nghị định 40/2018/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp (sửa đổi tại Nghị định 18/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 40/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp).
Bước 3: Trong trường hợp giấy xác nhận kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp bị mất, bị rách hoặc bị tiêu hủy vì nhiều lý do khác nhau, cơ quan đã tổ chức kỳ kiểm tra sẽ thực hiện thủ tục cấp lại giấy xác nhận kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp cho người đề nghị cấp lại.
2. Quy định về xác nhận kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp:
Hiện nay, căn cứ theo quy định tại Điều 38 của Nghị định 40/2018/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp (sửa đổi tại Nghị định 18/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 40/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp), có quy định về hoạt động xác nhận kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp. Cụ thể như sau:
– Người đã hoàn thành khóa đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp sẽ được doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện thủ tục đăng ký tham gia kiểm tra kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ công thương tổ chức;
Bộ công thương sẽ cấp giấy xác nhận kiến thức pháp luật về hoạt động bán hàng đa cấp cho tất cả những người đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, những người đạt kết quả phù hợp trong kỳ kiểm tra kiến thức pháp luật về hoạt động bán hàng đa cấp;
– Bộ công thương là cơ quan có thẩm quyền quy định cụ thể về hoạt động kiểm tra, cấp, thu hồi xác nhận kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp.
3. Quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp bán hàng đa cấp:
Pháp luật hiện nay đã có quy định cụ thể về trách nhiệm của doanh nghiệp bán hàng đa cấp. Căn cứ theo quy định tại Điều 40 của Nghị định 40/2018/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp (sửa đổi tại Nghị định 18/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 40/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp), trách nhiệm của doanh nghiệp bán hàng đa cấp được quy định cụ thể như sau:
– Niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh của các doanh nghiệp;
– Thực hiện đúng, thực hiện đầy đủ quy tắc hoạt động, kế hoạch trả thưởng đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền;
– Xây dựng và công bố giá bán của các loại hàng hóa được kinh doanh theo phương thức đa cấp, tuân thủ giá bán đã có bộ đó;
– Xuất hóa đơn phù hợp với quy định của pháp luật, suất hóa đơn theo từng giao dịch bán hàng cho từng người tham gia hoạt động bán hàng đa cấp của các doanh nghiệp và khách hàng mua hàng trực tiếp từ doanh nghiệp bán hàng đa cấp đó;
– Giám sát hoạt động của từng người tham gia bán hàng đa cấp, từ đó đảm bảo người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện đầy đủ hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, quy tắc hoạt động và kế hoạch trả thưởng của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp;
– Chịu trách nhiệm đối với hoạt động bán hàng đa cấp của những người tham gia bán hàng đa cấp trong trường hợp các hoạt động đó được thực hiện tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh, các hội nghị hoặc hội thảo của doanh nghiệp;
– Khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân của người tham gia bán hàng đa cấp để nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật sau khi đã chi trả đầy đủ các khoản tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác cho người tham gia bán hàng đa cấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
– Vận hành hệ thống công nghệ thông tin quản lý mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp các ứng đầy đủ quy định của pháp luật, đảm bảo người tham gia bán hàng đa cấp có thể truy cập và truy suất các thông tin cơ bản về hoạt động bán hàng đa cấp của mình;
– Vận hành và cập nhật thông tin một cách thường xuyên trên trang thông tin điện tử bằng tiếng Việt Nam, từ đó cung cấp thông tin về doanh nghiệp bán hàng đa cấp, cung cấp thông tin về hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp;
– Vận hành thông tin liên lạc để tiếp nhận, giải quyết thắc mắc, giải quyết yêu cầu và khiếu nại của người tham gia bán hàng đa cấp, bao gồm điện thoại, thư điện tử và địa chỉ tiếp nhận;
– Cung cấp quyền truy cập tài khoản quản lý hệ thống công nghệ thông tin, quản lý hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp theo yêu cầu bằng văn bản của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, doanh nghiệp bán hàng đa cấp sẽ phải chịu trách nhiệm và có nghĩa vụ tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật có liên quan về điều kiện kinh doanh, lưu thông đối với hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 40/2018/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp;
– Nghị định 18/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 40/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.